Mỹ đề xuất giúp Triều Tiên xây dựng khu nghỉ dưỡng đẳng cấp ven biển
Bộ Ngoại giao Mỹ được cho là đã đề xuất một kế hoạch dài hạn giúp Triều Tiên phát triển du lịch như điều kiện đổi lấy tiến trình phi hạt nhân hóa trong vòng đám phán cấp chuyên viên giữa hai nước tại Stockholm (Thụy Điển) vừa qua.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thị sát công trình xây dựng khu nghỉ dưỡng ven biển Wonsan-Kalma. Ảnh: AFP
Báo Nhật Bản Japan Times dẫn bài viết đăng trên báo Hàn Quốc Hankook Ilbo ngày 19/10 cho biết theo thông tin tiết lộ từ một quan chức Hàn Quốc cấp cao giấu tên, các nhà đàm phán Mỹ đã phác thảo một kế hoạch xây dựng khu du lịch Kalma.
Báo Hàn không nêu rõ phía Triều Tiên phản ứng như thế nào trước lời đề nghị song kết thúc vòng đàm phán, người dẫn đầu phái đoàn Bình Nhưỡng – ông Kim Myong Gil – nhận xét phía Mỹ vẫn không thể hiện sự linh hoạt, chỉ trích Washington không từ bỏ “thái độ và quan điểm cũ”.
Trong các cuộc đàm phán, Triều Tiên luôn ưu tiên mục tiêu làm thế nào để Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trước khi nước này thực hiện các bước tiếp theo về phi hạt nhân hóa. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Donald Trump lại liên tục khẳng định Triều Tiên cần nhượng bộ và phải từ bỏ vũ khí hạt nhân trước.
Khu vực Kalma là một địa điểm mà Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hy vọng có thể biến thành một nguồn thu lợi nhuận. Theo kế hoạch ban đầu, khu phức hợp nghỉ dưỡng đẳng cấp này dự kiến hoàn thành vào tháng 10 năm nay song do các lệnh trừng phạt quốc tế, quá trình thi công bị kéo dài vì tình trạng thiếu hụt thiết bị và nhiên vật liệu. Hiện kế hoạch đã bị đẩy lui sang tháng 4 tới để kịp chào mừng kỷ niệm ngày sinh nhật của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành.
Theo báo cáo hồi tháng 5 của trang mạng 38 North, khu vực Wonsan-Kalma đang chứng kiến một sự “thay đổi đáng kể” sau khi quá trình thi công triển khai từ năm ngoái, bao gồm sự xuất hiện của một khu phức hợp trong đó xây dựng nhiều khách sạn, một bến du thuyển, khu công viên nước…
Video đang HOT
Chủ tịch Kim Jong-un cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án này trong bài phát biểu chào năm mới 2019. Tháng 8/2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đến thăm Wonsan và kêu gọi công nhân nỗ lực hoàn thành công trình.
Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện thông tin Mỹ ngỏ ý giúp Triều Tiên phát triển lĩnh vực du lịch. Trước đó, trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore tháng 6 năm ngoái, Tổng thống Trump từng có lời phát biểu ám chỉ về tiềm năng du lịch trên những bãi biển nghỉ dưỡng tại thành phố Wonsan-Kalma.
“Tôi nói với ông ấy, hãy nhìn khung cảnh này. Chẳng phải nơi đó có thể xây được một khu căn hộ tuyệt đẹp hay sao. Ông biết đấy, thay vì làm việc đó, ông có thể có những khách sạn tốt nhất trên thế giới. Hãy nghĩ theo lĩnh vực bất động sản. Ông có Hàn Quốc, có Trung Quốc và sở hữu một mảnh đất màu mỡ ở giữa”, nhà lãnh đạo Mỹ cho hay.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng Chủ tịch Kim Jong-un có thể thấy dấu hiệu lạc quan từ lời đề nghị của Mỹ. “Tôi cho rằng ông Kim Jong-un sẽ nhìn nhận việc một khu nghỉ dưỡng do phương Tây phát triển như một phần thưởng, chứ không phải là một mối đe dọa đối với ông”, Vipin Narang – chuyên gia về giáo dục quan hệ quốc tế tại Đại học MIT (Mỹ) – viết trên trang xã hội Twitter.
Triều Tiên đang tìm cách phát triển du lịch khi các lệnh trừng phạt quốc tế đang làm tê liệt nền kinh tế nước này. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Triều Tiên, trong năm 2019, số du khách nước ngoài tới quốc gia này là trên 200.000 lượt người, trong đó du khách người Trung Quốc chiếm trên 90%.
Theo Hồng Hạnh/Báo Tin tức
Lý do Triều Tiên có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân
Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân do lo sợ âm mưu lật đổ bằng vũ lực từ bên ngoài. Nhưng kho vũ khí thông thường của họ vẫn đủ để bảo vệ độc lập.
Kết luận phổ biến trong giới phân tích về tình hình Triều Tiên là nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ nhất quyết không chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân vì đây là điều kiện cần thiết cho sự sống còn của chế độ Triều Tiên hiện nay. Nhưng có một thực tế là Triều Tiên đã sở hữu sẵn một kho vũ khí thông thường đủ sức răn đe âm mưu thay đổi chế độ từ bên ngoài. Trong bối cảnh ấy, nếu ông Kim thay đổi chiến lược của mình để tập trung vào các giải pháp quân sự khác nhằm răn đe một cuộc tấn công từ bên ngoài, ông có thể đàm phán từ bỏ chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy những lợi ích kinh tế vô cùng to lớn.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (bên phải). Ảnh: Daily Express.
Việc từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy sự phát triển kinh tế sẽ có lợi về dài hạn cho Triều Tiên vì mối đe dọa sinh tồn thực sự đối với Triều Tiên có lẽ thiên về nội sinh hơn là ngoại sinh.
"Bảo kiếm hạt nhân"
Lập luận phổ biến về lý do Triều Tiên không thể vứt bỏ vũ khí hạt nhân là đảng cầm quyền tại nước này cần phô diễn năng lực hạt nhân như một sức mạnh răn đe để bảo đảm không phải đối mặt với một cuộc tấn công từ Hàn Quốc hoặc Mỹ nhằm thay đổi chế độ ở Triều Tiên. Đây được gọi là răn đe bằng trừng phạt. Triều Tiên có thể không ngăn chặn trực tiếp được một cuộc tấn công từ Mỹ hoặc Hàn Quốc, nhưng họ có thể ngăn theo cách gián tiếp bằng cách đe dọa tấn công trả đũa hạt nhân vào Hàn Quốc hoặc chính Mỹ mà hậu quả của điều này thì vô cùng nặng nề khiến cả Hàn Quốc và Mỹ đều không thể chấp nhận được.
Như vậy điều cốt yếu để Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là sự bảo đảm về an ninh cho họ, chủ yếu đến từ Mỹ. Sự bảo đảm đó có thể dưới hình thức một hòa ước chính thức chấm dứt chiến tranh và việc bình thường hóa quan hệ. Nhưng điều này đòi hỏi sự tin tưởng cao từ cả hai phía. Mà Triều Tiên chẳng có lý do nào để tin rằng bất cứ thỏa thuận nào đều sẽ lại không bị một chính quyền Mỹ mới lên vứt bỏ hoặc đơn giản là tự nó không tan vỡ khi tình hình căng thẳng trở lại. Hiện nay đang có xu hướng Tổng thống Mỹ Trump rút khỏi các thỏa thuận quốc tế và song phương mà các chính quyền tiền nhiệm đã ký kết, nên có thể hiểu được sự hoài nghi từ phía Triều Tiên.
"Gươm thường" vẫn đủ để Triều Tiên tự vệ
Tuy nhiên vẫn có giải pháp cho Triều Tiên đảm bảo an ninh sinh tồn của minh dù không có vũ khí hạt nhân. Đã từ lâu nước này sở hữu một sức mạnh răn đe đáng gờm thông qua hệ thống pháo và tên lửa tầm ngắn chĩa vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc và năng lực này vẫn tiếp tục gia tăng. Người ta ước tính thương vong tại Seoul sẽ rất lớn một khi Bình Nhưỡng quyết tâm khai hỏa số vũ khí này.
Triều Tiên có khả năng trong thời gian ngắn phóng hàng trăm tấn thuốc nổ ra cả vùng Seoul rộng lớn hơn, nơi có dân cư đông đúc tới hơn 25 triệu người. Hiện không có phương cách nào có thể chặn được một cuộc tấn công ồ ạt như thế. Dù có trú ẩn hay sơ tán thế nào thì ở một nơi mật độ dân đông như vậy cũng khó có thể tránh được thương vong diện rộng.
Sức mạnh răn đe của Triều Tiên còn được bổ sung thêm bằng năng lực ngày càng cải thiện trong chiến tranh mạng, hoạt động xâm nhập của đặc nhiệm, và những tên lửa tầm xa có thể vươn tới Nhật Bản hoặc các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Có lập luận cho rằng sức mạnh răn đe phi hạt nhân của Triều Tiên chỉ đủ để răn đe Hàn Quốc chứ không phải là Mỹ. Nhưng cũng sẽ là ngây thơ nếu đặt ra giả thiết rằng Mỹ sẽ liều lĩnh hy sinh Seoul để theo đuổi mục đích tấn công một Triều Tiên phi hạt nhân không tạo ra mối đe dọa sinh tồn đối với Mỹ. Vì nếu chiến tranh xảy ra, không bên nào dính đến cuộc chiến sẽ bình an vô sự. Một cuộc chiến như thế ở Đông Bắc Á sẽ không chỉ gây ra sự phá hủy vật chất, tổn thất sinh mạng trong toàn khu vực mà còn gây thiệt hại lớn cho một trong những khu vực quan trọng nhất về kinh tế trên thế giới.
Nói tóm lại, Triều Tiên có đủ phương tiện răn đe phi hạt nhân để đảm bảo cả Mỹ và Hàn Quốc sẽ không chủ động tấn công họ trước. Nhưng nếu Triều Tiên chủ động tấn công trước thì không có gì chắc chắn đảm bảo họ an toàn.
Sức ép lớn về kinh tế và con đường phi hạt nhân hóa
Mối đe dọa lớn nhất đối với Triều Tiên hiện nay chính là những khó khăn kinh tế trong nước. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Nhưng điều này đòi hỏi phải làm giảm nhẹ các lệnh trừng phạt, giành được viện trợ nước ngoài, và thu hút đầu tư nước ngoài. Ông Kim và cha của mình đã có một số biện pháp để nhận viện trợ từ Trung Quốc... đồng thời tăng nguồn thu cho Triều Tiên từ một số hoạt động "đặc biệt"... Nhưng các hoạt động như thế không bao giờ đủ để Triều Tiên thực hiện được bước đột phá trong phát triển kinh tế như nhiều nước châu Á láng giềng trong thế kỷ 20. Để theo đuổi mục đích này, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã buộc phải xuất hiện trên trường quốc tế, tiếp cận các lãnh đạo toàn cầu và khu vực.
Kho vũ khí hạt nhân có sức nặng tâm lý lớn và nó giúp ông Kim Jong-un có vị thế trên bàn đàm phán hiện nay. Trong khi đó cơ hội đang mở ra cho Triều Tiên với việc Hàn Quốc tích cực theo đuổi chính sách ngoại giao với phía Bắc, còn các lãnh đạo thế giới, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Trump, vẫn háo hức muốn được gặp gỡ ông Kim Jong-un để hiện thực hóa mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nếu chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên đứng trước khả năng thoát khỏi tình trạng cô lập về kinh tế. Và để bảo đảm an ninh, họ vẫn có thể duy trì và nâng cao năng lực răn đe thông thường (phi hạt nhân) vốn đã rất đáng kể của mình./.
Trung Hiếu/VOV.VN lược dịch
Nguồn: National Interest
Hàn Quốc : Khả năng Triều Tiên tái sử dụng bãi thử hạt nhân Pungggye-ri Phát biểu với các nghị sỹ trong một cuộc kiểm tra của Quốc hội Hàn Quốc, Tướng Park Han-ki cho rằng trong 4 đường hầm tại bãi thử Punggye-ri của Triều Tiên, có 2 đường hầm có thể tái sử dụng. Trong ảnh (tư liệu): Hình ảnh do vệ tinh DigitalGlobe chụp cho thấy bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. (Nguồn:...