Mỹ đề xuất bán 1 tỷ USD vũ khí cho Pakistan
Ngày 7/4, Chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thông báo cho Quốc hội nước này về khả năng bán cho Pakistan các máy bay trực thăng tấn công, tên lửa không đối đất và các hình thức viện trợ quân sự khác trị giá 952 triệu USD.
Trực thăng tấn công Viper do Mỹ sản xuất.
Trong thông cáo của mình, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thương vụ vũ khí mới này sẽ góp phần tăng cường khả năng quân sự của Pakistan, một đối tác then chốt của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố ở khu vực, cũng như góp phần đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ.
Video đang HOT
Theo thỏa thuận, 15 máy bay trực thăng Viper của Mỹ sẽ giúp Pakistan nâng cao khả năng không kích và tấn công từ trên cao chính xác hơn – một biện pháp hiệu quả đối với các chiến dịch truy quét phiến quân ở khu vực đồi núi. Ngoài ra, Pakistan cũng sẽ nhận được 1.000 tên lửa Helfire, các động cơ, máy tính, radar và công nghệ xác định mục tiêu, điều hướng cũng như hệ thống thông tin liên lạc.
Dự kiến, thỏa thuận trên sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm rưỡi, bao gồm cả hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, huấn luyện và bảo dưỡng do phía Mỹ đảm trách. Hồi tuần trước, Chính phủ Pakistan cũng đã xác nhận mua 8 tàu ngầm của Trung Quốc. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, Pakistan là một trong 5 nhà nhập khẩu trang thiết bị quân sự lớn nhất thế giới.
Quan hệ giữa Mỹ và Pakistan đã có nhiều cải thiện trong những năm gần đây kể từ thời điểm mối bang giao này xuống tới mức thấp nhất hồi năm 2011, khi lực lượng Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden trên lãnh thổ Pakistan, cũng như vụ không kích nhầm của máy bay Mỹ làm 24 binh sĩ Pakistan thiệt mạng.
Theo Tin Tức
Radar phòng thủ tên lửa Mỹ bị chê kém hiệu quả, lãng phí tiền thuế của dân
Tờ The Los Angeles Times (Mỹ) ngày 5.4 chỉ trích radar băng tần X nổi trên biển (gọi tắt SBX), do Lầu Năm Góc phát triển với tổng chi phí 2,2 tỉ USD, là không hiệu quả và phí phạm tiền thuế mà người dân Mỹ đóng.
SBX ở Trân Châu Cảng, bang Hawaii (Mỹ) - Ảnh: AFP
"Về mặt lý thuyết, nếu Triều Tiên tấn công Mỹ, SBX sẽ phát hiện những tên lửa đang đến, truy vết chúng để dẫn đường cho các tên lửa đánh chặn tiêu diệt", theo The Los Angeles Times.
Song trên thực tế, radar khổng lồ nổi trên mặt nước này mặc dù có thể phát hiện vật thể từ xa nhưng không thể phân biệt giữa tên lửa và vật ngụy trang trong quân sự (để dụ địch), các chuyên gia quân sự cho The Los Angeles Times hay.
"SBX lẽ ra phải được đưa vào hoạt đông năm 2005. Nhưng trong những năm qua, SBX bị bỏ xó tại Trân Châu Cảng ở bang Hawaii (Mỹ). Dự án SBX không chỉ phí phạm tiền thuế người dân đóng mà còn để lại một lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ của Mỹ", theo The Los Angeles Times.
Tờ báo trên cho hay, tính đến nay, Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ (MDA) của Lầu Năm Góc đã chi tổng cộng 10 tỉ USD ngân sách quốc phòng cho hàng loạt những dự án phát triển hệ thống phòng thủ không hiệu quả, trong đó có SBX.
"MDA chi hàng tỉ USD cho những chương trình chẳng đi đến đâu", ông Mike Corbett, đại tá nghỉ hưu của Không quânMỹ, người trông coi những hợp đồng phát triển vũ khí của MDA trong giai đoạn 2006 - 2009, cho biết.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Bật mí loại radar trinh sát "khủng" của bộ binh Nga Các đơn vị Quân đội Nga đã được biên chế hệ thống radar trinh sát Aistenok đặc biệt tối tân, có kết cấu nhỏ gọn, phát hiện được nhiều loại hỏa lực. Tờ RIR cho hay, các đơn vị mặt đất thuộc Quân khu phía Nam của Nga đã bắt đầu đưa vào trang bị hệ thống radar trinh sát chiến trường Aistenok....