Mỹ đe Trung Quốc: Đừng khiêu khích nguy hiểm trên Biển Đông
Ngày 14/1, phát biểu tại một phiên điều trần, các nhà lập pháp Mỹ nhấn mạnh nước này không được khoan nhượng việc Trung Quốc sử dụng sức ép quân sự trong các tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển ở khu vực Đông Á.
Cuộc điều trần được tổ chức nhằm xem xét phản ứng của Washington, trong bối cảnh có các lo ngại rằng Mỹ có thể bị lôi vào một cuộc khủng hoảng hoặc xung đột lãnh thổ có liên quan tới Trung Quốc do các hiệp định quân sự song phương với Nhật Bản và Philippines.
Tại đây, các nghị sỹ Mỹ đã gọi hành động của Trung Quốc là sự gây hấn nguy hiểm và các động thái đe dọa, khiêu khích để xác nhận tuyên bố chủ quyền biển là không thể chấp nhận được. Không những vậy nó sẽ làm các nước láng giềng mất bình tĩnh và thách thức lợi ích an ninh của Mỹ.
Do vậy, Mỹ cần phải hoàn toàn không khoan nhượng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tiếp tục dựa vào các kiểu áp lực quân sự để thay đổi hiện trạng trong khu vực.
Trước đó, ngày 9/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cũng nhận định về hành động của Trung Quốc: “Việc hạn chế hoạt động đánh cá của các nước khác trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là hành vi khiêu khích và có thể gây nguy hiểm”.
Mỹ phản đối việc Trung Quốc đưa ra các chính sách phi lý ở biển Đông
Bà Jen Psaki nhấn mạnh thêm: “Trung Quốc không hề đưa ra lời giải thích hay cơ sở luật pháp quốc tế nào đối với những yêu sách này. Quan điểm của chúng tôi luôn là các bên cần tránh những hành động đơn phương gây căng thẳng và hủy hoại cơ hội giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao và hòa bình”.
Video đang HOT
Thậm chí các quan chức ngoại giao Mỹ ở Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối đến Chính phủ Trung Quốc.
Ngươi phat ngôn Mỹ cung nhăc lai răng lâp trương lâu nay cua My la: “Tât ca cac bên liên quan cân tranh co cac hanh đông đơn phương co thê lam gia tăng căng thăng va can trơ kha năng giai quyêt cac khac biêt thông qua con đương ngoai giao hay băng cac biên phap hoa binh khac”.
Nhiều nhà phân tích nhận định, động thái mới này của Trung Quốc sẽ khiến tranh chấp ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn.
“Bắc Kinh đang vượt ra khỏi quy chế pháp lý mơ hồ trước đây về đường chín đoạn, để ban bố một biện pháp cấp tỉnh nhằm thăm dò phản ứng của các nước khác. Với quy định trên, Trung Quốc rõ ràng đang xem thường công ước của Liên Hợp Quốc“, ông John Tkacik, cựu chuyên gia Trung Quốc của bộ Ngoại giao Mỹ, nhận định.
Bên cạnh đó, ông Gregory Poling – chuyên gia về vấn đề Đông Nam Á, Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) nói rằng, đây mới chỉ là tuyên bố của chính quyền đảo Hải Nam, nhằm thực thi luật ngư nghiệp Trung Quốc năm 2004. Chính quyền tỉnh Hải Nam cũng tuyên bố, sẽ thực thi luật này theo quyền tài phán của họ – tức bao gồm toàn bộ vùng 9 đoạn trên Biển Đông, vốn đã bị thế giới lên án mạnh mẽ.
Giới phân tích đánh giá vùng cấm đánh bắt trên Biển Đông mà chính quyền đảo Hải Nam đưa ra là một mưu đồ khác của Trung Quốc, nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này đối với vùng biển.
Ngay sau đó, ngày 10/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói: “Chúng tôi bày tỏ sự không hài lòng và phản đối những nhận xét của phía Mỹ. Mọi người đều biết rằng Trung Quốc là một đất nước được bao quanh bởi cả đất và biển, có bờ biển dài và một số lượng lớn các hòn đảo và rạn san hô”.
Bà Oánh viện thêm: “Theo pháp luật quốc tế tương thích và công ước quốc tế phổ quát, cũng như các luật và những quy định quốc gia, chính phủ Trung Quốc có quyền và trách nhiệm quản lý các đảo có liên quan và các rạn san hô cũng như nguồn tài nguyên phi sinh học”.
Không chỉ vậy, theo quan điểm của bà Oánh thì trong hơn 30 năm, luật và các quy định thủy sản có liên quan của Trung Quốc đã được thực hiện nhất quán một cách bình thường, và chưa bao giờ gây ra bất kỳ căng thẳng nào.
“Nếu ai đó cảm thấy có nhu cầu nói ra rằng việc sửa đổi có tính kỹ thuật quy định nghề cá địa phương vốn được thực hiện đã cách đây nhiều năm sẽ gây căng thẳng trong khu vực và tạo một mối đe dọa cho sự ổn định khu vực thì tôi chỉ có thể nói rằng nếu điều này không xuất phát từ thực tế thiếu ý thức cơ bản chung thì hẳn phải là một động cơ bí ẩn”, bà khẳng định.
Ngày 1/1, chính quyền tỉnh Hải Nam đã đưa vào thực thi luật lệ công bố hồi tháng 11/2013. Theo đó, mọi tàu cá nước ngoài đi vào khu vực hành chính mới do Hải Nam quản lý – bao trùm khoảng 2/3 diện tích Biển Đông – sẽ phải có sự phê chuẩn từ nhà chức trách Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đe dọa sẽ phạt nặng những người không tuân thủ, bao gồm việc bắt giữ và tịch thu trang thiết bị và thủy hải sản, thậm chí là truy tố theo luật pháp nước này.
Theo tờ Freebeacon, động thái của chính quyền Hải Nam chắc chắn sẽ tạo ra những đối đầu mới giữa Trung Quốc và các nước láng giềng có chủ quyền trên Biển Đông.
Theo Báo Đất Việt
Triều Tiên sẽ khiêu khích Hàn Quốc vào tháng 3?
Một cơ quan nghiên cứu của Hàn Quốc ngày 31.12 dự đoán CHDCND Triều Tiên có thể thực hiện những hành động khiêu khích nhằm vào Hàn Quốc vào tháng 3.2014 trong nỗ lực nhằm đảm bảo đoàn kết nội bộ sau vụ xử tử ôngJang Song-thaek, dượng của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, báo The Korea Herald đưa tin.
Phe cứng rắn ở Triều Tiên được cho là đang toan tính tấn công Hàn Quốc để bày tỏ lòng trung thành với nhà lãnh đạo Kim Jong-un - Ảnh: AFP
Bình Nhưỡng xử tử ông Jang về tội phản quốc, cùng với một số quan chức khác vào đầu tháng 12. Loạt thanh trừng này đã gây ra những lo ngại về khả năng bất ổn ở Triều Tiên.
"Có khả năng Triều Tiên toan tính khiêu khích vào thời điểm tư thế phòng thủ được thả lỏng ngay sau các cuộc diễn tập quân sự giữa Hàn Quốc và Mỹ", theo Viện Nghiên cứu Chiến lược An ninh Quốc gia thuộc Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc, có trụ sở ở Seoul.
Hàn Quốc và Mỹ thường xuyên tổ chức tập trận chung vào tháng 3. Mỹ cắm khoảng 28.500 binh sĩ ở Hàn Quốc như một biện pháp ngăn chặn nhằm vào Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin trước đó cũng cảnh báo Triều Tiên có thể có hành động khiêu khích trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 khi phe cứng rắn muốn bày tỏ sự trung thành với ông Kim Jong-un.
Viện Nghiên cứu Chiến lược An ninh Quốc gia Hàn Quốc cũng cảnh báo Bình Nhưỡng có thể tiến hành những vụ tấn công mạng nhằm vào Seoul do miền Bắc có thể tỏ ra thận trọng với những cuộc đối đầu vũ trang. Đã có một loạt vụ tấn công mạng xảy ra tại Hàn Quốc trong những năm gần đây bị quy trách nhiệm cho Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã ra lệnh cho quân đội nước này tăng cường cảnh giác với những động thái bất ngờ của Triều Tiên, đồng thời cảnh báo sẽ đáp trả "mạnh mẽ và không thương tiếc" với bất cứ hành động khiêu khích nào của chính quyền Kim Jong-un.
Căng thẳng tiếp tục gia tăng trên bán đảo Triều Tiên khi gần đây, miền Bắc cắm khoảng 60 máy bay trực thăng tấn công và các hệ thống tên lửa sát ranh giới biển giữa 2 miền ở Hoàng Hải ngoài khơi bờ biển phía tây. Ranh giới biển không được Triều Tiên công nhận này là hiện trường của nhiều vụ đụng độ đẫm máu giữa hải quân 2 miền.
Theo TNO
Hàn Quốc dọa đáp trả 'không khoan nhượng' Tổng thống Hàn Quốc ngày 24.12 lên tiếng cảnh báo, Seoul sẽ phản ứng "không khoan nhượng với bất kỳ khiêu khích nào" từ phía CHDCND Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye - Ảnh: Reuters "Tình hình an ninh tại bán đảo Triều Tiên đang rất xấu. Còn tình hình nội bộ Triều Tiên thì rất đáng lo ngại", AFP dẫn...