Mỹ để ngỏ khả năng cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine
Các quan chức hàng đầu của Lực lượng Không quân Mỹ bày tỏ mong muốn Ukraine sẽ chuyển sang sử dụng máy bay quân sự do phương Tây sản xuất.
Chiến đấu cơ Typhoon của Tây Ban Nha. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik, trong Diễn đàn An ninh Aspen tổ chức tại bang Colorado ngày 21/7, hai quan chức quân sự cấp cao của Mỹ thông báo Washington và các đồng minh không ngừng tìm cách tăng cường sức mạnh cho lực lượng không quân Ukraine, bao gồm việc đào tạo phi công trước khả năng cung cấp cho Kiev các máy bay chiến đấu do phương Tây sản xuất.
“Các bạn muốn xây dựng một kế hoạch dài hạn để tăng cường sức mạnh không quân trong tương lai. Có rất nhiều loại máy bay khác nhau có thể gửi tới Ukraine… Không phải máy bay Nga”, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Tướng Charles Brown phát biểu.
Vị tướng này không tiết lộ bất kỳ kế hoạch cụ thể nào liên quan đến việc gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine, song ám chỉ tất cả lựa chọn đều được cân nhắc, bao gồm máy bay do Mỹ sản xuất, cũng như máy bay Gripens của Thụy Điển, Typhoons của châu Âu và Rafales của Pháp.
Trước đó cùng ngày, trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, Tướng Brown cũng đề cập đến một chương trình đào tạo phi công Ukraine và nói rằng việc chuyển đổi từ máy bay thời Xô viết có thể gặp chút khó khăn. Tuy nhiên, nhà chức trách khẳng định đã có những đối tác NATO thành công trong việc chuyển đổi và có thể có những bài học hữu ích cho Ukraine.
Tuyên bố của Tướng Brown được đưa ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) thông qua gói hỗ trợ quân sự thứ 5 cho Ukraine trị giá 500 triệu euro.
Trong tháng 5, Quốc hội Mỹ đã thông qua gói hỗ trợ 40 tỷ USD cho Ukraine, trong đó là hơn 20 tỷ USD viện trợ quân sự, gần 9 tỷ USD hỗ trợ kinh tế, hơn 4 tỷ USD viện trợ nhân đạo và 4 USD khác trong tài trợ quân sự nước ngoài thông qua bộ ngoại giao nước này.
Việc chuyển giao máy bay quân sự là một chủ đề tranh luận sôi nổi ở phương Tây trong bối cảnh lo ngại động thái này có thể dẫn đến leo thang thù địch và NATO bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Nga.
Lầu Năm Góc thậm chí đã từ chối yêu cầu của đồng minh NATO là Ba Lan về việc Mỹ bật đèn xanh cho chuyển giao máy bay chiến đấu MiG-29 từ căn cứ ở Đức cho Ukraine. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Joe Biden khẳng định các nước trong khu vực vẫn có quyền cung cấp máy bay quân sự cho Ukraine nếu họ muốn.
Về phần mình, Moskva đã nhiều lần chỉ trích phương Tây về việc giao vũ khí cho Ukraine khi xung đột kéo dài và làm chệch hướng quá trình đàm phán.
Từ cuối tháng 2, Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine sau khi cáo buộc quốc gia láng giềng không thực hiện các điều khoản của các thỏa thuận Minsk được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014.
Kể từ đó đến nay, Điện Kremlin luôn yêu cầu Ukraine tuyên bố là một quốc gia trung lập và cam kết không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.
Chiến đấu cơ KF-21 của Hàn Quốc lần đầu cất cánh
Chiến đấu cơ KF-21 Boramae do Hàn Quốc và Indonesia hợp tác sản xuất đã lần đầu cất cánh hôm 19/7.
KF-21 là chiến đấu cơ do Hàn Quốc tự sản xuất. Ảnh: Twitter
Theo đài Sputnik (Nga), KF-21 Boramae được thiết kế dựa theo hình dáng của chiến đấu cơ F-35 do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) chế tạo. Song dù không sánh được với khả năng tàng hình của tiêm kích Mỹ, KF-21 Boramae vẫn là một mẫu máy bay chiến đấu đầy ấn tượng.
Nguyên mẫu máy bay KF-21 Boramae đã lần đầu cất cánh vào lúc 3h40 phút chiều 19/7 (theo giờ địa phương) từ căn cứ không quân ở gần trụ sở chính của nhà sản xuất Korea Aerospace Industries (KAI), ở Sacheon, tỉnh Nam Gyeongsang, cách thủ đô Seoul khoảng 300km. Theo Defense News, chiếc máy bay phản lực bay trong 30 phút, đạt tốc độ 400 km/giờ.
Phi công của chiến đấu cơ - Thiếu tá Junhyeon Ahn, thuộc Đơn vị Kiểm tra và Đánh giá Không quân, đã kiểm tra các chức năng cơ bản của máy bay.
Các bức ảnh được đăng trên mạng xã hội cho thấy chiếc máy bay này mang theo mô hình của 4 tên lửa không đối không tầm xa Meteor. Điều này cho thấy đây sẽ là chiếc máy bay đầu tiên ở châu Á sử dụng loại vũ khí tiên tiến này. KF-21 cũng dự kiến được trang bị lửa hành trình phóng từ trên không Cheon Ryong (ALCM) mới của Hàn Quốc.
Máy bay chiến đấu KF-21. Ảnh: Twitter
Việc Boramae mang vũ khí bên ngoài thay vì khoang chứa vũ khí bên trong cho thấy dù có hình dáng tương tự máy bay chiến đấu F-35, loại tiêm kích này sẽ không nhắm tới khả năng phát hiện radar ở tầm cực thấp, vốn là một phần của khả năng tàng hình đặc trưng của chiến đấu cơ Mỹ.
Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng của Hàn Quốc mô tả KF-21 là loại máy bay chiến đấu được trang bị các công nghệ tiên tiến giúp chúng khác biệt với các máy bay chiến đấu trước đó. Tuy nhiên, nó vẫn thiếu các đặc tính khả năng tàng hình, kết hợp cảm biến tiên tiến và đặc tính siêu chính xác của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Với đặc điểm này, chuyên gia nhận định Boramae có thể sánh ngang với F/A-18 Super Hornet của Hải quân Mỹ, Eurofighter Typhoon và Su-35 của Nga.
Dù được chế tạo và đang được thử nghiệm tại Hàn Quốc, song Indonesia đã cung cấp 20% tài chính để sản xuất ra chiếc máy bay này. Khi dự án được công bố vào tháng 4/2021, Tổng thống Hàn Quốc lúc đó là Moon Jae-in cho biết quốc gia này sẽ sở hữu 40 chiếc máy bay phản lực sẵn sàng chiến đấu vào năm 2028, 120 chiếc vào năm 2032. Seoul cũng dự kiến sẽ thực hiện 2.000 chuyến bay thử nghiệm từ nay đến năm 2026, sau đó sẽ đi vào sản xuất hàng loạt, nếu không có vấn đề gì lớn cần thiết kế lại hoặc thử nghiệm thêm.
Xem Chiến đấu cơ KF-21 của Hàn Quốc lần đầu bay thử nghiệm
Thụy Điển báo động các băng nhóm trang bị vũ khí chống tăng Cảnh sát Thụy Điển gần đây đã thu giữ vũ khí chống tăng từ các thành viên băng đảng tội phạm. Các loại vũ khí này nghi có liên quan đến chiến sự ở Ukraine. Cảnh sát Thụy Điển tịch thu được vũ khí quân sự của các băng đảng - Ảnh: AFTONBLADET Theo báo Aftonbladet của Thụy Điển, cảnh sát đã phát...