Mỹ để ngỏ giải pháp quân sự với Iran
Lầu Năm Góc vẫn đang chuẩn bị giải pháp quân sự để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran bất chấp tiến bộ trên lĩnh vực ngoại giao.
Siêu bom MOP sẽ được thả từ các máy bay ném bom tàng hình B-2 – Ảnh: The Aviationist
Tờ The Wall Street Journal vào cuối tuần qua tiết lộ Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành nâng cấp và thử nghiệm một loại bom phá boong-ke để chuẩn bị cho việc phá hủy hoặc vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân Iran. “Lầu Năm Góc tiếp tục tập trung vào khả năng cung cấp các lựa chọn quân sự đối với Iran nếu cần”, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết.
Theo tờ báo Mỹ, việc nâng cấp loại siêu bom có tên gọi MOP (Massive Ordnance Penetrator) được tiến hành trước vòng đàm phán mới nhất giữa các cường quốc thuộc nhóm P5 1, gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức, với Iran. Cuộc thử nghiệm diễn ra tại một địa điểm bí mật vào giữa tháng 1, với sự tham gia của một chiếc máy bay ném bom B-2 cất cánh từ căn cứ không quân Whiteman ở bang Missouri. Theo tờ The Wall Street Journal, khi giới thiệu về MOP cách đây 3 năm, Lầu Năm Góc thừa nhận quả bom nặng hơn 13 tấn này chưa đủ uy lực để phá hủy các cơ sở hạt nhân được kiên cố hóa của Iran. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm mới nhất cho thấy các quả bom hiện đủ sức công phá những mục tiêu nói trên.
Mỹ vốn từ chối cung cấp cho Israel loại bom này nhưng Lầu Năm Góc đã chia sẻ video quay cuộc thử nghiệm cho các quan chức Israel nhằm thuyết phục họ rằng Washington có đủ năng lực để giữ chân Tehran nếu cần. Theo giới tình báo Mỹ, ngay cả khi sử dụng loại bom cải tiến nói trên, một cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân Iran chỉ có thể kéo lùi chương trình hạt nhân của Tehran được tối đa là vài năm.
Nhóm P5 1 và Iran đã đạt được thỏa thuận khung nhằm ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân vào ngày 2.4. Mặc dù ca ngợi diễn biến được đánh giá là mang tính lịch sử này, giới chức Mỹ cho biết các bên vẫn còn nhiều khác biệt lớn về các điều khoản chi tiết cũng như việc thực thi thỏa thuận. Do vậy, hiện chưa thể chắc chắn về khả năng thỏa thuận cuối cùng sẽ được thông qua trước hạn chót ngày 30.6.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu ngày 2.4, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói ông xem thỏa thuận là cách thức tốt nhất để ngăn chặn một cuộc chiến khác ở Trung Đông. Nhưng ông thừa nhận lựa chọn quân sự vẫn phải được tính đến nếu con đường ngoại giao thất bại. Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif hôm qua đe dọa Tehran sẽ nối lại chương trình hạt nhân của họ nếu phương Tây rút lui khỏi thỏa thuận.
Vinh Sơn
Theo Thanhnien
Các nước để ngỏ khả năng can thiệp vào Yemen
Yemen đề nghị Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế thiết lập một vùng cấm bay.
Trong bối cảnh tình hình Yemen diễn biến phức tạp, chính quyền Yemen đã kêu gọi quân đội các nước vùng Vịnh can thiệp để sớm lập lại ổn định tại nước mình.
Khủng hoảng Yemen (ảnh: Dunyannews)
Đáp lại, các quốc gia vùng Vịnh tuyên bố sẽ có biện pháp nếu giải pháp ngoại giao tại Yemen thất bại. Mỹ và các nước phương Tây cũng để ngỏ khả năng hành động nhằm ổn định tình hình tại quốc gia Trung Đông này.
Trả lời phỏng vấn phóng viên kênh truyền hình vệ tinh Al Jazera của Qatar hôm qua (23/3), Ngoại trưởng Yemen Riyadh Yaseen kêu gọi quân đội các nước Arab vùng Vịnh can thiệp vào nước này nhằm ngăn chặn các bước tiến mở rộng lãnh thổ của phiến quân Hồi giáo dòng Shiite Houthi, lực lượng chống đối Tổng thống Mansour Hadi.
Theo ông Yaseen, lực lượng phiến quân đã mở rộng vùng lãnh thổ chiếm đóng, chiếm các sân bay và thành phố, sử dụng máy bay tấn công thành phố Aden, bắt giữ tùy tiện, đe dọa và tập hợp lực lượng. Vì thế, Yemen đề nghị Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế thiết lập một vùng cấm bay và ngăn chặn lực lượng Houthi sử dụng máy bay quân sự tại các sân bay do chúng kiểm soát.
Trước đó, trong một bức thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Tổng thống Hadi cũng nhấn mạnh "lực lượng Houthi và các đồng minh đang đe dọa an ninh của Yemen, cũng như của khu vực và xa hơn nữa". Ông kêu gọi "can thiệp khẩn cấp bằng mọi biện pháp có thể để chấm dứt hành động phá hoại chính quyền hợp pháp, cũng như hòa bình và ổn định của Yemen".
Đáp lại lời kêu gọi của nhà chức trách Yemen, trong một tuyên bố tại cuộc họp báo sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Anh Philip Hammond đang ở thăm Saudi Arabia, Ngoại trưởng Saudi Arabia Saud al-Faisal cho biết: các quốc gia vùng Vịnh sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ Yemen chống lại sự "hung hãn" của nhóm phiến quân Houthi, nếu giải pháp hòa bình không phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, ông al-Faisal vẫn nhấn mạnh, đối thoại là giải pháp cần thiết với Yemen lúc này: "Chúng tôi vẫn hy vọng là có thể hỗ trợ Yemen và đây vẫn là mục tiêu của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng tình hình tại Yemen có thể giải quyết một cách hòa bình, nếu không các quốc gia vùng Vịnh chúng tôi và cả thế giới Arab sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ khu vực."
Về phần mình, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết, Anh ủng hộ Tổng thống Yemen Mansour Hadi và kêu gọi các bên xung đột đàm phán. Anh và các nước đồng minh sẽ tiến hành thảo luận nhằm sớm đưa ra biện pháp cho tình hình tại Yemen.
Ông Hammond nói: "Chúng tôi sẽ thảo luận với các đối tác và cả với nhà chức trách Mỹ về các giải pháp nhằm tăng cường vị thế và sức mạnh của Tổng thống Hadi, cũng như hỗ trợ chính phủ hợp hiến của Yemen. Tuy nhiên, Anh và nước đồng minh không hề mong muốn một giải pháp quân sự tại Yemen".
Giới chức Mỹ cũng đã lên tiếng về tình hình tại Yemen. Trong một tuyên bố tại cuộc họp báo, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, Mỹ có đủ khả năng để giải quyết tình hình an ninh tại Yemen, bất chấp việc Mỹ cho rút toàn bộ các lực lượng Mỹ tại đây vài ngày trước đó.
Phát ngôn viên Earnest nói: "Cộng đồng quốc tế đang cam kết vào tiến trình giải quyết những khác biệt giữa chính phủ của Tổng thống Hadi và nhóm phiến quân Houthi. Và chúng tôi mong muốn một giải pháp ngoại giao tại Yemen. Dù rằng, giải pháp ngoại giao sẽ mất nhiều thời gian song chúng tôi cho rằng, đây là một sự đầu tư hiệu quả và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cũng ủng hộ tiến trình này".
Hiện Yemen đang ngày càng bị chia cắt giữa khu vực miền Bắc, bao gồm thủ đô Sanaa do phiến quân Hồi giáo Houthi chiếm giữ và khu vực phía Nam do các lực lượng ủng hộ Tổng thống Hadi kiểm soát. Ngày 22/3, lực lượng Houthi đã chiếm Taiz, thành phố lớn thứ 3 của Yemen cũng như một sân bay quan trọng tại đây, cách thành phố cảng Aden khoảng 180km về phía Bắc, trên tuyến đường nối thủ đô Sanaa với Aden, nơi ông Hadi và chính quyền của ông đang tạm trú. Việc kiểm soát thành phố này sẽ tạo điều kiện cho Houthi siết chặt vòng vây nhằm vào chính quyền của Tổng thống Hadi./.
Hồng Nhung
Theo_VOV
Mỹ, châu Âu chia rẽ vì Nga Diễn biến cuối tuần qua cả về ngoại giao và an ninh đều cho thấy, Mỹ và đồng minh châu Âu đang có rạn nứt nghiêm trọng trong vấn đề quan hệ với Nga và xử lý khủng hoảng Ukraina. Thủ tướng Đức Angela Merkel (giữa) cho rằng quân sự không phải là giải pháp cho xung đột ở Ukraina (Ảnh: Corbis) Trong...