Mỹ để ngỏ áp đặt lệnh trừng phạt mới với dự án ‘Dòng chảy phương Bắc 2′
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết các biện pháp trừng phạt mới đối với dự án đường ống khí đốt “Dong chay phương Băc 2″ mà bộ này nêu trong báo cáo gửi Quốc hội Mỹ hồi tuần trước chưa phai la những biện pháp cuối cùng.
Đường ống dẫn khí đốt thuộc dự án Dòng chảy phương Bắc 2 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, tại một cuộc họp báo, quan chức này nêu rõ các biện pháp trừng phạt được Bộ Ngoại giao Mỹ đề xuất ngày 19/2 chưa phải là “cai kết cua câu chuyện”. Ông Ned Price khẳng định Mỹ không loại trừ khả năng đưa ra “các biện pháp bổ sung” liên quan đến dự án noi trên nếu cần thiết để đáp ứng yêu cầu của các nghi si. Theo ông Price, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ thông qua các biện pháp bổ sung một cách “không do dự” nếu thực sự cần.
Hồi tuần trước, Bộ Ngoại giao My đã trình Quôc hôi nươc nay báo cáo về các biện pháp trừng phạt mới với dự “Dong chay phương Băc 2″. Tuy nhiên, một số nghi si Mỹ cho rằng những biện pháp mới không đủ manh đê ngăn chặn dự án này.
Video đang HOT
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 ban đầu dự kiến sẽ được đưa vào vận hành đầu năm 2020, được cho là sẽ tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt của Nga so với Dòng chảy phương Bắc 1 ( Nord Stream 1), hoạt động từ năm 2012 và đảm bảo nguồn cung cấp cho các nước Tây Âu thông qua biển Baltic.
Đến nay, 94% dự án đã được hoàn thành và chỉ còn một đoạn đường ống dài khoảng 120 km ở vùng biển sâu ngoài khơi Đan Mạch và khoảng 28 km trong vùng biển của Đức. Tuy nhiên, việc lắp đặt các tuyến đường ống trên đã bị ngưng trệ do Mỹ, quốc gia đang thúc đẩy bán khí đốt hóa lỏng của mình sang châu Âu, đã thông qua các biện pháp trừng phạt đối với dự án vào tháng 12/2019 như một phần của Đạo luật Bảo vệ Năng lượng cho châu Âu (PEESA), yêu cầu các công ty chịu trách nhiệm đặt đường ống ngừng hoạt động.
Truyền thông Đức đánh giá dự án này là một trở ngại trong định hướng cải thiện quan hệ giữa 2 quốc gia đồng minh dưới thời Tổng thống Biden. Trong khi các nghị sĩ Mỹ kêu gọi chính quyền mới không từ bỏ chính sách cứng rắn của chính quyền tiền nhiệm với “Dòng chảy phương Bắc 2″ thì tới nay Đức vẫn không thay đổi lập trường cơ bản ủng hộ dự án này. Ngoài ra, hiện vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Biden có nhượng bộ hay không và sẽ nhượng bộ như thế nào, nếu tính đến lập trường kiên quyết của Berlin liên quan đến số phận của đường ống này.
Biden sắp trừng phạt Nga
Chính quyền của Tổng thống Biden được cho là đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt Nga vì vụ bắt Navalny và tấn công mạng SolarWinds.
Các nguồn thạo tin hôm 23/2 cho biết giới chức Mỹ đang thảo luận về phản ứng đối với vụ tấn công mạng SolarWinds nhắm vào ít nhất 9 cơ quan liên bang và hàng chục doanh nghiệp tư nhân Mỹ. Nhóm tin tặc Cozy Bear, được cơ quan tình báo SVR của Nga hậu thuẫn, được cho là thủ phạm gây ra vụ tấn công mạng này.
Chính quyền Biden sẽ đưa ra loạt lệnh trừng phạt và một số biện pháp với Nga để thể hiện rõ sự nghiêm túc với các hành động của nước này. Hai quan chức chính phủ Mỹ cho biết thêm các lệnh trừng phạt Moskva còn liên quan tới vụ bắt nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny có thể được triển khai với sự phối hợp từ Liên minh châu Âu (EU).
Động thái trên có thể đánh dấu những hành động cứng rắn đầu tiên của chính quyền Tổng thống Joe Biden với Nga và cũng cho thấy sự đối lập với chính quyền người tiền nhiệm Donald Trump, vốn không áp lệnh trừng phạt về vụ Navalny và gần như tránh "đối đầu trực tiếp" với Moskva.
Tổng thống Joe Biden tại thủ đô Washington ngày 22/2. Ảnh: AFP .
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cùng ngày cũng cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã yêu cầu phối hợp hành động với khối này để chống lại Nga sau vụ Navalny bị "đầu độc".
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuần trước cũng thông báo chính phủ nước này sẽ sớm có phản ứng với Nga về hoạt động tấn công mạng quy mô lớn SolarWinds.
"Chúng ta không nói về vài tháng nữa mà là vài tuần nữa, Mỹ sẽ chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện những bước đầu tiên nhằm phản ứng với vụ SolarWinds", Sullivan tuyên bố.
Navalny, lãnh đạo đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bị bắt sau khi trở về Nga hôm 17/1 vì cáo buộc vi phạm quy định về án treo. Nhà hoạt động 44 tuổi còn có nguy cơ đối mặt với rắc rối liên quan đến ba vụ án hình sự khác.
Tổng thống Biden trong cuộc điện đàm cuối tháng trước đã kêu gọi người đồng cấp Nga Vladimir Putin trả tự do cho Navalny và gây sức ép trên nhiều vấn đề khác như việc Nga treo thưởng giết lính Mỹ ở Afghanistan, cuộc tấn công mạng SolarWinds cùng nghi vấn can thiệp bầu cử năm 2020.
Mỹ chỉ trích Vương Nghị né trách nhiệm Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Ngoại trưởng Vương Nghị "né tránh trách nhiệm" khi ra điều kiện để Washington nối lại đối thoại với Bắc Kinh. "Những phát ngôn của ông ấy phản ánh xu hướng của Bắc Kinh là né tránh trách nhiệm cho các hoạt vi kinh tế tranh đoạt, thiếu minh bạch, không tôn trọng các...