Mỹ đề nghị Israel đảm bảo an toàn cho lực lượng UNIFIL ở Liban
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn và an ninh cho Các lực lượng Vũ trang Liban và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ( UNIFIL) tại quốc gia Trung Đông.
Xe của UNIFIL bị hư hại sau cuộc tấ.n côn.g của Israel tại Sidon (Liban) ngày 7/11/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã điện đàm với người đồng cấp Israel Israel Katz trong ngày 23/11.
Lầu Năm Góc công bố nội dung cuộc điện đàm, cho hay: “Bộ trưởng Austin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn và an ninh cho Các lực lượng Vũ trang Liban và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (UNIFIL) tại Liban.”
Hồi tháng 10 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã ra tuyên bố ch.ỉ tríc.h các cuộc tấ.n côn.g gần đây nhằm vào lực lượng UNIFIL, kêu gọi các bên đảm bảo an toàn cho nhân viên lực lượng này.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh xung đột tại Liban tiếp tục gia tăng căng thẳng, đặc biệt là khu vực biên giới giữa Liban và Israel.
Video đang HOT
Căng thẳng không chỉ gây thương vong cho binh sỹ mà còn tác động mạnh đến dân thường Liban với khoảng hơn 3.500 người thiệ.t mạn.g.
Cũng trong ngày 23/11, Bộ Ngoại giao Iraq thông báo đã gửi công hàm lên Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, cảnh báo nguy cơ bị Israel tấ.n côn.g sau khi Tel Aviv cáo buộc Baghdad để các lực lượng dân quân tấ.n côn.g lãnh thổ Israel.
Trong công hàm, Iraq kêu gọi cộng đồng quốc tế ngăn chặn nguy cơ leo thang xung đột từ phía Israel.
Kể từ khi xung đột Israel-Palestine bùng phát tại Dải Gaza ngày 7/10/2023, Phong trào Kháng chiến Hồi giáo Iraq – tổ chức của lực lượng dân quân người Shi’ite, đã nhiều lần sử dụng thiết bị bay không người lái và tên lửa tấ.n côn.g vào lãnh thổ Israel./.
Đằng sau việc Israel 'cố tình' tấ.n côn.g lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ ở Liban
Các quốc gia như Pháp, Italy và Liên minh châu Âu (EU) đã ch.ỉ tríc.h Israel vì hành động này, trong khi các nhà phân tích cho rằng Israel đang thực hiện chiến lược chính trị và quân sự nhằm tăng cường quyền kiểm soát tại các khu vực biên giới.
Lực lượng lâm thời của LHQ tại Liban (UNIFIL) tuần tra ở Marjeyoun, Liban. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 10 - 11/10 vừa qua, quân đội Israel đã tiến hành những cuộc tấ.n côn.g vào các căn cứ của Lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL), gây thương tích cho hai binh sĩ của UNIFIL. Hành động này ngay lập tức vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, bao gồm Pháp, Italy, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều quốc gia khác.
Tiến sĩ Valeria Giannotta, chuyên gia học thuật người Italy về Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế nhận định với hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 13/10 rằng, sự cố này không được xem là "ta.i nạ.n", mà được nhiều bên cho rằng đây là hành động có chủ ý của Israel, nhằm đạt được những lợi ích chính trị và quân sự cụ thể.
Phản ứng của quốc tế
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 13/10 đã lên tiếng ch.ỉ tríc.h mạnh mẽ hành động trên, khẳng định rằng việc Israel nhắm mục tiêu vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) là "cố ý". Sau cuộc tấ.n côn.g, Pháp đã triệu đại sứ Israel để yêu cầu giải thích, trong khi Bộ Ngoại giao Pháp gọi đây là "hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế". Tổng thống Macron nhấn mạnh rằng Pháp sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động nào nhằm tấ.n côn.g lực lượng quốc tế đang hoạt động để duy trì hòa bình.
Italy, quốc gia có hơn 1.000 binh lính trong lực lượng UNIFIL, cũng phản ứng gay gắt. Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto lên án vụ tấ.n côn.g và tuyên bố rằng "Italy và LHQ không nhận lệnh từ Israel", ám chỉ đến việc Israel kêu gọi lực lượng của UNIFIL rời khỏi Liban. Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani yêu cầu một cuộc điều tra và cảnh báo rằng nếu những cuộc tấ.n côn.g này tiếp diễn, chúng sẽ không còn bị coi là sự cố đơn lẻ mà là lựa chọn có chủ đích của Israel. Tương tự, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cũng cho biết Israel đã yêu cầu binh lính Italy rút lui vì lý do an ninh, nhưng yêu cầu này đã bị từ chối.
Ngoài ra, EU cũng bày tỏ lo ngại về việc Israel vi phạm luật nhân đạo quốc tế, khi liên tục có các cuộc tấ.n côn.g nhằm vào các lực lượng quốc tế và dân thường Palestine.
Israel và những cuộc tấ.n côn.g 'không ngẫu nhiên'
Theo các nhà phân tích, cuộc tấ.n côn.g của Israel vào UNIFIL không phải là ngẫu nhiên. Trong nhiều tuần trước đó, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã thông báo ý định tiến hành các cuộc xâm nhập vào Liban và yêu cầu UNIFIL di chuyển khỏi các tiề.n đồn dọc khu vực biên giới giữa Israel và Liban. Tuy nhiên, LHQ từ chối yêu cầu này, khẳng định rằng các lực lượng gìn giữ hòa bình có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định và tránh leo thang căng thẳng giữa hai bên.
Trong bối cảnh đó, Tiến sĩ Valeria Giannotta cho rằng các cuộc tấ.n côn.g của Israel dường như có tính toán trước và được xem như một thông điệp cảnh báo tới UNIFIL, đặc biệt là các lực lượng quốc tế đang hiện diện ở khu vực. Việc tấ.n côn.g vào các căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình là một dấu hiệu cho thấy Israel không hài lòng với sự can thiệp của LHQ và muốn tăng cường quyền kiểm soát tại các khu vực chiến lược gần biên giới Liban.
UNIFIL được thành lập vào năm 1978 theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ (UNSC), nhằm duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực phía Nam Liban. Lực lượng này đã đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát biên giới giữa Liban và Israel, ngăn chặn xung đột leo thang và hỗ trợ quá trình hồi phục sau chiến tranh.
Tuy nhiên, khu vực này luôn là điểm nóng của xung đột giữa Israel và phong trào Hezbollah. Dù lực lượng UNIFIL được trao quyền để can thiệp và hỗ trợ chính quyền Liban kiểm soát khu vực, nhưng các giới tuyến chưa bao giờ được chính thức hóa qua các thỏa thuận quốc tế, khiến cho tình hình ở đây trở nên nhạy cảm và phức tạp hơn.
Mục tiêu của Israel
Theo Tiến sĩ Valeria Giannotta, việc Israel tấ.n côn.g UNIFIL có thể được lý giải như một phần trong chiến lược của nước này nhằm đạt được những mục tiêu chính trị và quân sự lớn hơn. Israel từ lâu đã xem các cơ quan của LHQ, đặc biệt là UNIFIL, như một trở ngại trong việc thực hiện các hoạt động quân sự tại khu vực. Chính phủ Israel, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, không che giấu tham vọng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường sự kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ giáp ranh với Liban và Palestine.
Bên cạnh đó, Israel cũng thể hiện thái độ không hài lòng với LHQ thông qua việc thường xuyên ch.ỉ tríc.h và yêu cầu đóng cửa các tổ chức liên quan như UNRWA (Cơ quan Cứu trợ và Hỗ trợ cho người tị nạn Palestine). Những hành động này cho thấy Israel coi sự hiện diện của các tổ chức quốc tế là một yếu tố cản trở khả năng thực hiện các kế hoạch quân sự của mình.
Argentina trở thành quốc gia đầu tiên rút quân khỏi UNIFIL Ngày 19/11, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các hoạt động hòa bình Jean-Pierre Lacroix thông báo Argentina đã rút 4 binh sĩ khỏi Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Liban (UNIFIL). Xe của UNIFIL bị hư hại sau cuộc tấ.n côn.g của Israel tại Sidon, Liban ngày 7/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại cuộc họp...