Mỹ để lộ kế hoạch gây chiến với Trung Quốc
Sau nhiều thập kỷ âm thầm phát triển kinh tế và quân sự, Bắc Kinh đã khá ngạo mạn. Nếu đợi đến khi kinh tế hồi phục, rất có thể Mỹ sẽ chẳng còn lại gì và đành ngậm ngùi nhìn Trung Quốc “điều khiển” mình.
Kế hoạch của Mỹ là phát động một cuộc chiến tranh trên không và trên biển ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Tờ Báo cáo tình báo hàng ngày (Mỹ) số ra ngày 16/4 vừa qua trích một phần trong tài liệu của Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI) cho biết, Mỹ và các nước đồng minh châu Á, đặc biệt là Australia và Nhật Bản đang gấp rút hoàn thiện một bản kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống Trung Quốc.
Tài liệu của ASPI mang tên Kế hoạch chiến tranh không thể tưởng tượng: Trận chiến Không – Hải và tác động đối với Australia đã được Lầu Năm Góc phát triển từ 3 năm qua và là một thành phần không thể thiếu cho chiến lược “Trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của chính quyền Obama nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên tất cả các mặt trận ngoại giao, kinh tế, thương mại và quân sự.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Mỹ phải tính đến giải pháp sử dụng biện pháp quân sự với Trung Quốc là do nền kinh tế của nước này cùng như kinh tế thế giới ngày càng xấu đi. Việc sử dụng sức mạnh quân sự sẽ thay thế vai trò của kinh tế và ngăn chặn việc Trung Quốc trở thành kẻ chiếm đoạt sức mạnh của Mỹ ở châu Á và trên toàn thế giới. Nhà phân tích Ben Schreer của ASPI cho biết, Lầu Năm Góc đang toan tính một chiến lược quân sự nhằm phát động và đánh thắng trong cuộc chiến tranh lớn chống Trung Quốc.
Theo Lầu Năm Góc, trận chiến Không – Hải là chiến lược phát động một cuộc chiến tranh chủ yếu sử dụng các loại tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa nhằm phá hủy toàn bộ hạ tầng quân sự và bao vây phong tỏa làm tê liệt kinh tế Trung Quốc mà không cần xâm lược.
Tài liệu của ASPI mô tả, trận chiến Không – Hải sẽ được bắt đầu bằng việc Mỹ sẽ tìm cách buộc Trung Quốc phải nổ súng tấn công trước và sau đó Mỹ sẽ tiến hành một chiến dịch đáp trả và thực hiện một chiến dịch kế tiếp đó nhằm làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của quân đội Trung Quốc (PLA), sử dụng các loại tên lửa phá hủy các hệ thống vũ khí trên bộ và phong tỏa từ xa các tàu thuyền thương mại của Trung Quốc ở eo biển Malacca cũng như các nơi khác.
Tuy nhiên, nhà phân tích Schreer của ASPI cho rằng chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA có thể dẫn đến nguy cơ Trung Quốc phản ứng quyết liệt, kể cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, nếu Mỹ phá hủy khả năng theo dõi các tên lửa đang trên đường bay tới mục tiêu, Trung Quốc sẽ cho rằng đây là một cuộc tấn công hạt nhân và có thể trả đũa bằng biện pháp tương tự.
Đến nay, các kế hoạch chuẩn bị cho Trận chiến Không – Hải của Lầu Năm Góc không chỉ dừng lại ở trên giấy tờ. Trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đã âm thầm tổ chức hàng loạt căn cứ quân sự tiền phương để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bố trí lực lượng dày đặc, di chuyển tới 60% lực lượng Hải quân Mỹ về châu Á và phát triển một thế hệ vũ khí mới nhằm phát động một cuộc chiến tranh trên biển và trên không ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Video đang HOT
Mỹ đã di chuyển hơn 60% lực lượng hải quân của mình về châu Á nhằm chuẩn bị cho Trận chiến Không – Hải. (Ảnh minh họa)
Trong kế hoạch này, Triều Tiên đang là cái cớ rất hữu ích để Mỹ triển khai thêm lực lượng quân sự. Mỹ cùng với Nhật đang ráo riết xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo để sẵn sàng vô hiệu hóa những đòn đánh trả của Trung Quốc trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Lầu Năm Góc xác định Nhật Bản và Australia sẽ là trung tâm trong các kế hoạch chiến tranh. Nhật Bản và các căn cứ Mỹ đặt tại Nhật sẽ là “tiền đồn” để bao vây phong tỏa các tàu chiến, tàu ngầm Trung Quốc, đồng thời quân đội Nhật sẽ là lực lượng bổ sung cho quân đội Mỹ.
Trong trận chiến Không – Hải, Australia sẽ là một “chốt chặn” vô cùng quan trọng giúp Mỹ bao vây phong tỏa kinh tế Trung Quốc bằng cách cắt đứt sự lưu thông của tàu thuyền Trung Quốc đi qua khu vực Đông Nam Á. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ này, hồi cuối năm 2011, Mỹ đã được Australia cho phép triển khai Lực lượng Đặc nhiệm Lính thủy đánh bộ ở căn cứ Darwin và mở cửa các căn cứ khác cho tàu chiến và máy bay Mỹ đồn trú. Mỹ cũng hối thúc Australia phải phát triển các loại tàu ngầm có khả năng hoạt động tầm xa để chống lại Hải quân Trung Quốc.
Mặc dù tài liệu của ASPI cũng như Lầu Năm Góc cho rằng chiến lược Không – Hải chỉ nhằm mục đích phòng thủ, nhưng rõ ràng để làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương, chính quyền Obama đang tìm cách thổi bùng những điểm nóng nguy hiểm trong khu vực, kể cả bán đảo Triều Tiên và các điểm nóng khác. Sách Trắng Quốc phòng năm 2009 của Australia đã xác định “có khả năng sẽ cùng Mỹ phát động một cuộc chiến Không – Hải chống Trung Quốc”.
Theo Infonet
Những trận chiến lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam
Trong suốt hơn một thiên niên kỷ qua, quân và dân Việt Nam đã giành được hàng loạt chiến thắng hết sức lẫy lừng trước những kẻ thù hùng mạnh hơn rất nhiều.
Năm 938 đánh dấu sự kiện lịch sử đối với dân tộc Việt Nam khi Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận đại chiến trên cửa sông Bạch Đằng lừng lẫy. Giành lại độc lập cho dân tộc sau hơn 1.000 năm bị phương Bắc đô hộ, trận chiến trên sông Bạch Đằng còn mở ra thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam.
Mô tả trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.
Trước những chiến thuyền hùng mạnh của kẻ thù, Ngô Quyền đã chỉ đạo quân và dân đóng cọc gỗ bịt sắt nhọn xuống lòng sông Bạch Đằng, nay là một con sông chảy giữa thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, cách vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Khi nước triều lên, tất cả cọc bị nước nhấn chìm, khiến kẻ địch không thể phát hiện.
Lừa chiến thuyền của kẻ địch tiến vào bãi cọc đúng thời điểm nước triều rút, tất cả chiến thuyền của quân Nam Hán đều bị phá hủy và chìm xuống đáy nước. Chỉ huy quân Nam Hán là Hoàng tử Lưu Hoằng Tháo cùng quá nửa binh sĩ bị giết trong trận đại chiến trên sông Bạch Đằng lịch sử. Không chỉ giúp bảo vệ non sông đất nước, Hải chiến sông Bạch Đằng còn mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho đất Việt.
Trận chiến trên dòng sông Như Nguyệt
Trận Như Nguyệt là trận đánh lớn, diễn ra ở một khúc trên sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077. Là trận đánh quyết định cho cuộc chiến tranh Tống - Việt. Chiến thắng trên sông Như Nguyệt khiến triều Tống của Trung Quốc không dám cất quân xâm lược, buộc phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia độc lập.
Mô tả phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
Trận chiến trên sông Như Nguyệt do danh tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy. Trước binh lực hùng mạnh của kẻ thù, Lý Thường Kiệt chọn chiến lược phòng thủ. Chọn khu vực phía nam sông Cầu để quyết thủ, Lý Thường Kiệt đã ra lệnh xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để biến nơi đây thành trận địa quyết định của cả cuộc chiến.
Sau thời gian dài không thể tiến về Thăng Long, kinh đô Đại Việt, quân Tống lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan. Thất bại liên tiếp cùng việc bị quân của Lý Thường Kiệt toàn lực tấn công, quân Tống đại bại, buộc phải rút về nước. Chiến thắng của Lý Thường Kiệt được xem là chiến thắng lớn nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt.
Ba trận đại chiến chống quân Nguyên Mông
Khi đế chế Mông Cổ lê vó ngựa khắp thế giới, đội quân hùng mạnh của Thành Cát Tư Hãn nhanh chóng thôn tính một diện tích rộng lớn ở châu Á và châu Âu. Cháu nội Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt đã lập ra triều đại nhà Nguyên ở Trung Quốc. Từ năm 1257 tới 1288, quân Nguyên Mông tổ chức ba đợt tấn công lớn nhằm thôn tính Đại Việt.
Trước 3 lần tấn công của quân Nguyên Mông trong các năm 1257-58, 1284-85 và 1287-88, quân và dân nhà Trần, dưới sự chỉ huy của danh tướng Trần Hưng Đạo, đã liên tiếp đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông, bảo vệ toàn vẹn độc lập chủ quyền của nhà nước Đại Việt. Với chiến thuật "vườn không nhà trống", quân Nguyên Mông hùng mạnh rơi vào cảnh thiếu lương thực để rồi sau đó bị đẩy lùi nhanh chóng.
Trong trận chiến cuối cùng, quân Nguyên Mông dễ dàng giành chiến thắng khi mới tiến đánh Đại Việt. Tuy nhiên, do không thể lấy được lương thực từ người dân địa phương nên đạo quân lớn nhanh chóng lâm vào tình cảnh đói khát, mệt mỏi. Khi bị phản công, quân Nguyên Mông hoàn toàn không có cơ hội đáp trả. Cánh quân thủy bị tiêu diệt hoàn toàn tại tử địa Bạch Đằng, nơi quân Nam Hán từng bị Ngô Quyền tiêu diệt.
Trận Chi Lăng - Xương Giang
Là sự kiện mang tính quyết định trong cuộc chiến chống ách đô hộ của nhà Minh, Trung Quốc, Trận Chi Lăng - Xương Giang, diễn ra từ ngày 8/10 đến ngày 3/11/1447, giúp nghĩa quân Lam Sơn giành chiến thắng quyết định trước kẻ thù, đập tan ách đô hộ của phương Bắc. Với đội quân ban đầu chỉ vài ngàn người, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn không ngừng lớn mạnh, đập tan ách thống trị của nhà Minh với hàng chục vạn binh sĩ.
Lê Lợi.
Năm 1426, khi quân Lam Sơn vây hãm đạo quân của Vương Thông ở Đông Quan, nhà Minh quyết định phái hai đạo quân lớn sang Việt Nam giải cứu. Với đạo quân viện binh lên tới 20 vạn người, nghĩa quân Lam Sơn liên tiếp tổ chức đánh hạ quân địch. Lần lược các tướng nhà Minh đều bị tiêu diệt, trong đó có Liễu Thăng, chỉ huy 10 vạn quân.
Theo Tri thức
Nga - Belarus dàn vũ khí hoành tráng ra tập trận Nga và Belarus đang tiến hành tập trận chiến lược quốc tế Zapad 2013 (Tây 2013) tại năm địa điểm trên cả hai quốc gia. Cuộc tập trận này được Nga và Belarus tiến hành hai năm một lần, kể từ năm 2009 tới nay. Có khoảng 12.000 quân nhân Nga tham gia vào tập trận Zapad 2013. Binh sĩ Nga tham gia...