Mỹ đe doạ áp đặt thêm biện pháp trừng phạt đối với Nga
Ông Daleep Singh, Phó Cố vấn an ninh Quốc gia về kinh tế quốc tế trong chính quyền Tổng thống Joe Biden, cho biết Mỹ có thể áp đặt thêm nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Đồng thời, vị quan chức này nhấn mạnh Nhà Trắng “còn lâu” mới dỡ bỏ các lệnh trừng phạt này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ hôm 16/3. Ảnh: Reuters
“Chúng tôi có thể mở rộng các lệnh trừng phạt, thực hiện các biện pháp mà chúng tôi đã tiến hành và áp đặt chúng lên nhiều mục tiêu và lĩnh vực hơn”, đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Singh nói trong chương trình 60 Minutes của đài CBS.
Vị quan chức này chỉ rõ rằng các lĩnh vực có thể bị nhắm mục tiêu bao gồm lĩnh vực ngân hàng, cũng như dầu khí của Nga. Ông nói: “Chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt nhưng cũng có cả các ngành khác. Tôi không muốn nêu cụ thể nhưng tôi nghĩ Tổng thống Vladimir Putin biết những ngành đó là gì”.
Khi được hỏi liệu Tổng thống Putin có thể làm gì để Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đó, ông Singh nhấn mạnh điều đó không có khả năng xảy ra trong tương lai gần. Ông dự đoán nền kinh tế Nga sẽ chỉ còn một nửa quy mô so với trước khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Ông Singh cũng từ chối bình luận về phản ứng của Nhà Trắng nếu Bắc Kinh tích cực hỗ trợ Moskva né các lệnh trừng phạt.
“Chúng tôi đã rất rõ ràng với Trung Quốc về việc hỗ trợ chiến dịch quân sự và giúp Nga né các lệnh trừng phạt. Chúng tôi cũng đã nói rõ những hậu quả đó sẽ như thế nào”, quan chức này cho biết và nêu rõ chi tiết của hậu quả sẽ được giữ bí mật.
Ngày 24/2, Nga đã phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine sau khi công nhận nền độc lập của hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk (DPR và LPR) tự xưng. Nga cho biết mục tiêu của chiến dịch này là phi quân sự hóa Ukraine.
Để đối phó với hoạt động của Nga, các nước phương Tây đã áp đặt một loạt lệnh trừng phạt toàn diện đối phó với Moskva, bao gồm đóng cửa không phận và các biện pháp trừng phạt nhằm vào nhiều quan chức và thực thể, phương tiện truyền thông và tổ chức tài chính của Nga.
Trung Quốc phủ bóng thượng đỉnh Nga - Mỹ
Dù Biden - Putin thảo luận nhiều về những căng thẳng song phương, yếu tố Trung Quốc vẫn trở thành mối quan tâm chung trong thượng đỉnh Nga - Mỹ.
Trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ ông đã cảnh báo người đồng cấp Nga Vladimir Putin về sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước láng giềng chung hàng nghìn km biên giới với Nga.
Biden nhận định Trung Quốc có tham vọng trở thành "nền kinh tế hùng mạnh nhất và lực lượng quân sự lớn nhất thế giới" và ông hy vọng Nga không muốn rơi vào tình trạng "Chiến tranh Lạnh" với Mỹ khi sát vách có một cường quốc tăng tốc trỗi dậy, trong khi nền kinh tế của Moskva đang chật vật.
Trả lời báo giới trước khi lên chuyên cơ về nước, Biden một lần nữa nhấn mạnh vị thế Moskva đang bị đe dọa bởi tham vọng từ Bắc Kinh. "Nga đang trong tình thế hết sức khó xử. Họ bị Trung Quốc bóp nghẹt và mong muốn giữ vị thế cường quốc của mình", ông nói.
Tổng thống Joe Biden (phải) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp thượng đỉnh ngày 16/6 ở Thụy Sĩ. Ảnh: AFP.
Theo giới quan sát, cuộc gặp thượng đỉnh ngày 16/6 tại Geneva cho thấy Biden muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định với Nga, trong bối cảnh đối đầu Mỹ - Trung gia tăng căng thẳng. Từ trước sự kiện, Tổng thống Mỹ đã kỳ vọng điều chỉnh quan hệ Washington - Moskva sang trạng thái "ổn định và dễ dự đoán", giảm căng thẳng với đối thủ truyền thống và dồn nguồn lực đối phó đối thủ chiến lược mới nổi là Bắc Kinh.
Trong thông cáo chung sau hội nghị, Putin và Biden thống nhất hai nước "có khả năng đạt tiến triển trong những mục tiêu chung, đảm bảo tính dễ dự báo về chiến lược, giảm rủi ro xung đột vũ trang và chiến tranh hạt nhân".
Hai lãnh đạo tái khẳng định phương châm "chiến tranh hạt nhân không có người thắng và không bao giờ được xảy ra". Mỹ và Nga còn cam kết khởi động "Đối thoại Ổn định Chiến lược" trong tương lai gần một cách chủ động và quyết liệt, tạo tiền đề cho các biện pháp giảm rủi ro và kiểm soát vũ khí sau này.
Việc Biden chủ động đề nghị gặp Putin chứng tỏ ông muốn giảm gánh lo trong tam giác quan hệ Mỹ - Trung - Nga. Thời gian qua, nhiều chuyên gia nhận định chính sách ngoại giao cứng rắn của Washington với cả Moskva lẫn Bắc Kinh khiến hai đối thủ xích lại gần nhau hơn. Tình thế "một chọi hai" sẽ dẫn đến bất lợi chiến lược cho Mỹ.
Trước hội nghị thượng đỉnh, một quan chức cấp cao giấu tên trong chính phủ Mỹ cảnh báo Nga - Trung đang chuyển thành một mối quan hệ chiến lược bền vững. "Những gì chúng ta chứng kiến trong thập kỷ qua cho thấy mối quan hệ đó rất có chiều sâu và đáng quan ngại hơn trước. Ở một mức độ nhất định, hai nước gần như trở thành đồng minh", ông nói.
Theo Daniel R. DePetris, nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn chính sách Defense Priorities, Trung Quốc là mối quan ngại chung của Mỹ và Nga. Tài liệu chiến lược an ninh quốc gia được Nhà Trắng công bố hồi tháng 3 coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hàng đầu.
Washington xem Bắc Kinh là "đối thủ duy nhất có tiềm năng kết hợp tổng thể sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để duy trì thách thức lâu dài đến trật tự quốc tế ổn định và cởi mở". Trong khi đó, tuy không chỉ trích công khai, Nga vẫn có nhiều quan ngại về sức ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc sát biên giới nước này.
"Sự hào nhoáng trong quan hệ Nga - Trung đã che mờ đi những bất đồng sâu sắc hơn và mang tính hệ thống giữa hai nước. Có thể Nga quay sang Trung Quốc không phải vì họ muốn thế, mà bởi họ cần Trung Quốc. Moskva bắt đầu xoay trục sang Bắc Kinh trên phương diện kinh tế sau khi nhận hàng loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước này sáp nhập Crimea", DePetris nhận định.
Với quyền lực, sức ảnh hưởng và tham vọng lớn, Trung Quốc đang lấn dần vào vùng ảnh hưởng truyền thống của Nga. Khu vực Trung Á từng không có đối thủ chiến lược nào đủ sức thách thức Moskva, nhưng hàng loạt nước ở đây hiện trở thành một phần quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc dẫn dắt.
Theo giới phân tích, với một lãnh đạo luôn tìm cách khôi phục vị thế cường quốc cho đất nước như Putin, việc Bắc Kinh lấn át ảnh hưởng của Moskva ở Trung Á và các nước từng thuộc Liên Xô là "không thể chấp nhận".
Nga cũng không giấu diếm một số quan ngại về cách Trung Quốc hành xử trên trường quốc tế. Dù kinh tế gặp nhiều khó khăn do lệnh cấm vận từ phương Tây, Moskva vẫn khá dè dặt với những khoản vay từ Bắc Kinh, khi không muốn gánh nợ quá lớn từ nước láng giềng.
Nga dường như không muốn đi vào vết xe đổ của Sri Lanka hay Montenegro, những quốc gia đang chìm trong núi nợ và phải chấp nhận trao quyền kiểm soát một số bến cảng, vị trí chiến lược cho công ty Trung Quốc. Ngoài ra, một số nhà sản xuất quốc phòng Nga thời gian qua cũng đã phàn nàn việc đối tác Trung Quốc sao chép công nghệ vũ khí, quân sự Nga mà không xin phép.
Dù chia sẻ cùng mối lo ngại với Trung Quốc, Nga và Mỹ vẫn tồn tại quá nhiều bất đồng và khó nhanh chóng tái định hướng chính sách đối ngoại. Kịch bản Moskva quay sang bắt tay với Washington để đối phó với Bắc Kinh được coi là rất khó xảy ra.
Tổng thống Putin ngày 16/6 thừa nhận ông nhìn thấy "hy vọng nhen nhóm" cho việc xây dựng niềm tin giữa hai nước. Tuy nhiên, ông lưu ý Washington và Moskva khó cải thiện quan hệ trong một sớm một chiều khi có quá nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Theo giới quan sát, phương án khả thi nhất lúc này cho Biden và Putin là không khiến quan hệ xấu thêm, ngăn Moskva tiến sâu hơn vào quỹ đạo của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Brazil tháng 11/2019. Ảnh: Sputnik.
Hai cuộc họp báo riêng của Putin và Biden sau hội nghị thượng đỉnh phơi bày hàng loạt thách thức cho quan hệ song phương, song lãnh đạo Mỹ vẫn gửi thông điệp sẵn sàng hợp tác với Nga khi điều đó mang lại lợi ích cho đất nước. Biden khẳng định cuộc gặp trực tiếp với Putin giúp Washington xác định những phương diện hai nước cùng chia sẻ lợi ích và có thể hợp tác.
"Chính phủ Biden cần thực tế hơn khi đặt mục tiêu với Nga và tránh sa đà vào những vấn đề lợi bất cập hại, đào sâu bất đồng thay vì cải thiện quan hệ song phương", DePietries nhận định.
Trên thực tế, trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Putin đã tái khẳng định Nga và Trung Quốc phát triển quan hệ đối tác chiến lược chưa từng có tiền lệ. Ông nhấn mạnh sự tin tưởng và hợp tác giữa hai nước đã được nâng tầm trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, công nghệ, quân sự và kỹ thuật.
"Chúng tôi không tin Trung Quốc là mối đe dọa. Đây là điểm quan trọng nhất. Họ không tuyên bố chúng tôi là kẻ thù như Mỹ đã làm", Tổng thống Nga trả lời trong cuộc phỏng vấn với đài NBC của Mỹ .
Những bất đồng trong thượng đỉnh Putin - Biden. Video: Reuters.
'Ván cờ' ngoại giao dầu mỏ của Tổng thống Biden Các chuyển gia đánh giá Tổng thống Joe Biden đã khởi động chương trình "ngoại giao dầu mỏ" với Venezuela, Saudi Arabia và Iran, trong bối cảnh giá "vàng đen" và khí đốt tăng mạnh trên toàn cầu do xung đột Nga-Ukraine. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP Theo hãng thông tấn AP (Mỹ), hiện không rõ điều này có thể giúp...