Mỹ đẩy mạnh huấn luyện UAV, sẵn sàng cho kiểu chiến trường mới
Từ những bài học từ Ukraine, Không quân Mỹ được cho là đang huấn luyện cho các máy bay không người lái (UAV) của nước này để chuẩn bị cho các môi trường chiến đấu khắc nghiệt.
Theo tờ Business Insider, cuộc xung đột Ukraine đã cho Mỹ thấy rõ giá trị của máy bay không người lái ( UAV) cũng như việc giữ loại vũ khí này trong một cuộc xung đột quy mô lớn sẽ khó khăn như thế nào.
Do đó, Lầu Năm Góc đã lên kế hoạch giao cho các hệ thống không người lái thêm nhiều nhiệm vụ. Trong các cuộc tập trận mới đây, các phi công Mỹ đã được huấn luyện cách sử dụng UAV cho các hoạt động khác nhau trong đa dạng môi trường chiến đấu.
Trong một cuộc xung đột quy mô lớn với một đối thủ ngang hàng, các căn cứ không quân lớn nhất của Mỹ và những căn cứ gần tiền tuyến có thể sẽ bị tấn công liên tục. Để đối phó với thách thức này, không quân Mỹ đang huấn luyện để phân tán lực lượng và khiến kẻ thù khó nhắm mục tiêu hơn.
Vào tháng 6, các phi công Mỹ đã lần đầu tiên hạ cánh một UAV MQ-9 Reaper trên đường đất. Việc thử nghiệm đã kiểm chứng khả năng hoạt động của máy bay trong môi trường khắc nghiệt.
Trong cuộc tập trận đó, MQ-9 đã mang thành công một số vật tư cho lực lượng mặt đất. Theo một sĩ quan tham gia cuộc diễn tập, MQ-9 có thể không mang theo nhiều đồ, nhưng nó có thể vận chuyển “những vật phẩm quan trọng đến những địa điểm khắc nghiệt”.
Máy bay MQ-9 tham gia khóa huấn luyện chiến đấu linh hoạt vào tháng 4. Ảnh VỆ BINH QUỐC GIA MỸ
Trong một cuộc tập trận khác vào tháng 7, Mỹ lần đầu tiên dựa vào liên lạc vệ tinh để vận hành MQ-9 Reaper.
Thông thường, UAV có bộ phận phóng và thu hồi, giám sát việc cất cánh và hạ cánh, cũng như bộ phận kiểm soát nhiệm vụ, vận hành máy bay, thường từ cách xa hàng trăm m.
Đối với cuộc tập trận tháng 7, được gọi là Grand Warrior, các phi công được giao trách nhiệm kiểm soát quy trình phóng và thu hồi, sau đó sử dụng liên lạc vệ tinh để triển khai hoạt động cất cánh và hạ cánh.
MQ-9 có khả năng chuyển một số trang thiết bị cần thiết ra chiến trường. Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Những cuộc tập trận này phản ánh ý định của Không quân Mỹ trong việc sử dụng UAV với vai trò rộng hơn, trên khoảng cách xa hơn và từ nhiều căn cứ hơn. Tất cả đều phù hợp với ưu tiên của Mỹ là là chiến đấu linh hoạt nhằm giúp không quân có thể hoạt động an toàn hơn, tránh bị đối thủ theo dõi hoặc áp sát.
Lầu Năm Góc gặp khó?
Bên cạnh việc tăng cường huấn luyện, theo kế hoạch, Lầu Năm Góc cũng muốn mua hàng nghìn máy bay quân sự trong 2 năm tới. Các UAV này được kỳ vọng có thể bay tới mục tiêu, gây nhầm lẫn cho radar, áp đảo hệ thống phòng thủ của đối phương, bắn tên lửa và thu thập thông tin tình báo. Tuy nhiên, tờ The Wall Street Journal nhận định mong muốn chế tạo UAV một cách nhanh chóng và rẻ tiền đang là điều tương đối bất khả thi.
Việc sản xuất hàng loạt UAV lớn và nhỏ là rất quan trọng đối với kế hoạch của Lầu Năm Góc nhằm xây dựng kho vũ khí và đạn dược lớn để đề phòng Trung Quốc, quốc gia mà Bộ Quốc phòng mô tả là đối thủ cạnh tranh chiến lược chính của Mỹ.
Mỹ học hỏi từ cuộc đấu “mèo đuổi chuột” tác chiến điện tử trong xung đột Ukraine
Tuy nhiên, mục tiêu của Lầu Năm Góc phải đối mặt với nhu cầu đang bùng nổ trên thị trường hàng không vũ trụ thương mại, dẫn đến tình trạng thiếu lao động lành nghề, nguyên liệu thô và các bộ phận như thiết bị điện tử tiên tiến. Cần lưu ý rằng năm ngoái, một trong những nhà cung cấp UAV chính của Mỹ, Shield AI, chỉ sản xuất 38 chiếc.
Ngoài ra, các chương trình quốc phòng hiện tại của Lầu Năm Góc cũng đang bị ảnh hưởng bởi những khó khăn trong chuỗi cung ứng. Tập đoàn Boeing (Mỹ) đã đổ lỗi cho sự thiếu hụt nhân viên và phụ tùng là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ cho các chương trình sản xuất máy bay.
Chỉ huy Ukraine nêu điểm yếu chí mạng trong chiến thuật đào tạo của NATO
Một chỉ huy Ukraine thừa nhận nếu ông làm theo chính xác những lời khuyên mà các chuyên gia phương Tây đưa ra trong khi huấn luyện, ông có thể đã thiệt mạng trên chiến trường.
Binh sĩ Ukraine trong một khóa huấn luyện của phương Tây (Ảnh: AFP).
Một chỉ huy Ukraine biệt danh Suleman nói với Financial Times rằng, ông có thể đã thiệt mạng trên chiến trường nếu làm theo chính xác những chỉ dẫn trong chương trình huấn luyện từ phương Tây.
Trước đó, Suleman từng trải qua các khóa đào tạo từ các quân nhân Anh, Mỹ và Ba Lan. Đây là nỗ lực của phương Tây nhằm huấn luyện hàng nghìn binh sĩ Ukraine nhằm đối phó với lực lượng Nga trong cuộc chiến kéo dài gần 19 tháng qua.
Tuy nhiên, một số binh sĩ thừa nhận, những chiến thuật và nguyên tắc họ học được từ phía NATO thường không thích hợp để thực hiện trên chiến trường.
"Nếu tôi chỉ làm theo những gì quân đội phương Tây dạy, tôi sẽ thiệt mạng", Suleman, một chỉ huy lực lượng đặc biệt ở trung đoàn 78 của Ukraine, thừa nhận với báo Anh.
Trong quá trình huấn luyện, Suleman cho biết đã được đưa ra "một số lời khuyên tốt" nhưng cũng có "những lời khuyên không tốt, ví dụ như cách xử lý các chiến hào của đối phương. Tôi nói với họ (sĩ quan huấn luyện NATO) rằng cách đánh như vậy sẽ khiến chúng tôi thiệt mạng".
Suleman không phải là binh sĩ Ukraine duy nhất cho rằng chương trình huấn luyện của NATO không phù hợp hoàn toàn với thực tế chiến trường.
Một trung sĩ tình báo cấp cao trong Lữ đoàn cơ giới số 41, người có biệt danh là "Dutchman", tháng trước thừa nhận: "Tôi không muốn nói bất cứ điều gì chống lại các đối tác của chúng tôi, nhưng họ không hiểu rõ hoàn cảnh và cách chiến đấu của chúng tôi".
Những binh sĩ Ukraine tin rằng những người hướng dẫn họ chưa bao giờ tham gia một cuộc chiến nào giống như xung đột Nga - Ukraine - cuộc đụng độ đầu tiên giữa 2 nền quân đội được trang bị vũ khí hạng nặng trong nhiều thập niên vừa qua.
Hầu hết các lực lượng phương Tây đều trải qua những cuộc xung đột quy mô nhỏ hơn như ở Iraq và Afghanistan, nơi phía của họ có lợi thế to lớn về tài nguyên và công nghệ vượt trội hơn nhiều.
Dutchman thừa nhận: "Chúng tôi cần mọi người hiểu cách xử lý chiến hào, tiến vào chiến hào một cách hiệu quả, cách ném lựu đạn hiệu quả, cách không mắc bẫy, hiểu loại lựu đạn mà người Nga ném - về cơ bản là để hiểu đối phương".
Trong một số trường hợp, Ukraine đã quyết định thay đổi chiến thuật họ đã được học trong khóa huấn luyện vì nó tỏ ra không hiệu quả trong cuộc phản công, New York Times cho biết.
Một báo cáo do Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia (RUSI) có trụ sở tại Anh công bố hồi đầu tháng này khuyến nghị các quốc gia phương Tây nên ngừng đào tạo người Ukraine trở thành sĩ quan kiểu NATO.
RUSI cảnh báo, các hoạt động huấn luyện nên bám sát vào các đặc điểm trên chiến trường mà người Ukraine đang chiến đấu, thay vì tuân theo các tiêu chuẩn của NATO. Nếu việc huấn luyện diễn ra một cách lý thuyết, nó có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố khi chiến đấu trực tiếp.
Ví dụ, RUSI chỉ ra rằng NATO đang huấn luyện binh sĩ Ukraine cách áp đảo bằng hỏa lực, tuy nhiên, Kiev khó thực hiện điều này vì tiềm lực của Nga vượt trội hơn hẳn. Chính vì vậy, hoạt động huấn luyện đang không bám sát với thực tế trên chiến trường.
Lính Ukraine học lái xong M1 Abrams, 10 chiếc đầu tiên sắp ra chiến trường Các binh sĩ Ukraine đã hoàn thành khoá huấn luyện điều khiển xe tăng M1 Abrams và 10 chiếc đầu tiên loại này sẽ được chuyển giao cho Kiev trong 2 tuần nữa. Tờ Politico ngày 31/8 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Martin O'Donnell xác nhận, khoảng 200 binh sĩ Ukraine đã hoàn tất khoá huấn luyện điều khiển...