Mỹ đẩy mạnh cung cấp vũ khí cho Ukraine bằng đường biển
Giới chức Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã mở rộng chuyển giao vũ khí cho Ukraine bằng đường biển để hỗ trợ nước này đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
Binh sĩ Ukraine bắn lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp. Ảnh: AFP
Theo đài RT, khi Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Lầu Năm Góc chủ yếu dựa vào các máy bay chở hàng để gửi viện trợ cho Chính phủ Ukraine. Vài tuần sau khi chiến sự bùng nổ, Washington bắt đầu sử dụng các tuyến đường biển để gửi một số vũ khí tới Ukraine. Sau đó, phương thức vận chuyển bằng đường biển được mở rộng đáng kể, khi Washington bắt đầu gửi các khẩu lựu pháo và vũ khí hạng nặng khác cho Ukraine.
Đại tá Lục quân Steven Putthoff, Phó Chỉ huy Bộ Tư lệnh Vận tải Mỹ, cho biết: “Khi chúng tôi bắt đầu cung cấp lựu pháo cho Kiev, chúng tôi biết rõ rằng họ sẽ cần thêm đạn dược. Vì vậy, chúng tôi lên kế hoạch trước, sau đó bắt đầu sử dụng phương thức vận tải biển nhiều hơn để viện trợ cho Kiev, đôi khi đạt mục tiêu trước yêu cầu”.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng máy bay vận chuyển vũ khí từ Mỹ đến châu Âu nhanh hơn nhiều, nhưng tàu có thể chở nhiều vũ khí hơn. Tờ Washington Post bình luận rằng việc chuyển đổi phương thức cung cấp vũ khí của Lầu Năm Góc báo hiệu giai đoạn mới của cuộc xung đột, khi Ukraine và các đồng minh chuẩn bị ứng phó với kịch bản được dự đoán là một cuộc xung đột khốc liệt, có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm nữa.
Video đang HOT
Các quan chức quốc phòng Mỹ từ chối tiết lộ chi tiết các tuyến đường vận tải biển cụ thể được sử dụng để chuyển vũ khí tới Ukraine. Tuy nhiên, giới chức cho biết một số vũ khí đến từ Mỹ trực tiếp được chuyển tới chiến trường, trong khi số khác bổ sung cho kho dự trữ của Mỹ tại châu Âu, nơi từng chuyển vũ khí tới Ukraine trước đó.
Mỹ là nhà tài trợ vũ khí hàng đầu của Ukraine. Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt đến nay, quốc gia này đã cung cấp cho Ukraine hàng tỷ USD viện trợ quân sự và tài chính, cũng như các dữ liệu tình báo. Các loại vũ khí mà Mỹ đã chuyển giao cho quân đội Ukraine bao gồm hàng nghìn tên lửa phòng không Stinger, tên lửa chống tăng Javelin, bệ phóng tên lửa HIMARS, pháo M777 và hàng trăm chiếc máy bay không người lái chiến đấu.
Vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố khoản viện trợ quân sự lớn nhất từ trước đến nay cho Ukraine trị giá gần 3 tỷ USD. Gói viện trợ mới này được công bố trong bối cảnh giao tranh vẫn tiếp diễn ở miền nam và đông Ukraine. Khoản viện trợ này sẽ giúp củng cố năng lực của quân đội Ukraine trong vòng 2 năm tới khi được trang bị các hệ thống phòng không, pháo binh, radar, máy bay trinh sát không người lái. Trước đó, Mỹ cũng đã cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ trị giá 775 triệu USD.
Nga đã nhiều lần cảnh báo về hành động “bơm” vũ khí cho Ukraine của Mỹ và các đồng minh, cho rằng chúng chỉ kéo dài xung đột và làm tăng nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp giữa Moskva và NATO. Nga cũng tuyên bố họ sẽ coi các lô vũ khí phương Tây cấp cho Kiev là mục tiêu tấn công hợp pháp của Moskva.
Mỹ cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn số lượng công bố
Hôm 22/8, tờ Politico của Mỹ đưa tin chính quyền nước này có thể đã cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí nhưng không thông báo công khai.
"Có thông tin cho rằng Mỹ đã cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn những gì mà Washington đã thông báo công khai", bài viết trên tờ Politico cho biết.
Thông tin trên được đưa ra sau khi sau một đại diện cấp cao của Lầu Năm Góc thừa nhận trong một cuộc họp báo cuối tuần trước rằng Mỹ đã chuyển giao tên lửa chống radar HARM cho Ukraine mà không thông báo công khai. Vị quan chức này tiết lộ: "Khi lần đầu tiên tuyên bố về việc cung cấp tên lửa HARM cho Ukraine, chúng tôi đã đưa ra thông báo không cụ thể. Chúng tôi chỉ nói rằng đang cung cấp cho Ukraine tên lửa có khả năng chống radar".
Sau đó, tờ Yahoo News cũng đưa tin Mỹ đã vận chuyển tên lửa đạn đạo chiến thuật dẫn đường ATACMS cho Ukraine. "Nếu thông tin này là chính xác thì điều này sẽ đi ngược lại những gì Mỹ đã thông báo công khai", bài báo của Politico viết.
Ngoài ra, các nguồn tin của Politico cũng cho biết gói viện trợ quân sự mới cho Kiev được công bố vào tuần trước còn bao gồm pháo dẫn đường Excalibur. Loại vũ khí này cũng không được đề cập tới trong thông báo chính thức của Lầu Năm Góc. Hơn nữa, tờ báo Mỹ cũng nhận được thông báo chính thức rằng Chính quyền Washington đã chuyển giao cho Quốc hội gói viện trợ gần đây. Tờ Politico dẫn nguồn thạo tin cho biết vũ khí được chuyển đến Ukraine không bị giới hạn so với những gì được nêu trong thông báo công khai.
"Đây chỉ là suy đoán. Không thành viên nào của chính quyền xác nhận hoặc ám chỉ có những chuyến hàng vũ khí bí mật được đưa đến Ukraine. Ngay cả khi điều này có thật, rất ít hoặc không có khả năng họ sẽ chia sẻ bí mật đó với chúng tôi", tờ Politico bình luận.
Hôm 19/8, Lầu Năm Góc đã thông báo gói viện trợ quân sự mới nhất trị giá 775 triệu USD cho Ukraine - bao gồm máy bay không người lái (UAV) giám sát Scan Eagle, tên lửa chống bức xạ tốc độ cao (HARM) tích hợp hệ thống radar trên mặt đất và pháo cỡ nòng 105 mm. Đây là lần đầu tiên Mỹ gửi UAV giám sát Scan Eagle cho Ukraine kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở quốc gia láng giềng.
Theo truyền thông Mỹ, gói viện trợ mới nhất nâng tổng số chi phí viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine lên khoảng 10,6 tỉ USD.
Về phần mình, Nga đã nhiều lần cảnh báo việc phương Tây "bơm" vũ khí cho Ukraine chỉ khiến xung đột kéo dài và làm tăng nguy cơ xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO. Nga cũng tuyên bố bất cứ lô vũ khí nào của nước ngoài đến Ukraine đều có thể trở thành mục tiêu tấn công chính đáng của Moskva.
Loại tên lửa nào của Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine? Tên lửa chống bức xạ của Mỹ được coi là "chìa khóa" trong cuộc xung đột của Ukraine với Nga. Hình ảnh chiếc MiG-29UB Fulcrum của Không quân Ukraine được tích hợp tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88. Ảnh: MoD/DOD Ukraine Tên lửa chống bức xạ do Mỹ cung cấp đã giúp khống chế một số hệ thống vũ khí...