Mỹ “đau đầu” việc nhận dạng hài cốt binh sĩ được Triều Tiên trao trả
Quân đội Mỹ sẽ đối mặt với một nhiệm kỳ rất khó khăn trong việc nhận dạng hài cốt của các binh sĩ Mỹ mất tích trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), trong bối cảnh Lầu năm góc chuẩn bị nhận lại các bộ hài cốt từ Triều Tiên trong những ngày tới, các chuyên gia và các quan chức cho biết.
Các binh sĩ Triều Tiên khiêng quan tài chứa hài cốt được tin là của binh sĩ Mỹ trong lễ bàn giao hài cốt năm 1998 (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại thượng đỉnh lịch sử ở Singapore hồi tuần trước, ngày 21/6 cho hay Bình Nhưỡng đang trong quá trình hoàn trả hài cốt của các binh sĩ Mỹ mất tích trong cuộc chiến.
Lầu năm góc cho biết giới chức Triều Tiên trước đây tiết lộ họ có hài cốt của tới 200 binh sĩ Mỹ, và bản thân ông Trump cũng nhắc tới con số đó.
Giới chức Mỹ cho hay các hài cốt dự kiến được chuyển cho Trung tâm chỉ huy Liên hợp quốc tại Hàn Quốc ở căn cứ không Osan gần Seoul, sau đó được chuyển tới Trung tâm không quân Hickam tại Hawaii.
Tại Hawaii, các chuyên gia pháp y sẽ đối mặt với thách thức nhằm nhận dạng các hài cốt. Các kỹ thuật mà họ có thể sử dụng là phân tích các bức ảnh cũ, so sánh ADN từ các hài cốt với ADN của người thân các binh sĩ mất tích và phân tích nha khoa.
Một quan chức nắm rõ về tiến trình nhận dạng cho biết các hài cốt có thể không được tách rời từng người và có thể bao gồm những người không phải công dân Mỹ.
Quan chức giấu tên trên cho hay có thể mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, để nhận dạng các hài cốt.
Ông Luis Fondebrider, chủ tịch Nhóm pháp lý Argentine, một tổ chức phi chính phủ chuyên áp dục khoa học pháp y vào điều tra các vụ vi phạm nhân quyền, cho biết những trường hợp hài cốt bị dính vào nhau là khó nhất, vì các chuyên gia cần xác định phần xương nào thuộc về cùng một người.
Độ vỡ của xương cũng rất quan trọng, và sự hư hỏng, như do nằm ở dưới đất, cũng ảnh hưởng tới việc có lấy được ADN hay không, ông Fondebrider nói thêm.
Trong quá khứ, quân đội Mỹ khó nhận dạng các hài cốt mà Triều Tiên chuyển giao, dù Triều Tiên cũng bàn giao các thẻ thông tin cùng với các hài cốt, theo một báo cáo nghiên cứu của Tập đoàn RAND năm 1994.
Từ năm 1990 đến 1992, Triều Tiên đã ban giao 46 bộ hài cốt, theo báo cáo trên.
Video đang HOT
“Các thông tin của Triều Tiên liên quan tới các hài cốt đã cho thấy không chính xác. Ví dụ 46 bộ hài cốt nhưng thực chất là các mảnh xương của hơn 70 cá nhân”, báo cáo cho hay. Các phân tích pháp y cho thấy không số nào trong đó là người Mỹ.
Richard Downes, người có cha mất tích trong Chiến tranh Triều Tiên và hiện là chủ tịch Liên minh các gia đình có tù binh và người mất tích trong Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Lạnh, lạc quan rằng thượng đỉnh Trump-Kim có thể dẫn tới việc trao trả thêm nhiều hài cốt khác.
“Chúng ta đã nhìn thấy điều này trước kia, và đó là khi các ngôn từ trên giấy và những lời hứa được đưa ra, và giờ là hành động”, ông nói.
Một cách thức hiệu quả hơn nhằm hồi hương các hài cốt là thành lập một ủy ban chung giữa các nhà nghiên cứu Mỹ và quân đội Triều Tiên, ông Downes nói.
Mỹ đã tiến hành các hoạt động tìm kiếm chung từ năm 1996 đến 2005. Biện pháp này cho phép các nhà nghiên cứu giữ các hài cốt nguyên vẹn và bảo vệ các manh mối liên quan.
Các số liệu của quân đội Mỹ cho thấy khoảng 7.700 quân nhân Mỹ vẫn mất tích trong Chiến tranh Triều Tiên. Hơn 36.500 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc chiến này.
An Bình
Theo Dantri
Phá bỏ di sản Chiến tranh Lạnh: Bàn Môn Điếm và quán tính của tư duy lỗi thời
Thời khắc Moon-Kim tháng 4 năm 2018 là thời khắc một dân tộc thực hiện quyền tự quyết, lên tiếng và hành động theo chi phối của logic nội tại.
Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bước qua biên giới hai miền vào ngày 27/4/2018 để tiến vào khu nhà Hòa bình, Bàn Môn Điếm, chắc chắn gần 77 triệu người Triều Tiên đã trải qua những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của khao khát hòa bình, hòa hợp và của mong ước non sông thu về một mối.
65 năm thăng trầm, sóng gió và chia cắt. Mỗi bên đều có niềm tự hào riêng. Nhưng mỗi khi nghĩ đến vĩ tuyến 38, khu DMZ, Bàn Môn Điếm, chắc chắn họ đều tự thấy sứ mệnh lớn của dân tộc vẫn còn dang dở.
Khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un bước qua biên giới hai miền vào ngày 27/4/2018 để tiến vào khu nhà Hòa bình, Bàn Môn Điếm, chắc chắn gần 77 triệu người Triều Tiên đã trải qua những cung bậc cảm xúc mãnh liệt của khao khát hòa bình, hòa hợp và của mong ước non sông thu về một mối.
Chiến Tranh Lạnh và sự thật bị khuất lấp
Ngày 27/7/1953, tại Bàn Môn Điếm, trước đó chỉ như một địa danh ít người biết đến thuộc tỉnh Gyeonggi, nằm trên phần lãnh thổ phía Hàn Quốc ngày nay, các bên liên quan gồm Mỹ, Trung Quốc, Triều Tiên đã ký kết Hiệp định đình chiến sau ba năm giao tranh.
Sau này Bàn Môn Điếm trở nên nổi tiếng đối với du khách quốc tế không chỉ bởi ý nghĩa lịch sử mà còn bởi nó nằm ngay sát biên giới hai miền, nơi được cho là có sự bố trí lực lượng quân sự dày đặc và nguy hiểm nhất thế giới. Tại DMZ, du khách muốn tham quan phải ký kết vào biên bản tự chịu trách nhiệm cho sự an toàn tính mạng của chính bản thân mình.
Hiệp định ngưng chiến tạm thời chấm dứt tiếng súng nhưng không phải là một cam kết hòa bình.
Hay nói cách khác, bán đảo Triều Tiên trong hơn 6 thập kỷ qua vẫn chưa thoát khỏi tình trạng chiến tranh. Mỗi khi miền Bắc thử hạt nhân hay Mỹ-Hàn tập trận quy mô lớn, bóng ma chiến tranh lại trở về.
Trong suốt hơn sáu thập kỷ đó, thù địch là thái độ chính yếu. "Chính sách Ánh dương" về đối thoại và hòa giải của nhà lãnh đạo đạt giải Nobel hòa bình Kim Daejung chỉ như ánh sao băng.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên được định danh khác biệt. Từ "Cuộc xung đột Triều Tiên" đến "Cuộc chiến bị lãng quên" và rồi "Cuộc chiến không được biết", vì nó đã không gây được sự chú ý như cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai và Chiến tranh Việt Nam do Mỹ tiến hành về sau. Phía Hàn Quốc gọi đó là "cuộc chiến tranh ngày 25 tháng 6" căn cứ vào ngày khởi phát cuộc chiến. Còn Triều Tiên chính thức ghi là "Chiến tranh giải phóng Tổ quốc" trong khi Trung Quốc nói "Kháng Mỹ viện Triều".
Dù thế nào, đó cũng là một trong những cuộc chiến tranh khốc liệt nhất thế kỷ 20. Hàng triệu người chết và bị thương (dù thống kê các bên không khớp nhau). Kinh tế thiệt hại nặng nề. Hàng trăm nghìn gia đình ly tán. Đất nước bị chia đôi.
Sau năm 1953, Mỹ hậu thuẫn thành lập chính phủ Hàn Quốc còn Liên Xô, Trung Quốc hỗ trợ Triều Tiên. Không khí thù địch, căng thẳng, có lúc như bên miệng hố chiến tranh. Đối đầu Bắc Nam có phần khởi phát từ lịch sử nhưng Chiến tranh Lạnh đã tạo bối cảnh.
Trên thực tế, Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến tranh nóng đầu tiên thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nơi đưa đến khái niệm "chiến tranh hạn chế" cho những quốc gia chủ chiến trong thế kỷ 20.
Chiến tranh Lạnh, trạng thái đối đầu không tiền lệ, mang hàm ý phân biệt chiến tuyến rõ nét. Không dẫn đến xung đột quân sự toàn cầu nhưng hàng chục cuộc chiến cục bộ, khu vực đã xảy ra tại Việt Nam, Triều Tiên, Trung Đông, Mỹ La tinh và châu Phi.
Điểm đáng chú ý khác, Chiến tranh Lạnh không chỉ hàm chứa mâu thuẫn giữa hai thực thể tưởng chừng như nguyên khối. Năm 1966, với chủ trương ly tâm, Charles de Gaulle rút Pháp ra khỏi NATO. Ở bên kia, mâu thuẫn giữa hai "người anh" XHCN đã dẫn đến cuộc chiến biên giới Xô-Trung chớp nhoáng năm 1969.
Vô số những rào chắn đó khiến cách hiểu về Chiến tranh Lạnh phức tạp hơn chúng ta nghĩ.
Những nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 hay Hội nghị Bandung năm 1955 tiến bộ ở chỗ đó, tức là thừa nhận vai trò của quyền tự quyết dân tộc. Và bởi vậy, một sự thật, một cách nhìn tự thân từ bên trong cá thể mỗi một quốc gia-dân tộc cần được thừa nhận, vốn có xu hướng bị khuất lấp bởi bức màn đối đầu địa chính trị toàn cầu.
Phá bỏ "khuôn phép", xây dựng tương lai
Không phải các cường quốc bên ngoài mà chính các quốc gia nhỏ hơn luôn có quyền và có thể tự quyết định vận mệnh. Cùng vì lẽ đó, nhiều quốc gia Á-Phi-Mỹ La tinh sau này đều đi theo con đường của độc lập, tự chủ về đối ngoại.
Thời khắc Moon-Kim tháng 4 năm 2018 là thời khắc một dân tộc thực hiện quyền tự quyết, lên tiếng và hành động theo chi phối của logic nội tại. Tác động từ bên ngoài tuy quan trọng nhưng không quyết định. Bởi vậy, cuộc gặp Trump-Kim tới đây, nếu có, cũng sẽ chẳng có ý nghĩa nhiều nếu Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn chưa vượt qua được não trạng đối đầu trực tiếp.
Di sản Chiến tranh Lạnh không chỉ là Bàn Môn Điếm cho dù đó là một trong những biểu tượng quan trọng cuối cùng. Bức tường Berlin đã đổ nhưng quán tính của "khuôn phép" tư duy kiểu cũ,lỗi thời chưa mất đi. Trong chiến tranh thương mại gần đây, Bắc Kinh cáo buộc Washington quay lạitư duy "kiểu Chiến tranh Lạnh" trong khi Nga, Mỹ vẫn chỉ trích nhau dùng tâm lý chiến như thời lưỡng cực.
Một nhà tâm lý học từng nói, loài người đã đạt nhiều tiến bộ về vật chất ngoài sức tưởng tượng nhưng trong hàng nghìn năm, thậm chí lâu hơn,tâm lý không thay là bao. Vẫn yêu ghét, sợ hãi và hy vọng.
Để nhìn vào mặt tích cực của vấn đề nhiều khi phải đợi đến "cùng tắc biến", hay giải pháp cuối cùng.
Nhân dân Triều Tiên hai miền lúc này chắc hẳn không muốn đi xa hơn nữa theo tư duy nhị nguyên đó. Họ không muốn dính dáng gì nữa đến trò chơi có tổng số bằng không mang tính loại trừ lẫn nhau.
Bánh xe sẽ không quay lùi. Nhưng với điều kiện là hai bên ký hòa ước, bình thường hóa và bàn giải pháp thống nhất. Bàn Môn Điếm đã là làng đình chiến và sau thượng đỉnh Moon-Kim, nó cơ hội trở thành làng hòa bình.
Nếu không bỏ lỡ, dù muộn, không chỉ nhân dân Triều Tiên mà nhân loại tiến bộ sẽ vượt qua thêm được một lằn ranh lịch sử đầy khó khăn.
Theo Thạch Hà
Vietnamnet
Phát hiện sốc về đường hầm bí mật của Kim Jong Un Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã dùng những đường hầm bí mật để kiểm tra hạt nhân và điều này đã không qua mắt được máy quét vệ tinh. Ở Triều Tiên có nhiều đường hầm bí mật và trong nhiều năm qua, hình ảnh vệ tinh đã theo dõi được những chuyển động xung quanh những đường hầm này....