Mỹ đặt thêm chốt gác quanh Trung Quốc
Theo một nhịp độ nhất định, Washington liên tục đưa ra các cảnh báo tới Bắc Kinh song song với việc đẩy mạnh do thám gần Trung Quốc, như một câu trả lời rõ nhất cho việc tăng cường sự hiện diện tại châu Á, mà cụ thể là tại Biển Đông. Động thái đó ngay lập tức làm mếch lòng Trung Quốc khi một quan chức cấp cao của nước này cho rằng “cú huých”đã làm rạn nứt mối quan hệ đôi bên.
Ảnh minh họa: China.org
Theo thông tin đăng tải trên tạp chí Foreign Policy số tháng 8, Mỹ đã cho xây dựng đường băng loại nhỏ trên đảo Saipan ở Thái Bình Dương nhằm đề phòng trường hợp căn cứ quân sự trên đảo Guam hoặc sân bay ở phía Tây Thái Bình Dương bị phong tỏa hay bị các tên lửa Trung Quốc tấn công. Ngoài ra, Không quân Hoa Kỳ còn tỏa ra các hướng tới Australia, Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines… để “tăng cường lực lượng”.
Tuy Lầu Năm Góc luôn khẳng định chiến lược này không nhắm tới một quốc gia cụ thể nào, song, chuyên gia của Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế Anthony Cordesman nhận định rằng những căn cứ quân sự nói trên nhằm đề phòng tham vọng của Trung Quốc tại Thái Bình Dương trong tương lai.
Trên Hoa Đông, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain ngày 21/8 phát biểu tại Tokyo đã khẳng định quan điểm đứng về phía Nhật Bản trong các tranh chấp. “Đây không phải vấn đề đem ra thảo luận bởi Trung Quốc đang xâm phạm những quyền lợi cơ bản của Nhật Bản trong vấn đề quần đảo Senkaku”, ông John khẳng định.
Trước đó, trước cách hành xử hăm dọa của Trung Quốc trên Biển Đông và biển Hoa Đông, lần lượt các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ, từ các Nghị sỹ, tới Bộ trưởng Quốc phòng, hay tới cả Tổng thống Obama đều đã đưa ra các lời cảnh báo và yêu cầu Bắc Kinh không sử dụng cũng như đe dọa sử dụng vũ lực trên vùng biển này.
Ngay lập tức, Giám đốc Văn phòng Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc Quan Hữu Phi đã vội vàng lên tiếng ám chỉ các hoạt động trính thám của Mỹ là “động thái nguy hiểm” và “ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ hai nước”. Riêng về vấn đề Đài Loan, ông này còn lớn tiếng đề nghị Mỹ cần có cái nhìn sáng suốt khi bán F-16 cho đảo này.
Sự hậm hực như được nhân lên khi Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Quốc phòng quốc gia Trung Quốc Mạnh Tường Thanh “trách” Washington không có những bước thay đổi bền vững trong nhiều năm qua để “nâng mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới”.
Video đang HOT
Song, có thể thấy một mặt Bắc Kinh đang lôi kéo các nước đang tham gia vào vấn đề Biển Đông nhằm tạo vây cánh, mặt khác Trung Quốc vẫn tiếp tục củng cố sức mạnh của các “lực lượng chấp pháp” để sẵn sàng đối phó với cái gọi là “ảnh hưởng tới lợi ích hàng hải” của họ. Sự hợp nhất Hải giám, Ngư chính, Hải quan, Cảnh sát biển với hơn 16 ngàn nhân viên và 11 đội tàu, máy bay hoạt động trải dài từ Biển Hoa Đông xuống Biển Đông để có được Hải cảnh càng cho thấy khả năng hoạt động trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông hay Hoa Đông ngày càng được nâng cao, gây quan ngại cho các quốc gia láng giềng. Nhà phân tích Alex Pape thuộc IHS Jane mô tả số tàu Hải cảnh của Trung Quốc được trang bị rất nhiều các trang thiết bị khác nhau. “Va chạm với các nước láng giềng trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi”, ông Arthur Ding thuộc Đại học Chính trị ở Đài Loan nhận định.
Ngày 20/8, 3 tàu Trung Quốc đã rời cảng Thanh Đảo để tham gia tập trận chung với quân đội Mỹ ở ngoài khơi Hawaii, ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng hai nước khẳng định sẽ tăng cường hợp tác quân sự, trong bối cảnh căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn không ngừng leo thang.
Theo Song moi
Nhật, Philippines khiến Trung Quốc "toát mồ hôi"
Nhật Bản và Philippines vừa đồng loạt có những bước đi khiến Trung Quốc phải "toát mồ hôi" vì lo ngại. Nếu như Tokyo tìm cách tăng ngân sách quốc phòng lên cao nhất trong hai thập kỷ và thiết lập một lực lượng kiểu thủy quân lục chiến thì Philippines đang tiến sát gần hơn đến việc mở cửa đưa thêm quân Mỹ vào nước này.
Tàu chiến Nhật Bản
Nhật thành lập lực lượng giống thủy quân lục chiến
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (30/8) tiết lộ, cơ quan này đang hướng tới mục tiêu tăng ngân sách quốc phòng lên mức cao nhất trong hai thập kỷ trở lại đây với một phần được dành cho việc thiết lập một lực lượng tương tự thủy quân lục chiến.
Theo giới chức quân sự Nhật Bản, nước này muốn ngân sách quốc phòng tăng lên 49 tỉ USD, tăng 3% so với năm ngoái. Đây là mức tăng lớn nhất trong vòng 22 năm trở lại đây. Điều đáng chú ý là phần lớn số tăng chi tiêu quốc phòng sẽ được dành cho nhiệm vụ bảo vệ các quần đảo ở xa.
Nếu đề xuất tăng ngân sách lên 3% cho năm tài chính 2014, bắt đầu từ tháng Tư tới, được phê duyệt thì đây sẽ là mức tăng liên tục 2 năm liền sau mức tăng 0,8% ngân sách quốc phòng hiện nay.
Trong đề xuất về ngân sách quốc phòng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch thiết lập một lực lượng đổ bộ đặc biệt càng sớm càng tốt nhằm phục vụ cho mục đích bảo vệ quần đảo phía nam và có thể giành lại được quần đảo này trong trường hợp nó bị kẻ thù xâm lược. Nhật Bản sẽ chi 1,3 tỉ yên Nhật để mua hai phương tiện tấn công đổ bộ đồng thời dành 1,5 tỉ yên đẻ mở các căn cứ đào tạo nhằm đẩy mạnh năng lực đổ bộ của thành viên lực lượng sắp thành lập nói trên. Ngoài ra, Nhật cũng tăng cường tham gia các chương trình huấn luyện do Thủy quân Lục chiến Mỹ chủ trì, hướng dẫn.
Thủy quân Lục chiến thường được coi là lực lượng tấn công trong khi Hiến pháp Nhật Bản cấm nước này thực hiện các hành động thù địch và giới hạn vai trò của Lực lượng Vũ trang Nhật Bản chỉ ở mức phòng vệ dù lực lượng này được trang bị rất thiện chiến.
Trong khi đó, Lực lượng Phòng không Nhật Bản sẽ thiết lập một đơn vị cảnh báo sớm mới ở khu vực phía nam với một loạt máy bay được trang bị hệ thống radar hiện đại. Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ nghiên cứu toàn diện về khả năng mua 4 chiếc máy bay máy bay vận tải cánh quạt nghiêng Osprey - thứ vũ khí được ví là "hung thần chiếm đảo", có khả năng cất, hạ cánh thẳng đứng giống như một chiếc trực thăng.
Tokyo hy vọng, với những chiếc máy bay cánh quạt nghiêng như Osprey và những chiếc máy bay do thám như Global Hawk sẽ giúp nước này bảo vệ các quần đảo ở xa. Global Hawk có thể bay nhanh như một máy bay nhưng hạ cánh giống như một chiếc trực thăng.
"Để đáp trả nhanh chóng trước những cuộc tấn công vào một quần đảo, việc duy trì và đảm bảo ưu thế trên không là không thể thiếu, cũng giống như ở trên biển", Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh.
Trong số danh sách những vũ khí lớn mà Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang hướng tới có một tàu khu trục trị giá 73,3 tỉ yên Nhật, một tàu ngầm trị giá 51,3 tỉ yên và một tàu giải cứu tàu ngầm trị giá 50,8 tỉ yên.
Tất cả những động thái trên phản ánh chính sách ngoại giao ngày càng quyết liệt và chính sách quân sự ngày càng tích cực của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe. Điều này diễn ra trong bối cảnh Tokyo và Bắc Kinh đang đối đầu nảy lửa vì cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Mỗi bước đi hiện nay của Tokyo đều được cho là nhằm vào Bắc Kinh. Thủ tướng Abe từ lâu đã bày tỏ mối quan ngại về quốc phòng khi Trung Quốc gần đây tăng cường sự hiện diện của hải quân ở vùng lãnh hải xung quanh Nhật Bản. Vì thế, ông này đang kêu gọi và tích cực triển khai các kế hoạch nhằm củng cố sức mạnh quân sự cho Nhật Bản cũng như tăng cường mối quan hệ liên minh chặt chẽ với Mỹ.
Việc Nhật Bản tìm cách tăng chi tiêu quốc phòng mạnh nhất trong hơn hai thập kỷ đồng thời thiết lập một lực lượng thủy quân lục chiến và mua sắm một loạt vũ khí với mục tiêu bảo vệ đảo chắc chắn sẽ khiến nước láng giềng Trung Quốc giật mình lo ngại
Mỹ sắp đưa thêm quân vào Philippines ?
Không chỉ Nhật Bản mà Mỹ và Philippines cũng đang khiến Trung Quốc toát mồ hôi vì lo ngại. Theo các nguồn tin từ Philippines, nước này đang tiến sát gần hơn đến một thỏa thuận tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trên lãnh thổ của mình sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel với Tổng thống Philippines Benigno Aquino ở thủ đô Manila ngày hôm qua.
Hai nhà lãnh đạo đã "tái khẳng định về những tiến bộ mà hai nước đã đạt được" trong những cuộc đàm phán được khởi động từ hồi đầu tháng này về việc cho phép Mỹ tăng cường sự hiện diện lớn hơn trên lãnh thổ của Philippines, ông chủ Lầu Năm Góc cho hay.
"Tiến bộ này rất đáng hoan nghênh và là dấu hiệu đầy khích lệ. Tôi khẳng định, các nhóm đàm phán đang nỗ lực hết sức để hoàn thiện khung thỏa thuận trong tương lai gần", Bộ trưởng Hagel tiết lộ với giới phóng viên ở thủ đô Manila .
Tăng cường sự hiện diện của binh lính Mỹ trên lãnh thổ Philippines sẽ giúp quốc gia Đông Nam Á hiện đại hóa quân đội, ông Hagel nói. Theo vị quan chức quân sự này, những cuộc đàm phán về việc cho phép quân Mỹ triển khai nhiều hơn ở Philippines đã phản ánh "quan hệ liên minh sâu sắc không thể phá vỡ" giữa hai nước. Ông Hagel không quên tái khẳng định về hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines được ký kết trong Thế chiến II.
Những phát biểu đầy lạc quan trên của Bộ trưởng Quốc phòng Hagel đã mở ra khả năng, những cuộc đàm phán tiếp theo về thỏa thuận đưa thêm quân Mỹ vào Philippines trong tuần này ở thủ đô Washington có thể sẽ đạt được kết quả cuối cùng, kịp thời gian cho chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama đến Đông Nam Á vào cuối năm nay.
Với viễn cảnh quân Mỹ tiến vào Philippines áp sát Trung Quốc đang đến gần hơn lúc nào hết, Bắc Kinh khó tránh khỏi lo ngại, "đứng ngồi không yên" vì bất an.
Theo_VnMedia
Tàu chiến Nga, Mỹ hối hả đến Syria Nga vừa ra lệnh cho hai tàu chiến đến phía đông Địa Trung Hải, gần sát Syria. Diễn biến này diễn ra ngày sau khi tàu chiến thứ 5 của Mỹ gia nhập vào đội tàu chiến của Mỹ đang áp sát Syria để sẵn sàng chờ lệnh khai hoả. (Ảnh minh hoạ) Hãng tin Interfax hôm qua (29/8) đưa tin, Nga đã...