Mỹ đặt thêm 80 chiến đấu cơ cùng loại bắn hạ Su-22 Syria
Loại chiến đấu cơ được đặt thêm có khả năng tác chiến linh hoạt, đa dạng trong mọi điều kiện thời tiết và chứng tỏ được năng lực ưu việt của mình trong thực chiến.
F/A-18 trên tàu sân bay.
Trong khi Mỹ đang tìm cách bù đắp lỗ hổng trong kho máy bay chiến đấu, tương lai của chiến đấu cơ F/A-18E vẫn còn rất tươi sáng. Đây là mẫu máy bay chiến đấu từng bắn hạ chiếc Su-22 của Syria cách đây ít ngày.
Theo National Interest, Hải quân Mỹ vừa đặt thêm ít nhất 80 chiếc F/A-18E trong vòng 5 năm tới và chiến đấu cơ này sẽ phục vụ thêm ít nhất 23 năm nữa. Lí do Mỹ đặt thêm số lượng lớn máy bay tới vậy vì quy mô của phi đội đang mở rộng hơn do bối cảnh chính trị thế giới thay đổi.
Với tốc độ sản xuất hiện nay, mỗi tháng Boeing xuất xưởng được 2 máy bay F/A-18E, chậm hơn so với tốc độ kỉ lục hồi năm 2000. Dây chuyền này sẽ sản xuất liên tục tới giữa năm 2020.
Video đang HOT
Chuyên gia quân sự Gillian từ tạp chí National Interest cho rằng Hải quân Mỹ sẽ cần nhiều F/A-18E và số lượng còn thiếu là 150 chiếc. Nếu kế hoạch tăng cường ngân sách quốc phòng của Mỹ được ông Trump thông qua, quân đội Mỹ sẽ còn cần nhiều máy bay hơn nữa.
Chiến đấu cơ F/A-18E sẽ được cải tiến nhiều bộ phận nhằm tăng tuổi họ khung sườn từ 6.000 giờ lên 9.000 giờ chiến đấu. “Đây là cách chúng tôi có thể làm để chuẩn bị cho tương lai”, Gillian nói.
F/A-18E mới sẽ trang bị thêm hệ thống radar điện từ hiện đại, hệ thống phòng thủ hỗn hợp cùng lớp vỏ mới. Về cơ bản, F/A-18E là loại chiến đấu cơ 2 động cơ phản lực, trọng lượng cất cánh tối đa 29 tấn.
F/A-18E có thể bay với vận tốc cực đại Mach 1.8 (khoảng 1.900 km/giờ), tầm bay 2.300 km và tầm bay tuần tra trên 3.000 km. Chiến đấu cơ Mỹ sở hữu một pháo tự động Vulcan 20mm, tên lửa AIM, AGM các loại, bom dẫn đường laser và bom chùm CBU.
Theo Danviet
Mỹ: 4 máy bay chiến đấu rơi liên tiếp, F/A-18, F-16 đều góp mặt Nguyên nhân do đâu?
Yếu tố con người chứ không phải là nguyên nhân kỹ thuật đã khiến chiếc chiến đấu cơ F/A-18 của lực lượng không quân hải quân Mỹ bị rơi.
2 chiếc F/A-18E của phi đội bay VFA-14 của không quân hải quân Mỹ
Không quân hải quân Mỹ đã tìm ra nguyên nhân khiến chiếc chiến đấu cơ F/A-18 thuộc thuộc nhóm bay biểu diễn "Blue Angels" của Hải quân Mỹ bị rơi hôm 2 tháng 6 ở khu vực thành phố Smyrna, bang Tennessee, khiến cho viên phi công thiệt mạng.
Theo tin từ Ban chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ, sự cố với chiếc F/A-18 một chỗ ngồi xảy ra khi nhóm bay nhào lộn gồm 6 chiếc chiến đấu cơ luyện tập chuẩn bị cho chương trình biểu diễn trên không dự kiến vào dịp cuối tuần sau đó.
Năm chiếc F/A-18 còn lại tham gia chuyến bay đã hạ cánh an toàn vài phút sau tai nạn của đồng đội.
Hãng AP dẫn dữ liệu điều tra thông báo cho biết, lỗi sai của phi công là nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố với chiếc máy bay chiến đấu F/A-18. Thêm một yếu tố khác góp phần vào vụ tai nạn là ngày hôm đó trời rất nhiều mây, dẫn đến hạn chế khả năng quan sát.
Dữ liệu điều tra thông báo rằng, phi công lái chiến đấu cơ - Đại úy Jeff Kass, người gia nhập nhóm bay biểu diễn "Blue Angels" hồi năm 2014 - khi thực hiện kịch bản biểu diễn đã cho chiếc chiến đấu cơ bay với vận tốc quá lớn, trong khi đang ở tầm cao không phù hợp.
Trong bản báo cáo của quân đội Hoa Kỳ cho biết rằng, chiếc F/A-18 bị rơi hôm 2/6 mới được trải qua đợt sửa chữa kỹ thuật. Do đó, vào thời điểm máy bay rơi, một trong số những nguyên nhân được tính đến là do máy bay bị trục trặc kỹ thuật khiến viên phi công không kịp phản ứng.
Hôm 2/6 được gọi là "Ngày ảm đạm" của Mỹ, bởi liên tiếp 2 chiến đấu cơ của quân đội nước này đã bị rơi. Trước vụ chiếc F/A-18 gặp nạn chỉ vài giờ, không quân Mỹ đã mất một máy bay của phi đội nhào lộn ưu tú Thunderbirds tại bang Colorado, phi công lái chiếc F-16 này đã kịp nhảy dù thoát chết.
Được biết, sự cố rơi máy bay chiến đấu thuộc đội nhào lộn Thunderbirds đã xảy ra ngay trong lễ tốt nghiệp khoá sĩ quan không quân tại căn cứ Không quân ở phía nam Colorado. Đáng chú ý là trong buổi lễ có sự hiện diện của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Tại căn cứ không quân đã cử hành nghi lễ kéo dài chừng 30 phút nhằm vinh danh các sĩ quan vừa tốt nghiệp Học viện Không quân Hoa Kỳ. Trong chương trình có mục Tổng thống Obama phát biểu, ký tặng thủ bút và chụp ảnh với các học viên này.
Trước thời điểm xảy ra sự cố, đoàn chuyên xa vừa đưa nguyên thủ quốc gia Mỹ rời buổi lễ. Ông Barak Obama nhận tin về vụ tai nạn với chiếc chiến đấu cơ khi trên đường đến sân bay để quay trở lại Washington, cách địa điểm máy bay rơi khoảng 24 km.
Cổng thông tin The Gazette cho biết rằng sự việc xảy ra lúc khoảng 13h00 theo giờ địa phương (khoảng 16h00 giờ Hà Nội). Vụ tai nạn đã làm thay đổi kế hoạch của Tổng thống Mỹ, ông Obama đã nán lại Colorado để gặp riêng viên phi công Alex Turner của chiếc F-16 bị rơi.
Cách 2 vụ rơi máy bay liên tiếp này khoảng 1 tuần, trên bầu trời miền Đông nước Mỹ cũng đã xảy ra vụ va chạm của hai chiếc F/A-18 thuộc Không lực Hoa Kỳ ở vùng bờ biển Bắc Carolina. Cả 4 phi công đều nhảy dù, một người bị thương nhẹ được đưa tới bệnh viện ở Norfolk.
Theo Đất Việt
Thủy quân lục chiến Mỹ phải dùng tiêm kích từ nghĩa địa Thủy quân lục chiến Mỹ buộc phải sử dụng các tiêm kích F/A-18 cũ từ các 'nghĩa địa' máy bay do tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng về số lượng. Trung tâm Bảo trì và Phục hồi Hàng không The Boneyard, bang Arizona, Mỹ. Ảnh: Huanqiu Do việc bàn giao các tiêm kích F-35 bị trì hoãn, lực lượng Thủy quân lục chiến...