Mỹ đặt nhiệm vụ chống Nga lên vai châu Âu?
Dù cắt giảm chi tiêu quân sự, Mỹ vẫn không từ bỏ ý đồ kiềm chế Nga và đặt gánh nặng lên vai các “chư hầu” châu Âu.
Lấy Nga hù dọa
Tờ Bình luận quân sự của Nga cho biết ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm tài khóa mới có thể sẽ vào khoảng 580 tỷ USD. Con số này giảm đáng kể so với chi tiêu quân sự năm tài khóa 2016 với mức 612 tỷ USD.
Trong khi cắt giảm ngân sách quân sự của mình, Mỹ lại hối thúc các nước đồng minh tăng khoản chi tiêu này, đặc biệt là đối với các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU). Lý lẽ được Mỹ đưa ra dựa trên chiến lược quân sự mới ở châu Âu, trong đó coi Nga là mối đe dọa chủ yếu bên cạnh chủ nghĩa khủng bố!
Mỹ cắt giảm chi tiêu quân sự xuống 580 tỷ USD năm 2017
Con số dự kiến 580 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2017 thấp hơn 15 tỷ USD so với những thông tin được loan truyền trước đó. Giới phân tích nhận định, điều này sẽ buộc Mỹ cắt giảm một số chương trình vũ khí lớn.
Video đang HOT
Tờ Quan điểm của Nga cho biết các nghị sĩ Cộng hòa của Mỹ muốn bổ sung thêm vào ngân sách quốc phòng năm 2017 khoản tiền được gọi là để “đối đầu” với Nga.
Chính Chủ tịch Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ Mc Thornberry đã công khai ý kiến này và giải thích thêm rằng bất chấp những khó khăn, Nga tiếp tục tăng cường khả năng quốc phòng và đôi khi đã vượt qua Mỹ về mặt công nghệ.
Hạ nghị sĩ Cộng hòa này nhấn mạnh rằng: “Về mặt chiến thuật, tức là đưa máy bay hay tàu chiến đi đâu là việc của quân đội và Tổng tư lệnh. Nhưng tiền để phản ứng trước hành động của Nga là mối quan tâm của chúng tôi”.
Theo ông Thornberry, Mỹ cần chống lại “các nguy cơ” và cần phải có các phương tiện để làm điều này. Chuyên gia Oleg Chuvakin của Nga viết trên tờ Bình luận quân sự nói thẳng rằng nghị sĩ Mỹ đã trực tiếp ám chỉ tới mối đe dọa từ Nga.
Máy bay chiến đấu Nga xuất kích tại Syria
Bất chấp những lý lẽ này, chính quyền của Tổng thống Barack Obama, vốn là người của phe Dân chủ, vẫn đề xuất mức chi tiêu quốc phòng 580 tỷ USD – tức là thấp hơn so với kỳ vọng của phe Cộng hòa. Tuy vậy, luận điểm “mối đe dọa Nga” cũng được chính quyền Obama sử dụng để “đùn” trách nhiệm cho châu Âu.
Tờ Độc lập của Nga viết: “Mỹ đã đưa ra chiến lược quân sự mới ở châu Âu, trong đó gọi Nga là mối đe dọa chủ yếu cùng với chủ nghĩa khủng bố. Đó chính là tín hiệu để các đối tác châu Âu hiểu rằng họ phải nhận trách nhiệm gánh vác một phần đáng kể chi phí cho quân đội. Trong khi đó, ngân sách cho Lầu Năm Góc năm 2017 lại bị cắt giảm tới 15 tỷ USD”.
Theo Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu (EUCOM), năm 2015 là một trong những năm căng thẳng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Chiến lược quân sự mới cho châu Âu nêu lên 6 hướng ưu tiên chủ yếu trong 3-5 năm tới:
1- Ngăn chặn hành động xâm lược (gây hấn) của Nga; 2- Phối hợp hành động giữa các thành viên NATO; 3- Duy trì các đối tác chiến lược của Mỹ; 4- Xác định và đáp trả các mối đe dọa xuyên quốc gia; 5- Bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang; 6- Tập trung vào các mục tiêu then chốt.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ cắt giảm chi tiêu quốc phòng nhưng vẫn gấp 7 lần Nga
Ngày 13-4, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố một báo cáo cho thấy, mặc dù Mỹ đã cắt giảm chi tiêu quân sự trong năm 2014, nhưng vẫn cao hơn chi tiêu cho quốc phòng của Nga tới 7 lần.
Theo báo cáo trên, Mỹ đã chi 610 tỷ USD cho quân sự trong năm 2014, nhiều hơn gần 3 lần so với nước chi tiêu lớn thứ hai là Trung Quốc, với ước tính đã chi 216 tỷ USD. Còn chi tiêu quốc phòng của Nga ước khoảng 84,5 tỷ USD.
SIPRI cho biết, chi tiêu quốc phòng của Mỹ giảm mạnh đã kéo chi tiêu cho quốc phòng của toàn cầu giảm 0,4%, xuống mức 1.800 tỷ USD.Mỹ vẫn tiếp tục là quốc gia đứng đầu thế giới về chi tiêu cho quốc phòng, mặc dù đã giảm 6,4% chi tiêu quân sự trong năm qua so với năm 2013 và giảm đi 1/5 so với đỉnh điểm hồi năm 2010. Khu vực Tây Âu cũng trong tình trạng tương tự.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ
Căng thẳng chính trị tại miền đông Ukraine cũng khiến các nước ở khu vực đông Âu tăng ngân sách và sửa đổi kế hoạch cho các chương trình quốc phòng trong những năm tới. Trong đó, ngân sách quốc phòng của Ukraine đã tăng hơn 20% lên 4 tỷ USD.
"Cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã thay đổi căn bản tình hình an ninh châu Âu. Dù vậy, cho đến nay, các tác động của tình hình Ukraine ảnh hưởng lên chi tiêu quân sự chủ yếu chỉ rõ rệt ở các nước có chung biên giới với Nga", tiến sĩ Sam Perlo-Freeman thuộc SIPRI cho biết.
Với mức tăng, giảm như trên, trong năm 2014, chi tiêu quân sự của Mỹ chiếm 34% tổng mức chi tiêu quân sự toàn cầu, tiếp theo là Trung Quốc (12%), Nga (4,8%) và Arap Saudi (4,5%).Ngoài ra, cả Trung Quốc và Nga đều tăng chi tiêu quân sự tương ứng 9,7% và 8,1%. Arap Saudi cũng là một trong những nước tăng chi tiêu quốc phòng mạnh nhất trong năm 2014 với mức tăng 17% do các cuộc xung đột vũ trang tại Trung Đông gia tăng, đưa nước này trở thành nước chi tiêu cho quân sự lớn thứ 4 trên thế giới.
Theo_An ninh thủ đô
Nhật lập đơn vị mới chuyên nghiên cứu quân đội Trung Quốc Báo chí Nhật Bản đưa tin, Bộ Quốc phòng nước này sẽ thành lập một đơn vị nghiên cứu mới chuyên phân tích các hành động của quân đội Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc (Ảnh minh họa: Telegraph) NHK đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật sẽ thành lập đơn vị trên tại Viện nghiên cứu quốc phòng quốc gia. Bộ sẽ sử...