Mỹ đảo ngược tình thế, đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc tại các cảng châu Âu
Các cảng biển châu Âu từ cửa ngõ thương mại thành chiến trường địa chính trị. Mỹ đang can thiệp mạnh mẽ để đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc, đặt ra thách thức về an ninh và tự chủ cho EU.
Quanh cảnh cảng Hamburg, Đức. Ảnh: World Cargo News/ TTXVN
Theo Tiến sĩ Konrad Popławski tại Trung tâm Nghiên cứu phương Đông (Ba Lan) ngày 28/3, trong thập kỷ qua, các cảng biển châu Âu đã trở thành “mặt trận” mới trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Sự hiện diện ngày càng tăng của các nhà đầu tư Trung Quốc tại các cảng chiến lược, từ Rotterdam đến Hamburg, đã làm dấy lên lo ngại về sự phụ thuộc kinh tế và an ninh của EU vào Bắc Kinh. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và căng thẳng địa chính trị gia tăng, Mỹ đang tích cực can thiệp để đảo ngược tình thế, đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc và củng cố quyền tự chủ chiến lược của châu Âu.
Hiện nay, các công ty hậu cần Trung Quốc nắm giữ cổ phần tại 33 cảng container hàng hải trên khắp châu Âu. Sự mở rộng của Trung Quốc tại các cảng châu Âu không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần. Đằng sau những khoản đầu tư khổng lồ là tham vọng xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển”, một mạng lưới hậu cần toàn cầu nhằm củng cố vị thế cường quốc thương mại của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng do Trung Quốc kiểm soát có thể tạo ra những rủi ro an ninh đáng kể, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung leo thang.
Các cảng châu Âu ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư Trung Quốc, vừa là cửa ngõ mở rộng hàng hóa Trung Quốc vào thị trường EU vừa là trung tâm chính cho các hoạt động rộng lớn hơn của họ. Tổng giá trị đầu tư của COSCO và CMG vào châu Âu ước tính là 9 tỷ euro. Năm 2023, các nhà ga châu Âu chiếm 51% doanh thu của COSCO Shipping Ports, công ty con quản lý mạng lưới nhà ga toàn cầu của COSCO, so với chỉ 32% vào năm 2016.
Các cảng biển không chỉ là cửa ngõ thương mại mà còn là điểm trung chuyển quan trọng cho hàng hóa quân sự và năng lượng. Việc Trung Quốc nắm giữ cổ phần tại các cảng chiến lược có thể tạo điều kiện cho hoạt động can thiệp hoặc thậm chí là phong tỏa trong trường hợp xảy ra xung đột. Đặc biệt, sự cố đường ống dẫn khí đốt Balticconnector và các tuyến cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic gần đây đã làm dấy lên lo ngại về vai trò của các tàu Trung Quốc liên quan đến cơ sở hạ tầng quan trọng của châu Âu.
Sự can thiệp của Mỹ
Video đang HOT
Trong bối cảnh này, Mỹ đang tích cực can thiệp để đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc tại các cảng châu Âu. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây áp lực buộc CK Hutchison, một công ty có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc), bán 14 nhà ga châu Âu cho tập đoàn BlackRock-TiL của Mỹ-Thụy Sĩ-Italy. Đây được xem là một bước thụt lùi đáng kể đối với chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực cảng và hậu cần của EU.
Có thể thấy, trong khi chính quyền Biden trước đây tìm cách dần dần xây dựng lại ảnh hưởng của Mỹ trong thương mại hàng hải và cơ sở hạ tầng cảng, thì Tổng thống Trump hiện đang gây áp lực lớn hơn đáng kể lên các nhà đầu tư Trung Quốc trong lĩnh vực cảng. Ông Trump cũng đang theo đuổi một loạt các biện pháp nhằm cản trở sự hợp tác giữa các công ty vận tải biển châu Âu và Trung Quốc, cũng như hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong ngành vận tải biển toàn cầu và ngành đóng tàu.
Một ví dụ về những nỗ lực này là đề xuất các cảng của Mỹ sẽ áp dụng thêm phí đối với việc xử lý tàu do các công ty vận tải biển Trung Quốc sản xuất hoặc sở hữu; điều này đã buộc các nhà khai thác châu Âu phải điều chỉnh mạng lưới tuyến đường của họ.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang kiểm soát việc sử dụng thiết bị cảng do Trung Quốc sản xuất. Việc cấm Lầu Năm Góc sử dụng các cảng vận hành nền tảng LOGINK của Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho thấy sự quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ an ninh thông tin và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Trước những lo ngại về an ninh và sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, EU cũng đang dần “thức tỉnh”. Việc phân loại Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh có hệ thống” trong Chiến lược EU năm 2019 và việc thông qua Chỉ thị về các thực thể quan trọng vào năm 2022 cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận của EU đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, EU cũng phải đối mặt với bài toán cân bằng lợi ích. Một mặt, việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc là cần thiết để bảo vệ an ninh và quyền tự chủ chiến lược. Mặt khác, Trung Quốc vẫn là một đối tác thương mại quan trọng của EU, và việc cắt đứt quan hệ hoàn toàn có thể gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng.
Do đó, tương lai của các cảng châu Âu sẽ phụ thuộc vào việc EU có thể tìm ra sự cân bằng giữa việc bảo vệ an ninh và duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc hay không. Việc tăng cường hợp tác với Mỹ và các đối tác đáng tin cậy khác, đồng thời đa dạng hóa nguồn cung và phát triển cơ sở hạ tầng nội địa, là những bước đi quan trọng để giảm thiểu rủi ro và củng cố quyền tự chủ chiến lược của châu Âu.
Trong bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp, các cảng châu Âu sẽ tiếp tục là “điểm nóng” trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Việc EU có thể “chèo lái con thuyền” một cách khéo léo và bảo vệ lợi ích của mình hay không sẽ có tác động sâu sắc đến tương lai của châu lục này.
Rộ tin Bắc Kinh dừng ký hợp đồng mới với gia đình tỉ phú Lý Gia Thành?
Nguồn tin nói rằng Trung Quốc đã chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước ngừng ký thỏa thuận kinh doanh mới với những công ty thuộc về tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành và gia đình, sau khi ông Lý đồng ý bán 2 cảng ở kênh đào Panama cho liên doanh do Mỹ dẫn đầu.
Reuters hôm nay 27.3 dẫn thông tin từ Bloomberg News với nội dung các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc nhận được lệnh ngừng hợp tác mới với đế chế kinh doanh của tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành và gia đình.
Bắc Kinh đã có chỉ đạo trên sau khi tỉ phú Lý quyết định bán 2 cảng ở kênh đào Panama cho liên doanh dẫn đầu bởi công ty BlackRock (Mỹ).
Trong tháng 3, Tập đoàn CK Hutchison của tỉ phú Hồng Kông đồng ý chuyển nhượng phần lớn hoạt động kinh doanh cảng biển trên toàn cầu, bao gồm các cảng ở cả hai đầu của kênh đào Panama. Thỏa thuận này ước tính mang lại lợi nhuận hơn 19 tỉ USD cho tập đoàn.
Theo Bloomberg, các doanh nghiệp của chính phủ Trung Quốc đã nhận chỉ đạo dừng hợp tác mới với phía ông Lý. Những thỏa thuận đã có không bị ảnh hưởng.
CK Hutchison Holdings quyết định bán cảng Balboa ở kênh đào Panama cho liên doanh do công ty Mỹ dẫn đầu. ẢNH: REUTERS
Bản tin cũng cho biết phía cơ quan quản lý Trung Quốc đồng thời rà soát hoạt động đầu tư của gia đình tỉ phú Lý Gia Thành ở Trung Quốc đại lục và nước ngoài nhằm nắm rõ hơn phạm vi kinh doanh của họ.
Chính quyền Trung Quốc chưa đưa ra thông báo chính thức nào.
Trong hai tuần qua, tờ Ta Kung Pao ở Hồng Kông đăng một loạt bài xã luận ch.ỉ tríc.h thỏa thuận giữa CK Hutchison và liên doanh do Mỹ dẫn đầu ở kênh đào Panama đã gây hại cho lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Văn phòng Các vấn đề Hồng Kông và Macau ở Trung Quốc đã đăng lại một số bài xã luận trên website chính thức.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh thương vụ trên sau khi bày tỏ lo ngại Trung Quốc có thể kiểm soát hoạt động của kênh đào Panama do công ty con của CK Hutchison đã vận hành các cảng ở cả hai đầu kênh đào từ năm 1997.
Mỹ đề xuất phí qua cảng tối đa 1,5 triệu USD với tàu Trung Quốc Ngày 24/2, giới truyền thông cho biết Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã đề xuất thu phí lên tới 1,5 triệu USD đối với các tàu do Trung Quốc đóng khi đi vào các cảng của Mỹ. Quang cảnh cảng hàng hóa tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Đề xuất được đưa ra theo kết quả cuộc điều tra...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Malaysia nỗ lực khắc phục hậu quả vụ nổ đường ống dẫn khí

Houthi tiếp tục tấ.n côn.g tàu sân bay Mỹ

Ấn Độ: Sơ tán bảo tàng 200 năm tuổ.i vì trò đùa ngày Cá tháng Tư

Australia cảnh báo thời tiết biển nguy hiểm đối với hàng triệu người

Gần 25 triệu người phải di dời ở vùng Sừng châu Phi

3 ẩn số trước thềm 'ngày giải phóng' thuế quan của Tổng thống Trump

Chính phủ Mỹ khẳng định không thay đổi kế hoạch áp thuế đối ứng

Hàn Quốc áp dụng nhiều biện pháp an ninh trong ngày phán quyết Tổng thống

Mực nước Biển Caspi liên tục sụt giảm

Trên 500 tù nhân tại Haiti vượt ngục trong cuộc tấ.n côn.g của băng đảng vũ trang

Trên 4,6 triệu người tại Somalia đang trong tình trạng đói nghèo

Tổng thống Trump chuẩn bị sắc lệnh hành pháp để tăng xuất khẩu vũ khí
Có thể bạn quan tâm

Rapper Kanye West chọc giận, nó.i xấ.u gia đình vợ cũ Kim Kardashian
Sao âu mỹ
15:18:47 02/04/2025
Hot nhất phòng vé lúc này: 1 phim Việt chưa chiếu đã có doanh thu cao gấp 3 lần 24 đối thủ cộng lại
Phim việt
15:15:29 02/04/2025
Thu Trang vướng tin mang thai, Tiến Luật liền gây dậy sóng: "Có 2 con gái cũng vui"
Sao việt
15:12:33 02/04/2025
Giới chuyên môn nói về 'Địa đạo': Phim Việt có tầm vóc của một tác phẩm quốc tế
Hậu trường phim
15:08:42 02/04/2025
Nhóm người chặn xe, đ.e dọ.a gia đình khiến b.é tra.i ở Đồng Nai bị chấn thương vùng đầu
Netizen
15:05:12 02/04/2025
Duy Mạnh và ái nữ cựu chủ tịch CLB Sài Gòn lượn phố bằng xe máy, sở hữu tài sản bạc tỉ vẫn giản dị thế này!
Sao thể thao
14:59:02 02/04/2025
Seungri lên kế hoạch trở lại làng giải trí tại Trung Quốc
Sao châu á
14:57:08 02/04/2025
Iran đề nghị IAEA đưa ra lập trường rõ ràng về vấn đề hạt nhân

Hồng Nhung, Quang Dũng hòa giọng tưởng nhớ 24 năm ngày mất Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
13:12:45 02/04/2025
Camera ghi cảnh người đàn ông nghi phóng hỏa nhà dân giữa đêm
Pháp luật
13:06:51 02/04/2025