Mỹ dành hơn 150 triệu USD cho hợp tác ở khu vực Mekong
Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết dành khoảng 153,6 triệu USD cho các dự án hợp tác tại khu vực sông Mekong trong hội nghị trực tuyến hôm nay.
Trong số 153,6 triệu USD được Mỹ phân bổ, 55 triệu USD được dành cho các dự án phòng chống tội phạm xuyên biên giới ở khu vực Mekong, 1,8 triệu USD hỗ trợ Ủy hội sông Mekong tăng cường chia sẻ dữ liệu nguồn nước phục vụ công tác hoạch định chính sách. Khoản tiền còn lại dành cho một số dự án quản lý thiên tai và tổ chức đối thoại chính sách nhiều bên về phát triển khu vực sông Mekong, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Hội nghị Bộ trưởng Quan hệ đối tác Mekong – Mỹ lần thứ nhất được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 11/9, do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng thường trực Mỹ Stephen Biegun, thay mặt cho Ngoại trưởng Mike Pompeo, chủ trì. Tham dự hội nghị gồm ngoại trưởng các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Tổng thư ký ASEAN.
Hội nghị chính thức công bố nâng cấp hợp tác lên Quan hệ đối tác Mekong – Mỹ (MUSP) trên cơ sở thành công của Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI) thành lập năm 2009.
Video đang HOT
Các nước khu vực sông Mekong và Mỹ đã hợp tác chặt chẽ trên lĩnh vực quản lý bền vững tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, ứng phó thiên tai, y tế, giáo dục, kết nối khu vực. Các bộ trưởng nhận định MUSP cần hướng tới mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vực trong khu vực, hỗ trợ thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững 2030 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. MUSP cần “đề cao nguyên tắc ASEAN làm trung tâm, cởi mở, bình đẳng, đồng thuận, cùng có lợi, minh bạch, tôn trọng chủ quyền của các nước, không can thiệp, tôn trọng luật pháp quốc tế cùng quy định và luật pháp của các nước thành viên”.
Các lĩnh vực MUSP dự kiến tập trung gồm kết nối kinh tế, quản lý bền vững nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, an ninh phi truyền thống, phát triển nguồn nhân lực.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh MUSP có thể đóng góp nhiều hơn cho phát triển bền vững của tiểu vùng Mekong, giúp các nước trong khu vực thu hẹp khoảng cách phát triển, nắm bắt cơ hội mới và vượt qua thách thức trong bối cảnh ASEAN bước sang giai đoạn mới của tiến trình xây dựng cộng đồng.
Nhiều nội dung quan trọng dự kiến được thông qua tại Đại hội đồng AIPA 41
Đại hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) lần thứ 41 diễn ra từ ngày 8-10/9/2020 với chủ đề: "Ngoại giao nghị viện vì Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng."
Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội và các điểm cầu nghị viện của các nước thành viên ASEAN, các nước quan sát viên. Trong bối cảnh đại dịch COVID- 19 vẫn diễn biến phức tạp, Quốc hội Việt Nam đã thể hiện mạnh mẽ quyết tâm đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch AIPA 41.
Theo chương trình, sáng 8/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch AIPA 41 phát biểu khai mạc.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tổng duyệt các công tác chuẩn bị cho Đại hội đồng AIPA 41.
Cũng trong sáng 8/9, Phiên toàn thể thứ nhất diễn ra với các nội dung: thông qua chương trình nghị sự Đại hội đồng AIPA 41, chương trình hoạt động Đại hội đồng AIPA 41 và thành phần của các Ủy ban AIPA; phát biểu của các đoàn nghị viện thành viên AIPA; phát biểu của Trưởng các đoàn quan sát viên AIPA; phát biểu của khách mời của nước chủ nhà.
Chiều cùng ngày có các hoạt động: Hội nghị nữ nghị sỹ AIPA (WAIPA) diễn ra với nội dung tăng cường vai trò của nữ nghị sỹ trong việc đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nữ.
Cuộc họp không chính thức của nghị sỹ trẻ AIPA cũng sẽ diễn ra, đây là sáng kiến của Việt Nam tại Đại hội đồng AIPA lần này.
Theo Ban Tổ chức, Đại hội đồng AIPA 41 sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 43 điểm cầu với sự tham dự của 10 đoàn nghị viện thành viên AIPA; 12 đoàn Nghị viện quan sát viên AIPA; Tổng Thư ký và Ban Thư ký AIPA. Ngoài ra, còn có sự tham dự của các khách mời gồm: các Nghị viện Na Uy, Morocco, Kazakhstan; Tổng Thư ký IPU, Tổng Thư ký ASEAN, đại diện Tổng Thư ký Liên Hợp quốc và các khách mời khác do Chủ tịch AIPA 41 quyết định.
Tổng số lượng đại biểu quốc tế đăng ký dự họp lên tới 30 đoàn với hơn 380 đại biểu, trong đó có 230 nghị sỹ, lãnh đạo nghị viện các nước thành viên và nước Quan sát viên AIPA...
Đây là lần thứ ba Quốc hội Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch AIPA và lần thứ ba đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA. Đại hội đồng AIPA năm nay là lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ Đại hội đồng AIPA được tổ chức bằng hình thức trực tuyến.
Chương trình nghệ thuật của nghệ sỹ các nước tại lễ khai mạc.
Trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA 41, Hội nghị Nữ Nghị sĩ (WAIPA), Hội nghị Nghị sĩ trẻ AIPA theo sáng kiến của Việt Nam tại Đại hội đồng AIPA lần này và phiên họp của các Ủy ban Chính trị, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Xã hội sẽ được tổ chức.
Đại hội đồng AIPA 41 dự kiến sẽ thông qua Chương trình hoạt động Đại hội đồng AIPA 41; thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội đồng AIPA 42; dự thảo Nghị quyết của các Ủy ban; thành lập Hội nghị Nghị sĩ trẻ AIPA; trao giải thưởng vì sự cống hiến xuất sắc của AIPA cho một số nghị sĩ; kết nạp quan sát viên mới của AIPA;...
Họp báo về AMM 53 và các hội nghị liên quan Chiều 7-9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng quan chức cao cấp (SOM) ASEAN Việt Nam đã chủ trì buổi họp báo về Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết AMM 53 và các hội nghị liên quan được...