Mỹ đánh giá năng lực Đài Loan ra sao trong xung đột tiềm tàng với Trung Quốc?
Đài Loan khó có thể ngăn chặn quân đội Trung Quốc chiếm ưu thế trên không trong cuộc xung đột quân sự tiềm tàng giữa hai bên, theo những đánh giá của Lầu Năm Góc bị rò rỉ gần đây.
Tờ The Washington Post ngày 15.4 dẫn các đánh giá trên cho hay giới chức Đài Loan nghi ngờ việc hệ thống phòng không của hòn đảo có thể đủ sức “phát hiện chính xác các vụ phóng tên lửa”, và chỉ hơn một nửa số máy bay của Đài Loan có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ.
Cũng theo đánh giá của Lầu Năm Góc, việc di chuyển các máy bay phản lực đến nơi trú ẩn sẽ mất ít nhất một tuần, một vấn đề lớn nếu Trung Quốc phóng tên lửa trước khi Đài Loan có cơ hội phân tán những chiếc máy bay đó.
Các tài liệu mật đề cập đến một cuộc xung đột tiềm tàng cho thấy lực lượng không quân của Trung Quốc sẽ có cơ hội tốt hơn nhiều trong việc sớm thiết lập quyền kiểm soát bầu trời.
Binh sĩ Đài Loan trong một cuộc diễn tập thể hiện khả năng sẵn sàng tác chiến vào tháng 1.2023
Reuters
Vụ rò rỉ tài liệu, lần đầu tiên được các nhà chức trách chú ý vào tuần trước, đã cung cấp cái nhìn sâu sắc về những hoạt động tình báo của Mỹ trên toàn thế giới. FBI đã bắt giữ nghi phạm chính, Jack Teixeira, thành viên 21 tuổi của Lực lượng Vệ binh Quốc gia Không quân Massachusetts, vào chiều 13.4. Cả Lầu Năm Góc lẫn Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra vụ rò rỉ tài liệu mật này.
Những tiết lộ về sự sẵn sàng của Đài Loan được đưa ra khi quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên và những lo ngại tiếp tục gia tăng về một cuộc xung đột tiềm tàng giữa Đài Bắc và quân đội Trung Quốc (PLA).
Một đánh giá của Lầu Năm Góc còn lưu ý rằng việc hiện đại hóa của PLA và sử dụng phà dân sự trong các cuộc tập trận do Chiến khu Đông bộ thuộc PLA tổ chức gần Đài Loan đang “làm xói mòn” khả năng của cộng đồng tình báo Mỹ trong việc phát hiện hoạt động bất thường và những bước chuẩn bị của Trung Quốc cho “một cuộc tấn công vào Đài Loan”.
Mỹ ngầm cảnh báo Trung Quốc về hành động quân sự quanh Đài Loan
Một đánh giá khác nhắm vào sự sẵn sàng của các lực lượng phòng vệ và dân sự Đài Loan, cho rằng học thuyết hiện tại của hòn đảo về việc phóng hai tên lửa phòng không cho mỗi mục tiêu “sẽ không có hiệu quả trước việc khai hỏa ồ ạt” từ hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Trung Quốc, được phân tán trên nhiều bệ phóng di động. Các phi công Đài Loan tập bắn vào những mục tiêu bất động.
Trong khi đó, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho hay trong một tuyên bố rằng họ “tôn trọng các ý kiến bên ngoài về sự sẵn sàng” của lực lượng phòng vệ Đài Loan, nhấn mạnh các hệ thống phòng thủ của họ “được xây dựng cẩn thận dựa trên các mối đe dọa của kẻ thù”. Cơ quan Phòng vệ Đài Loan còn nhấn mạnh rằng phản ứng của Đài Loan đối với các cuộc tập trận gần đây của Trung Quốc cho thấy các sĩ quan “hoàn toàn có năng lực, quyết tâm và tự tin” trong việc đảm bảo an ninh, theo The Washington Post.
Một phát ngôn viên của Văn phòng Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ từ chối bình luận về những đánh giá bị rò rỉ nói trên.
Truyền thông Trung Quốc nêu khả năng lập vùng cấm bay để ngăn Chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan
Nếu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi quyết tâm thực hiện chuyến thăm Đài Loan, Bắc Kinh sẽ làm mọi cách để ngăn chặn, sử dụng các biện pháp ngoại giao, kinh tế và thậm chí là quân sự.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Ảnh: AP
Theo Đài Sputnik (Nga) ngày 27/7, chuyến thăm Đài Loan/Trung Quốc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi có thể dẫn đến nguy cơ không lường trước về một cuộc đụng độ quân sự giữa các lực lượng vũ trang Mỹ và Trung Quốc, với việc Bắc Kinh sẵn sàng áp đặt vùng cấm bay hoặc khu vực hạn chế hàng hải ở Eo biển Đài Loan để ngăn cản chuyến thăm.
Sputnik dẫn nguồn tin từ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong/Trung Quốc) cho biết bà Pelosi được cho là đang lên kế hoạch thăm Đài Loan trong những tuần tới, làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng từ Bắc Kinh. Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích Mỹ duy trì quan hệ chính thức với Đài Loan, lưu ý rằng các hành động như vậy là "xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và gây bất ổn trong khu vực".
SCMP dẫn lời các chuyên gia quân sự cho rằng nếu bà Pelosi quyết tâm thực hiện chuyến thăm Đài Loan, Bắc Kinh sẽ làm mọi cách để ngăn chặn, sử dụng các biện pháp ngoại giao, kinh tế và thậm chí là quân sự.
"Kế hoạch thăm Đài Loan của bà Pelosi đang làm tăng nguy cơ xung đột quân sự giữa Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và quân đội Mỹ, vì Trung Quốc đại lục ngày nay rất khác so với Trung Quốc vào giữa những năm 1990", chuyên gia hải quân Trung Quốc Li Jie nói.
Ông Li Jie nhắc lại Cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ ba vào năm 1995-1996 khi Washington cử hai nhóm tác chiến tàu sân bay tới khu vực nhằm ngăn chặn PLA biến cuộc tập trận tên lửa thành một cuộc tấn công Đài Loan.
Theo ông Li, quân đội Mỹ đã tuyên bố rằng Lầu Năm Góc có thể triển khai hàng không mẫu hạm để hộ tống bà Pelosi nếu cần thiết, nhưng quân đội Trung Quốc đã có hai hàng không mẫu hạm đang phục vụ, do đó sẽ có rất nhiều rủi ro cho hai bên nếu triển khai các tàu như vậy trong khu vực.
Trong khi đó, Giáo sư Ni Lexiong tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, cho rằng khoảng cách quân sự và kỹ thuật đang ngày càng được thu hẹp giữa Bắc Kinh và Washington đã khiến Trung Quốc trở nên quyết đoán hơn và ít khoan nhượng hơn trước những thách thức từ Mỹ.
"Bắc Kinh có những công cụ quan trọng để buộc bà Pelosi từ bỏ kế hoạch của mình. Ví dụ, về các lựa chọn quân sự, PLA có thể công bố vùng cấm bay và khu vực hạn chế liên quan đến các cuộc tập trận quân sự gần Eo biển Đài Loan, buộc máy bay chở bà Pelosi phải đổi hướng khi thăm Đài Loan", vị chuyên gia này nói. Tuy nhiên, ông Ni cho rằng Bắc Kinh vẫn muốn theo đuổi các công cụ ngoại giao để thuyết phục Mỹ hủy bỏ chuyến thăm của bà Pelosi.
Một nguồn tin quân sự nói với SCMP trong điều kiện giấu tên rằng chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi có thể trùng với lễ kỷ niệm ngày thành lập PLA vào ngày 1/8 tới. Nhân dịp đó, quân đội Trung Quốc có thể tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn ở gần Eo biển Đài Loan, với số lượng lớn tàu chiến và máy bay chiến đấu.
Theo đó, quân đội Trung Quốc sẽ tích cực hơn trong việc tuần tra ở xung quanh Eo biển Đài Loan và ngoài khơi bờ biển phía Đông Đài Loan, vì Mỹ có thể tìm cách thực hiện chuyến thăm của bà Pelosi bằng tàu chiến từ căn cứ hải quân Mỹ ở Okinawa.
Ngày 27/7, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Tan Kefei cho biết nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan, điều đó sẽ "vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc Một Trung Quốc" và "gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời gây thiệt hại nghiêm trọng cho mối quan quan hệ Trung Quốc - Mỹ". Phát biểu trước báo giới, ông Tan nêu rõ: "Nếu Mỹ kiên quyết đi theo hướng riêng của mình, quân đội Trung Quốc sẽ không bao giờ đứng yên và chắc chắn sẽ có những hành động mạnh mẽ để ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào của thế lực bên ngoài".
Về phần mình, theo AFP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian tuyên bố Washington sẽ phải "gánh chịu hậu quả" nếu bà Pelosi thăm Đài Loan. 'Chúng tôi hoàn toàn phản đối chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ. Nếu thách thức lợi ích của Trung Quốc, Mỹ sẽ phải hứng chịu hậu quả", người phát ngôn trên nói.
Trung Quốc trước tới nay luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và kêu gọi quốc tế tôn trọng nguyên tắc "Một Trung Quốc", không chấp nhận các nước thiết lập quan hệ ngoại giao cùng lúc với cả Bắc Kinh lẫn Đài Bắc.
Căng thẳng ở eo biển Đài Loan và toan tính của Trung Quốc Việc Trung Quốc đang cấp tập tiến hành các hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan ẩn chứa thông điệp cũng như toan tính gì của Bắc Kinh? Sáng qua (12.4), Reuters dẫn thông tin từ Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho hay đã phát hiện 35 máy bay quân sự và 8 tàu hải quân Trung Quốc xung quanh...