Mỹ đánh giá cáo buộc về rò rỉ tại nhà máy hạt nhân Trung Quốc
Kênh CNN đưa tin Chính phủ Mỹ trong tháng 6 đã đánh giá thông tin về rò rỉ tại một nhà máy hạt nhân ở Trung Quốc sau khi công ty Pháp hỗ trợ vận hành cơ sở này cảnh báo về “mối đe dọa phóng xạ cận kề”.
Nhà máy năng lượng hạt nhân Taishan. Ảnh: CNN
Công ty Pháp Framatome đã gửi thư đến Bộ Năng lượng Mỹ cáo buộc giới chức Trung Quốc nâng tiêu chuẩn về mức độ bức xạ bên ngoài nhà máy năng lượng hạt nhân Taishan ở tỉnh Quảng Đông để ngăn ngừa khả năng công trình này bị đóng cửa. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden sau đó đánh giá nhà máy năng lượng hạt nhân Taishan chưa đạt đến “mức độ khủng hoảng”.
Mặc dù phía Mỹ đánh giá tình hình chưa gây nguy hiểm cho người lao động tại nhà máy năng lượng hạt nhân Taishan cũng như người dân Trung Quốc, nhưng việc một công ty nước ngoài là đối tác của Bắc Kinh tìm đến Chính phủ Mỹ để nhờ hỗ trợ là bất thường.
Framatome tìm đến Washington với kỳ vọng được hỗ trợ công nghệ Mỹ để giải quyết vấn đề tại nhà máy năng lượng hạt nhân ở Trung Quốc.
Video đang HOT
Theo lá thư đề ngày 8/6, Framatome cáo buộc Chính phủ Trung Quốc đã nâng tiêu chuẩn về mức độ bức xạ vượt xa so tiêu chuẩn của Pháp. Hiện chưa rõ mức được nâng này sẽ cao hơn hay thấp hơn so với tiêu chuẩn của Mỹ.
Nguồn tin giấu tên của CNN cho biết Chính phủ Mỹ đã thảo luận vấn đề này với Chính phủ Pháp cũng như các chuyên gia thuộc Bộ Năng lượng. Bên cạnh đó, Mỹ cũng liên lạc với Chính phủ Trung Quốc.
CNN đã gửi câu hỏi đến Chính phủ Trung Quốc, lãnh đạo tỉnh Quảng Đông và Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington, DC cùng công ty nhà nước Trung Quốc đang phối hợp cùng Framatome vận hành nhà máy. Tuy nhiên, tất cả những nơi này đều chưa phản hồi câu hỏi của CNN.
Về phần Framatome, công ty Pháp này vào ngày 11/6 cho biết: “Dựa trên dữ liệu thu được, nhà máy năng lượng hạt nhân Taishan vận hành trong giới hạn an toàn. Đội ngũ của chúng tôi đang phối hợp cùng các chuyên gia để đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp xử lý vấn đề có thể xảy ra”.
Nhà máy năng lượng hạt nhân Taishan được xây dựng từ năm 2009 và bắt đầu sản xuất điện từ năm 2018. Công trình này được xây dựng sau khi Chính phủ Trung Quốc ký kết thỏa thuận với công ty điện Électricité de France.
Ukraine tổ chức chuyến du lịch bay qua vùng thảm họa hạt nhân Chernobyl
Đã 35 năm kể từ ngày xảy ra sự cố nhà máy hạt nhân tại Chernobyl, Ukraine đang xuất hiện hình thức du lịch trên không để du khách được nhìn địa điểm gắn liền với sự kiện bi thương này.
Ukraine sắp kỷ niệm 35 năm ngày xảy ra thảm họa hạt nhân tại Chernobyl. Ảnh: Reuters
Anh Viktor Kozlov người Ukraine đã vô cùng bất ngờ khi được vợ tặng món quà sinh nhật độc lạ là tấm vé máy bay hành trình 90 phút qua bầu trời Chernobyl, nơi gắn liền với thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.
Chuyến bay trên Chernobyl này do hãng hàng không quốc tế Ukraine tổ chức và có chi phí 106 USD.
Máy bay cất cánh từ sân bay Boryspil ở Kiev và bay theo hướng Bắc đến Chernobyl. Ảnh: Reuters
Đơn vị tổ chức cho biết máy bay sẽ duy trì ở độ cao 900m so với mặt đất để du khách có thể nhìn nhà máy hạt nhân tại Chernobyl một cách an toàn. Ảnh: Reuters
Các du khách đều đeo khẩu trang khi ở trên máy bay. Ảnh: Reuters
Cảnh nhà máy hạt nhân Chernobyl nhìn từ trên cao. Ảnh: CNN
Chiếc máy bay phục phụ chuyến du lịch này có thể chở theo 195 hành khách. Ảnh: CNN
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết chuyến du lịch này tạo điều kiện để du khách nhìn thị trấn Pripyat bị bỏ hoang từ trên cao. Trước khi sự cố xảy ra ngày 26/4/1986, Pripyat từng là nơi đông dân, phần lớn là lao động của nhà máy hạt nhân. Khi đó, một lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl phát nổ.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2005 ước tính rằng có 4.000 người có khả năng tử vong do mắc các bệnh liên quan tới phóng xạ từ Chernobyl. Sau khi thảm họa hạt nhân Chernobyl xảy ra, một khu vực cấm rộng hơn 4.000km2 đã được thiết lập. Một mái vòm khổng lồ đã được đặt trên lò phản ứng thứ tư của nhà máy Chernobyl vào năm 2016.
Nhật Bản sẽ xả nước thải từ Fukushima vào đại dương Chính phủ Nhật vừa thông qua kế hoạch xả hơn một triệu tấn nước đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima vào đại dương. "Chính phủ đã soạn thảo các chính sách cơ bản để xả lượng nước qua xử lý vào đại dương, sau khi đảm bảo mức độ an toàn của nước. Chính phủ cũng sẽ thực hiện...