Mỹ dành đặc quyền mua vũ khí mới cho Ấn Độ
Mỹ sẽ bàn giao cho Ấn Độ nhiều loại khí tài quân sự mà chỉ một số ít đồng minh của Washington có được.
RT cho biết, Ấn Độ đang chuẩn bị tiếp nhận từ Mỹ hơn 10 khẩu pháo cùng nhiều linh kiện và đạn dược mà chỉ một số ít đồng minh của Washington có được, trong bối cảnh “mối đe dọa Trung Quốc” đang trở thành một rào cản lớn đối với chính sách xoay trục Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Hải pháo MK-45 trên tàu khu trục USS Forrest Sherman. Ảnh: RT.
Cơ quan Hợp tác an ninh Quốc phòng (DSCA) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, đã phê chuẩn gói bán 13 hải pháo Mk-45 trị giá hơn 1 tỷ USD cho Ấn Độ, nhằm tăng cường “khả năng tương tác giữa nước này với Mỹ và các lực lượng đồng minh khác”. Thỏa thuận cũng bao gồm việc bàn giao 3.500 quả đạn pháo và các linh kiện cũng như đào tạo cho nhân viên hải quân Ấn Độ.
Hải pháo MK-45 được trang bị trên tàu tuần dương Ticonderoga và tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, cũng như nhiều tàu loại tương tự của NATO. Ngoài khối NATO, chỉ có một số ít đồng minh của Mỹ có đủ đặc quyền để vận hành loại hải pháo có khả năng bắn loại đạn tốc độ cao tới mục tiêu cách xa đến 24km.
Cách đây vài ngày, quân đội Mỹ đã khởi động cuộc tập trận trên đất, trên biển và trên không đầu tiên với Ấn Độ tại Vịnh Bengal. Cuộc tập trận nhằm chuẩn bị lực lượng cho các hoạt động cứu hộ và cứu trợ thiên tai, song cũng bao gồm diễn tập bắn đạn thật, thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm và bắt giữ.
Ấn Độ và Trung Quốc vẫn còn nhiều bất đồng, mặc dù các lãnh đạo hai nước đã cố gắng hàn gắn quan hệ suốt nhiều năm qua. Nhận thức được điều này, Mỹ đang nỗ lực đưa Ấn Độ trở thành đồng minh hàng đầu trong khu vực. Căng thẳng Mỹ-Trung đã bùng phát trở lại trong tuần này khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố “mối đe dọa hiện tại và lâu dài” với NATO xuất phát từ Trung Quốc. Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng đã nhắc đến “mối lo Trung Quốc” khi ông công du khu vực Châu Á-Thái Bình Dương./.
Video: Hải pháo MK-45 bắn đạn thật trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Nguồn: RT.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
RT
Mặc kệ Mỹ, Ấn Độ khẳng định có "quyền tối cao" để mua hệ thống S-400 của Nga
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar cho biết ông "tin tưởng phần nào" rằng Mỹ sẽ hiểu quyết định mua các hệ thống phòng vệ hiện đại của Ấn Độ, trong đó có hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Theo báo The Hindu của Ấn Độ, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cảnh báo các đồng minh và đối tác của mình rằng họ sẽ phải chịu trừng phạt nếu quyết định mua về các loại khí tài quân sự do Nga sản xuất.
Hệ thống tên lửa S-400 của Nga.
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các đồng minh và đối tác hãy từ bỏ các hoạt động giao dịch với Nga có thể khiến họ phải chịu trừng phạt theo Đạo luật Chống lại Kẻ thù của Hoa Kỳ Thông qua Trừng phạt (CAATSA)", một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar khẳng định New Delhi luôn luôn giữ vững lập trường, đó là việc mua vũ khí từ nước ngoài là "quyền tối cao" của nước này và bày tỏ hi vọng rằng Washington sẽ hiểu quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Ấn Độ và Nga đã ký kết một hợp đồng có giá trị 5,43 tỉ USD cho việc cung cấp 5 hệ thống S-400 cho Ấn Độ, mặc cho Mỹ đe dọa áp đặt trừng phạt đối với bất kỳ đất nước nào mua vũ khí từ Nga.
Trừ phi Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt quyết định miễn trừ, thỏa thuận giữa Ấn Độ và Nga có thể sẽ khiến nước này bị trừng phạt một khi khoản tài chính đầu tiên chi trả cho S-400 được cung cấp. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính phủ hiện vẫn chưa có quyết định nào, tuy nhiên Ấn Độ và Nga được cho là đã thiết lập cơ chế chi trả có thể giúp tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Mùa hè này, Nga hoàn tất việc cung cấp S-400 đợt đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ theo một thỏa thuận mà hai nước đã ký kết năm 2017. Sau khi Ankara khẳng định họ sẽ theo đuổi thỏa thuận đến cùng, Washington đã ngừng cung cấp F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và cảnh báo sẽ còn áp dụng thêm nhiều hình thức trừng phạt khác. Thổ Nhĩ Kỳ dự định sẽ sử dụng hệ thống S-400 vào tháng 4/2020.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet
Tập đoàn xuất khẩu vũ khí của Nga nhận tổng đơn hàng lên tới 50 tỷ USD Rosoboronexport chủ trương thúc đẩy xuất khẩu các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự như máy bay chiến đấu đa năng Su-57E thế hệ thứ năm, máy bay trực thăng Mi-28NE và Mi-171SH (Nguồn: TASS) Ngày 1/11, Rosoboronexport - nhà xuất khẩu vũ khí quốc gia của Nga, công bố báo cáo cho biết trong năm nay, hãng đã bán số...