Mỹ đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm ngắn
Trong một cuộc thử nghiệm đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn trên Thái Bình Dương hôm 18/9, hải quân Mỹ đã thực hiện bắn hạ thành công mục tiêu sử dụng hai tên lửa trên chiến hạm USS Lake Erie, Bộ quốc phòng nước này xác nhận.
Tàu USS Lake Erie trong một lần thử nghiệ
Trong thông báo sau vụ thử, Lầu Năm Góc khẳng định, đây là “một thử nghiệm có tính thực tế tác chiến, trong đó thời gian và phương hướng của mục tiêu là không được báo trước, và mức độ phức tạp của mục tiêu là khó khăn nhất từ trước đến nay”.
Tên lửa tầm ngắn được phóng đi từ bãi thử tên lửa Thái Bình Dương tại Kauai, Hawaii, vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 18/9, Lầu Năm Góc cho biết. Mục tiêu đã bay về phía Tây Bắc, hướng tới một vùng biển rộng lớn tại Thái Bình Dương.
Sau khi mục tiêu được phóng, tàu USS Lake Erie được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis thế hệ hai, đã phát hiện và bám sát tên lửa bằng hệ thống radar trên tàu. Sau đó hai tên lửa được phóng đi để đánh chặn mục tiêu.
Tên lửa đầu tiên trong số này đã đánh trúng đầu đạn của mục tiêu. Đây là “nhiệm vụ liên hoàn đầu tiên” của hai tên lửa dẫn đường SM-3 Block IB, được phóng đồng thời nhắm tới một mục tiêu, Lầu Năm Góc cho biết thêm.
“Thử nghiệm này đã sử dụng phiên bản mới nhất của hệ thống vũ khí Aegis BMD thế hệ hai, có khả năng tiêu diệt các tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa hơn và tinh vi hơn”, thông báo khẳng định.
Video đang HOT
Aegis BMD là một phần trong Hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, trực thuộc Cơ quan quan phòng thủ tên lửa Mỹ. Đợt thử nghiệm này là lần đánh chặn thành công thứ 27 trong tổng số 33 lần thử nghiệm của chương trình BDM, kể từ sau thử nghiệm đầu tiên năm 2002. Tính chung trong toàn bộ các chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo, đây là vụ đánh chặn thành công thứ 63 trong số 79 lần thử nghiệm của Mỹ từ năm 2001.
Thanh Tùng
Theo Tân Hoa Xã
Chiến hạm Trung Quốc lần đầu tới Mỹ sau 7 năm
Hải quân Trung Quốc và Mỹ vừa có cuộc diễn tập tìm kiếm cứu hộ trên vùng biển quanh quần đảo Hawaii, Mỹ hôm 9/9. Đây là lần đầu tiên các tàu hải quân Trung Quốc đến Mỹ kể từ năm 2006.
Tham gia tập trận chung lần này, Trung Quốc mang theo các tàu khu trục tên lửa, khinh hạm, tàu tiếp tế, máy bay trực thăng cùng hơn 680 sỹ quan và thủy thủ. Đây là lần đầu tiên hai nước tổ chức diễn tập kể từ sau cuộc tập trận chung chống cướp biển ngoài khơi Somalia hồi năm ngoái.
Các quan sát viên của Mỹ đang theo dõi diễn biến của các hoạt động tìm kiếm cứu hộ từ tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo của Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa Lâm Nghi (547) của Trung Quốc tham gia cuộc tập trận cùng tàu USS Lake Erie của Mỹ tại các vùng biển ngoài khơi Waikiki và Diamond Head, thuộc quần đảo Hawaii, Mỹ.
Cuộc tập trận diễn ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn có cuộc gặp với người đồng cấp Mỹ Chuck Hagel tại Lầu Năm Góc hôm 19/8.
Trung Quốc cho biết đây là một trong những quyết định được triển khai theo cam kết giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 6 tại California, nhằm tăng cường quan hệ giữa hai bên.
Hải quân Mỹ thì khẳng định đây là một phần nỗ lực phát triển quan hệ với các hải quân nước ngoài nhằm xây dựng lòng tin, khuyến khích hợp tác giữa các quốc gia.
Lần gần đây nhất quân đội Trung Quốc có chuyến thăm Mỹ là vào năm 2006, khi tàu Thanh Đảo và Hồng Trạch Hồ đến Trân Châu Cảng và San Diego tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn và thông tin liên lạc.
Năm 2014, hải quân Trung Quốc sẽ lần đầu tiên tham dự cuộc tập trận hải quân quốc tế quy mô lớn mang tên "Vành đai Thái Bình Dương" (RIMPAC).
Sau khi rời Mỹ, các tàu Trung Quốc sẽ tiếp tục tham gia các cuộc tập trận tương tự tại Australia và New Zealand
Theo VNE
Báo Trung Quốc hết lời dè bỉu tàu sân bay Ấn Độ Báo Trung Quốc 'nổ' sẽ phát triển tàu sân bay có thể sánh vai với mẫu hạm của Mỹ. Sản phẩm có trình độ như mẫu hạm của Ấn Độ, Trung Quốc sẽ không bao giờ chế tạo. Ngày 12/8, Ân Đô cho ra mắt hàng không mâu hạm đâu tiên INS Vikrant, trở thành quốc gia thứ 5 sau Mỹ, Nga, Anh,...