“Mỹ đang tính chuyện triển khai quân sát biên giới với Nga”
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho hay, Lầu Năm Góc đang nghiên cứu các kịch bản để triển khai hoạt động quân sự ngay sát vùng biên giới với Nga.
“Tôi đã khá biết về Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Đó là lý do tại sao bài phát biểu của ông ấy ở cuộc họp thường niên của Quân đội Mỹ lại khiến cho tất cả chúng tôi bất ngờ”, Bộ trưởng Nga Sergey Shoigu nói với các phóng viên vào ngày 16/10.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu.
Theo đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc đã có bài phát biểu rằng, Quân đội nên sẵn sàng xem xét các lực lượng vũ trang hiện đại của Nga. Đối với ông Shoigu, phát biểu đó có thể là một nguồn quan ngại sâu sắc đối với Nga. Điều đó, theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga, mang ý nghĩa rằng, người Mỹ đang xem xét triển khai hoạt động quân sự ở sát biên giới với Nga.
Theo lời ông Shoigu, quân đội Mỹ hiện diện ở tất cả các điểm nóng trên toàn cầu và các khu vực mà Washington cố gắng thúc đẩy dân chủ thường có xu hướng lâm vào các cuộc hỗn loạn đẫm máu sau khi Mỹ hoàn thành sứ mệnh của họ.
“Các ví dụ điển hình cho phát biểu trên của tôi đó là Iraq, Libya, Afghanistan và giờ là Syria. Các sự kiện bi thảm ở Ukraine cũng xảy ra với sự dính líu của Mỹ”, ông Shoigu nói.
Video đang HOT
Vào ngày 15/10, phát biểu tại Hội nghị thường niên của Quân đội Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel kêu gọi quân đội nước này cần được chuẩn bị để đối phó với Nga.
“Các mối đe dọa từ khủng bố và quân nổi dậy vẫn là các vấn đề mà chúng ta đã đối phó trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đương đầu với một nước Nga với lực lượng quân đội hiện đại”, ông tuyên bố.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Putin ngày 16/10 đã chỉ trích phát biểu đó của ông Hagel. Người này nói rằng, lời phát biểu đó là không chuyên nghiệp và chỉ gieo rắc các hoang mang cho các bên.
Theo Kiến Thức
Ba Lan không cho máy bay chở ông Shoigu đi qua, Nga cảnh báo trả đũa
Phái đoàn Nga đã phải khẩn trương trở lại Bratislava do thiếu nhiên liệu, tạo ra một mối đe dọa thực sự đối với sự an toàn của chuyến bay
Ba Lan hôm 29/8 đã đóng cửa không phận không cho máy bay chở Bộ trưởng Quốc phòng Nga đi qua nước này để từ Slovakia, nơi ông tham dự một lễ kỷ niệm lịch sử.
Động thái trên của chính quyền Ba Lan đã khiến chiếc máy bay Tu-145 chở Bộ trưởng Sergey Shoigu phải quay trở lại Bratislava.
Bộ trưởng Sergey Shoigu tham dự lễ kỷ niệm chiến thắng lịch sử tại Slovakia trước khi sự cố xảy ra.
Warsaw cho biết lý do từ chối máy bay của Nga vì đã khai báo với trạm kiểm soát không lưu rằng đó là chuyến bay dân sự chứ không phải quân sự.
Trong khi đó, phát biểu tại Thụy Điển hôm 29/8, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Warsaw đến nay vẫn tích cực hoạt động như trung gian cần thiết để ngăn chặn nỗ lực can thiệp vào tình hình Ukraine của Nga.
"Xử phạt là chưa đủ. Ông (Putin) sẵn sàng hy sinh người của chính mình", Ngoại trưởng Sikorski nói thêm.
Phản ứng trước các động thái trên của Warsaw, Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày ra tuyên bố cho biết, việc đóng cửa không phận đối với máy bay chở Bộ trưởng Shoigu là phản ứng "không thích hợp" và hàm chứa ý đồ chính trị, có thể đe dọa tới sự an toàn của chuyến bay.
"Phái đoàn Nga đã phải khẩn trương trở lại Bratislava do thiếu nhiên liệu, tạo ra một mối đe dọa thực sự đối với sự an toàn của chuyến bay," Bộ cho biết trong một tuyên bố.
Theo Bộ Ngoại giao Nga, lý do từ chối của Ba Lan cũng không thích đáng bởi khi tới Slovakia, chiếc máy bay chở Bộ trưởng Shoigu cũng khai báo tình trạng dân sự và đã được chấp thuận cho đi qua không qua không phận nước này.
Đối với các chuyến bay tình trạng không dân sự, Ba Lan yêu cầu phải thông báo trước 72 giờ trước khi đi qua không phận nước này.
Tuy nhiên, dưới áp lực ngoại giao mạnh mẽ từ phía Moscow, Ba Lan cuối cùng đã đồng ý cho phép chuyến bay được thực hiện với lời giải thích lại là do "lỗi kỹ thuật".
Khi chiếc máy bay một cách an toàn trở về Moscow, Nga đã gọi là hành động của Ba Lan "một sự vi phạm thô bạo các tiêu chuẩn, đạo đức", một "thủ thuật báng bổ chống lại giá trị lịch sử và đạo đức đã cứu châu Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít".
Những tuyên bố của phía Nga được cho là hứa hẹn một "phản ứng thích hợp", RT cho biết.
Liên quan tới sự cố trên, Liên Hiệp Quốc kêu gọi cả hai bên tránh "hành động khiêu khích", một phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ Stephane Dujarric cho biết.
Theo Giáo Dục
Nga sẽ triển khai thêm tàu ngầm, tàu chiến thế hệ mới đến Crimea Bộ Quốc phòng Nga lên kế hoạch triển khai thêm tàu ngầm, tàu chiến thế hệ mới đến Crimea vào cuối năm 2014, trước quan ngại NATO tăng cường lực lượng tại Đông Âu và Hắc Hải. Tàu chiến của Nga ở Crimea - Ảnh: Reuters "Vào cuối năm nay chúng tôi sẽ thiết lập đơn vị phòng không và các đơn vị...