Mỹ đang nỗ lực liên lạc với bà Suu Kyi
Mỹ nỗ lực liên lạc với bà Suu Kyi và quan chức chính quyền dân sự Myanmar bị quân đội bắt, sau khi hai quan chức NLD chết bất thường.
“Chúng tôi vẫn yêu cầu liên lạc với Cố vấn Nhà nước Myanmar, người tất nhiên đang bị quân đội giam một cách phi lý”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price hôm 12/3 cho hay. “Chúng tôi tiếp tục hỏi thăm sức khỏe và sự an toàn của bà ấy cũng như tất cả lãnh đạo và thành viên chính quyền dân sự bị giam. Chúng tôi thông qua các kênh thích hợp để liên lạc với họ”.
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại phiên điều trần trước Tòa Công lý Quốc tế của Liên Hợp Quốc năm 2019. Ảnh: AFP .
Mỹ nỗ lực liên lạc với bà Suu Kyi từ sau cuộc đảo chính hồi tháng 2, nhưng bị quân đội từ chối. Ngày càng có nhiều lo ngại về tình trạng của bà và những người bị giam sau khi hai quan chức đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) chết không rõ nguyên nhân trong lúc bị quân đội giam.
Video đang HOT
“Chúng tôi lên án hành động của lực lượng an ninh dẫn đến cái chết của hai thành viên NLD là Zaw Myat Linn và Khin Maung Latt sau khi họ bị bắt giam vô cớ”, Price cho hay.
Bà Suu Kyi xuất hiện lần gần nhất qua video tại phiên tòa ngày 1/3. Hiện không rõ bà bị giam tại đâu. Có thông tin cho rằng bà bị quản thúc tại gia trước khi bị chuyển đến một địa điểm bí mật cuối tháng trước.
Myanmar rơi vào khủng hoảng sau khi quân đội lấy cớ xảy ra gian lận bầu cử để tiến hành đảo chính, bắt giam bà Suu Kyi cùng nhiều quan chức chính quyền dân sự. Hàng trăm nghìn người Myanmar đã biểu tình phản đối đảo chính kể từ đó.
Theo Liên Hợp Quốc, bạo lực quân đội và cảnh sát đã khiến hơn 80 người thiệt mạng, gồm hai người bị cảnh sát bắn chết ở thành phố Yangon hôm nay, và hàng trăm người bị thương. Quân đội cũng bị cáo buộc tra tấn, cưỡng chế mất tích đối với hơn 2.000 người bị bắt giam.
Bộ Thương mại Mỹ tuần trước áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Myanmar, cũng như hai tập đoàn có quan hệ với quân đội. Washington cảnh báo áp đặt thêm biện pháp trừng phạt đối với chính quyền quân sự nếu họ “không chấm dứt chiến dịch đàn áp”.
Đại sứ Myanmar tại Anh kêu gọi trả tự do cho Suu Kyi
Đại sứ Myanmar Kyaw Zwar Minn được Ngoại trưởng Anh ca ngợi khi kêu gọi chính quyền quân sự phóng thích bà Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử.
"Chúng tôi yêu cầu thả Cố vấn Nhà nước Daw Aung San Suu Kyi và Tổng thống U Win Myint", ông Zwar Minn hôm 8/3 viết trên tài khoản Facebook của đại sứ quán Myanmar tại Anh. Tuyên bố được ông đưa ra sau buổi hội đàm với Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Bộ trưởng phụ trách châu Á của Anh Nigel Adams.
Trước áp lực ngoại giao ngày càng lớn chống lại chính quyền quân sự ở Myanmar, đại sứ cho hay ông chọn "con đường ngoại giao" và cho rằng "câu trả lời cho cuộc khủng hoảng hiện nay chỉ giải quyết được trên bàn đàm phán".
Một người cầm áp phích kêu gọi trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Suu Kyi trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon hôm 7/3. Ảnh: AFP
Anh đã yêu cầu chính quyền quân đội Myanmar khôi phục nền dân chủ và trả tự do cho Suu Kyi cùng các nhà lãnh đạo khác bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự ngày 1/2.
"Tôi biểu dương lòng dũng cảm và yêu nước của đại sứ Myanmar Kyaw Zwar Minn khi kêu gọi tôn trọng kết quả bầu cử năm 2020 và trả tự do cho bà Aung Sung Suu Kyi và Tổng thống U Win Myin", Ngoại trưởng Anh tuyên bố.
Tuần trước, đại sứ quán Myanmar tại Washington cũng ra tuyên bố chỉ trích lực lượng an ninh gây chết người trong các cuộc biểu tình, đồng thời kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar "hết sức kiềm chế".
Myanmar rơi vào khủng hoảng hơn một tháng qua, khi các cuộc biểu tình bùng lên chống đảo chính. Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, cảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 50 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình nổ ra.
Anh, Mỹ và một số nước phương Tây khác đã áp đặt những biện pháp hạn chế đối với chính quyền quân sự Myanmar. Liên minh châu Âu đang chuẩn bị mở rộng các biện pháp trừng phạt, nhắm vào những doanh nghiệp do quân đội Myanmar điều hành.
Myanmar bác yêu cầu nói chuyện với bà Suu Kyi của Mỹ Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chưa thể nói chuyện với Cố vấn Suu Kyi vì những nỗ lực liên lạc với bà đều bị quân đội Myanmar từ chối. "Chúng tôi đã nỗ lực liên hệ với bà Aung San Suu Kyi. Chúng tôi đã làm điều đó cả chính thức và không chính thức. Tuy nhiên, những yêu cầu đó đều...