Mỹ đang điều chỉnh chính sách đơn cực trong tình hình mới?
Chuyến công du Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là một chuyến thăm lịch sử, đánh dấu mốc cho thấy quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đang bước vào một giai đoạn hợp tác mới.
Chỉ trong một thời gian ngắn chính quyền Hoa Kỳ đã có những bước đi hết sức bất ngờ khi tiến hành dỡ bỏ lệnh cấm vận, thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba, ký kết thỏa thuận hạt nhân lịch sử, gây tranh cãi với Iran, nâng tầm quan hệ với Việt Nam.
Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ
Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng chính quyền Mỹ đang có những bước đi nhằm điều chỉnh lại chính sách đơn cực đã và đang theo đuổi để thích ứng với tình hình và bối cảnh mới đang ngày càng có xu hướng biến động, khó đoán.
Với Iran: Ngày 14/7/2015, thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran đã được ký kết. Theo thỏa thuận này, lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Iran sẽ được giữ nguyên trong 5 năm nữa. Iran cũng đồng ý chỉ sở hữu không quá 300 kg uranium được làm giàu ở mức 3,67% trong vòng 15 năm tới và tất cả các hoạt động làm giàu uranium này chỉ được giới hạn ở cơ sở hạt nhân Natanz.
Báo Washington Post bình luận rằng, việc Tổng thống Mỹ Barrack Obama và các nhà lãnh đạo thế giới đi tới thống nhất và ký kết thỏa thuận lịch sử nhằm ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran là bước đi hướng tới sự ổn định tại Trung Đông.
Trong khi đó, tờ Sự Thật của Nga thì cho rằng thỏa thuận này của Mỹ và phương Tây là cơ hội ghi điểm của Mỹ với chính quyền Iran.
Nhiều khả năng đây sẽ là tiền đề để Hoa Kỳ thúc đẩy thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền Tehran trong thời gian tới bởi từ năm 1979 đến nay, Mỹ đã chấm dứt quan hệ ngoại giao chính thức với Iran.
Với Cuba: Ngày 11/4/2015, tại cuộc gặp đầu tiên giữa nhà lãnh đạo 2 nước Cu Ba và Hoa Kỳ sau gần 60 năm, Tổng thống Obama cảm ơn Chủ tịch Raul Castro vì tinh thần cởi mở và sự nhã nhặn của ông, đồng thời cam kết làm bất cứ điều gì có thể để bảo đảm nhân dân Cuba có thể thịnh vượng, sống trong tự do và an ninh.
Tại cuộc gặp này, Chủ tịch Raul Castro khẳng định ông đồng ý với tất cả những gì Tổng thống Obama nói. Nhà lãnh đạo Cuba cũng nhấn mạnh ông sẽ tiếp tục có những bước đi hướng đến bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đồng thời sẵn sàng thảo luận về nhân quyền cũng như các vấn đề khác.
Trong suốt cuộc hội đàm 80 phút, ông Obama và Raul Castro ngồi trên ghế gỗ cạnh nhau và trò chuyện thân mật trong phòng họp nhỏ. Giới chức Nhà Trắng cho biết 2 nhà lãnh đạo thảo luận về việc mở sứ quán ở Havana và Washington cũng như một số vấn đề khác.
Đúng như những dấu hiệu dự đoán, ngày 1/7/2015, Mỹ và Cuba đã tuyên bô đạt thỏa thuận mở lại đại sứ quán tai thu đô hai nươc, chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao lần đầu tiên kể từ năm 1961.
Dự kiến, việc tai thiêt lâp cac đai sư quan của hai nước trên lãnh thổ của nhau vao ngay 20 thang 7 tơi đây se la bươc đôt pha trong môi quan hê gay găt lâu năm giưa hai nươc.
Mặc dù Quôc hôi My vân se duy tri lênh câm vân kinh tê vơi Cuba nhưng chinh sach nay nhiều khả năng sẽ có thay đổi dần dần trong thời gian tới giống như những gì Mỹ đã làm với một số nước trong đó có Việt Nam.
Với Việt Nam: Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực đã được phát triển, tăng cường trong nhiều năm gần đây và vẫn đang chứa đừng rất nhiều hứa hẹn.
Đáng chú ý, trong các ngày từ 6 đến 11/7/2015 vừa qua, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tổ chức đón tiếp trọng thị đối với Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm chính thức đến Hợp chúng quốc Hoa Kỳ nhân sự kiện kỷ niệm tròn 20 năm hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ.
Chuyến công du Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là một chuyến thăm lịch sử, đánh dấu mốc cho thấy quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đang bước vào một giai đoạn hợp tác mới sâu rộng và toàn diện hơn.
Trước chuyến công du lịch sử này, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã vận động để Quốc hội Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đang thúc đẩy các cuộc đàm phán để sớm đưa Việt Nam gia nhập hiệp định Đối tác xuyên thái Bình Dương TPP.
Video đang HOT
Tính cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới hiện chỉ còn 3 nước không có quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ. Trong số này có Iran, Bắc Triều Tiên và quốc gia biệt lập Bhutan.
Với Iran, tình hình có thể cải thiện trong thời gian tới bởi thỏa thuận hạt nhân vừa qua ký kết với các nước phương Tây có thể được xem là tiền đề để Iran thêm tin tưởng vào Mỹ sau rất nhiều những xung đột và bất đồng.
Trong khi đó, Bhutan là một nước không giáp biển, co kich thươc giông Thuy Si, nằm trong dãy Himalaya giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Từ lúc gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1971, giông Thuy Si, Bhutan luôn co ac cam vê sư vướng mắc quan hệ ngoại giao với nước ngoai dươi bât ky hinh thưc nao.
Điều đặc biệt là Brutan và Hoa Kỳ không hê có bất cứ xung đột nào trong suốt chiều dài lịch sử. Việc có thiết lập quan hệ ngoại giao với Brutan hay không có lẽ không ảnh hưởng gì đến chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Nước còn lại ở châu Á không có quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ cần nhắc đến một lần nữa là Bắc Triều Tiên. Mặc dù trước đó Hoa Kỳ đã có nhiều động thái thể hiện thiện chí nhưng có thể xuất phát từ sự thiếu lòng tin, cộng với quan hệ phức tạp với Hàn Quốc (đồng minh của Mỹ), Trung Quốc và Nga nên quan hệ Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên luôn ở trạng thái căng thẳng, thậm chí là thù địch.
Tuy nhiên, khi Mỹ đang hiện thực hóa chiến lược xoay trục sang Thái Bình Dương, vấn đề Triều Tiên cũng là một trong những chủ điểm quan trọng mà Mỹ có lẽ đã và sẽ có kế hoạch để cải thiện hoặc xử lý tình hình.
Liên quan đến quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong giai đoạn hiện nay, một độc giả có tên Nguyễn Công Viên đã gửi bình luận cho rằng, việc Hoa Kỳ nâng cấp, coi trong quan hệ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là lẽ bình thường vì gần đây Hoa Kỳ đã gơ bỏ đạo luật cấm vận với Cuba.
Theo độc giả Nguyễn Công Viên, có những lý do sau đây khiến Hoa Kỳ bất ngờ tăng mức quan hệ với Việt Nam nói riêng và một số nước từng thù địch, cựu thù và khác ý thức hệ nói chung:
1. Mỹ đang rơi vào tình thế như Liên Xô thời trước 1990 khi bao phủ đồng minh quá nhiều. Ngân sách toàn diện, đặc biệt là quốc phòng của Mỹ đã bị ảnh hưởng.
2. Thế cục chính trị thế giới đã chuyển động theo hướng khó kiểm soát tình hình theo chính sách đơn cực, các bất ổn khu vực càng ngày càng gay gắt buôc mỹ phải có chiến lược mới để phù hợp với tình hình.
3. Việt Nam với nhiều lợi thế từ đắc địa cho đến uy tín và khả năng phát triển hợp tác song phương, đa phương ngày một mở rộng cả chiều rộng và chiều sâu mang tính chuyên nghiệp và đưa đến niềm tin cho nhiều đối tác với phương châm nhất quán là muốn làm bạn với tất cả và tôn trọng hòa bình trên toàn thế giới chứng tỏa độ an toàn khi hợp tác là cao bởi Việt Nam không đưa các điều kiện ràng buộc nhiều.
4. Xét đến cùng thời điểm này Mỹ chủ động chia sẽ hợp tác với Việt Nam là hoàn toàn hợp lý bởi sứ mệnh và vai trò của Mỹ và Việt Nam trên cục diện biển Đông sẽ là nền tảng cơ bản để cân bằng với những hành động mang tính chất bành trướng của TQ. Nếu kết hợp tốt với Nhật Bản nữa tin rằng Biển Đông sẽ được bình yên.
Hòa Bình
Theo_Người Đưa Tin
Seoul chưa lên tiếng ở Biển Đông, Trung Quốc càng lo sợ?
Bài phân tích trên National Interest nhận định, sự "im lặng" của Hàn Quốc trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông có thể nằm trong chiến lược kiềm chế Bắc Kinh về dài hạn.
Hàn Quốc đã cắt giảm được nhiều chi phí quốc phòng nhờ sự bảo trợ của Mỹ. (Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters)
Hồi cuối tháng 6, tiến sĩ Van Jackson đã phân tích trên tạp chí The Diplomat về "sự im lặng đáng chú ý" của Hàn Quốc trước vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông.
Ông Jackson, giống như nhiều học giả khác, cũng nhận ra các hành vi ngang ngược và phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây bất ổn trong khu vực, qua đó ông kêu gọi Seoul có những động thái tích cực hơn.
Vị trí của Hàn Quốc trên Biển Đông
Bài viết của Tiến sĩ Robert E. Kelly trên tờ National Interest (NI) đánh giá, Hàn Quốc không chỉ là đồng minh của Mỹ, mà trong vai trò là một quốc gia thương mại phụ thuộc nhiều vào các tuyến hàng hải mở cửa và an toàn, Seoul rất xem trọng luật quốc tế về tự do hàng hải.
Mặt khác, là nước láng giềng của Trung Quốc, Seoul cũng quan tâm đến việc xã hội Trung Quốc kết nối với một cộng đồng khu vực dựa trên cơ sở các quy tắc chung.
Các quốc gia xung quanh Trung Quốc - từ Nhật Bản tới Ấn Độ - quan ngại rằng nếu nước này không chịu "lùi bước" ở Biển Đông và biển Hoa Đông, Bắc Kinh có thể sẽ "tự thấy" họ đã là "bá chủ" khu vực.
Nhiều vụ xung đột với các quốc gia trong khu vực đã khiến mối lo ngại của cộng đồng quốc tế trở nên lớn hơn, bao gồm việc Bắc Kinh từ chối tuân theo luật pháp quốc tế.
Học giả Jackson chỉ ra sự "không thoải mái" tăng dần của Mỹ đối với sự chần chừ của Seoul khi đối phó với Trung Quốc.
Bên cạnh sự im lặng trước lời kêu gọi của Washington lên tiếng về vấn đề Biển Đông, Hàn Quốc cũng nhanh chóng đăng ký gia nhập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu.
Theo ông Kelly, sự lo ngại của Mỹ là dễ hiểu, bởi với Washington, việc Seoul ủng hộ chiến lược liên quan tới Trung Quốc của đồng minh thân cận này "là điều dễ hiểu".
"Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ và họ đã tiết kiệm được rất nhiều chi tiêu quốc phòng nhờ sự bảo trợ của Mỹ.
Vậy tại sao Mỹ phải cung cấp hệ thống phòng thủ &'đẳng cấp thế giới' cho Hàn Quốc nếu không nhận lại được gì?" - Học giả này cho biết.
Vì sao Seoul im lặng ở Biển Đông?
Theo NI, việc Hàn Quốc chưa tỏ thái độ về các hành động sai trái của Bắc Kinh ở Biển Đông trên thực tế đem lại những lợi ích cho Seoul và chính Mỹ.
Học giả Robert Kelly đánh giá, Hàn Quốc có thể đang "ngầm" thuyết phục và khiến Trung Quốc tin rằng nước này có thể từ bỏ "người bạn" Triều Tiên mà vẫn không bị đe dọa.
"Quan hệ Trung-Triều đang ở giai đoạn "lạnh nhất" kể từ Chiến tranh Lạnh bởi những nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ của chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye và sự &'dè dặt' cần thiết của Seoul trước Trung Quốc."
Ông Kelly cho rằng, sự rạn nứt của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng là "bước ngoặt tuyệt vời" mà Seoul đã trông đợi cũng như thúc đẩy, thậm chí đánh đổi bằng việc không lên tiếng ở Biển Đông.
Trong suốt Chiến tranh Lạnh, Liên Xô và Trung Quốc đã cạnh tranh giành sự ủng hộ từ Bình Nhưỡng bằng những khoản viện trợ kinh tế lớn.
Tuy nhiên đến nay, quốc gia lớn nhất mà Triều Tiên có thể "ngả" theo chỉ còn Trung Quốc.
Bắc Kinh cung cấp cho Triều Tiên các nguồn nhiên liệu để duy trì sinh hoạt, và thậm chí là nơi để nước này tiến hành các hoạt động tài chính - mà thường là bất hợp pháp, theo ông Kelly.
"Nói cách khác, Trung Quốc là &'bác thợ săn cuối cùng' cần phải có trong cuộc chơi kềm hãm Triều Tiên.
Việc cắt đi huyết mạch này gần như chắc chắn sẽ khiến nước này lâm vào khủng hoảng, thậm chí là trở lại những năm đói kém trong quá khứ.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un chắc hẳn đã cảm nhận thấy lỗ hổng này."
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và người đồng cấp Park Geun Hye họp báo tại Nhà Xanh, trong chuyến thăm cấp nhà nước của vợ chồng ông Tập tới Hàn Quốc, ngày 3/7/2014. Ảnh: THX.
Im lặng chỉ là tạm thời?
Robert Kelly nhận định, chỉ sự lạnh nhạt hay xa hơn là cắt viện trợ của Bắc Kinh đối với Bình Nhưỡng là chưa đủ, mà còn những nỗ lực của bà Park Geun Hye đã khiến Trung-Triều dần "xa nhau" trong vài năm qua.
"Thực tế không thể phủ nhận là quân đội Mỹ hiện diện ở Hàn Quốc, vì vậy bà Park đã phải bỏ nhiều công sức &'tâng bốc' ông Tập Cận Bình, thậm chí là phải né tránh các vấn đề nhạy cảm như Biển Đông.
Nhưng điều quan trọng là kết quả thu được, Seoul có thể chia cắt Bình Nhưỡng với &'bầu sữa' Trung Quốc."
Học giả này viết trên NI rằng, trong vai trò đồng minh thân cận của Washington và là quốc gia có lợi ích trên đại dương vô cùng lớn, Hàn Quốc đến cuối cùng cũng sẽ đứng chung "chiến tuyến" với các đồng minh khác của Mỹ để chống lại Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, sự "im lặng" của Seoul trên Biển Đông là một chiến lược tầm xa hơn rất nhiều đối với Mỹ-đồng minh ở bán đảo liên Triều.
Việc làm suy yếu thành công quan hệ Trung-Triều không chỉ khiến Hàn Quốc hưởng lợi trực tiếp, mà chính chiến lược "xoay trục châu Á" của Mỹ cũng có "quả ngọt".
Trong mọi trường hợp, chiến lược bá quyền châu Á của Bắc Kinh không thể tách rời 2 khu vực lớn là biển Hoa Đông và Biển Đông.
Khi sức ảnh hưởng của Trung Quốc ở 1 trong 2 khu vực này yếu đi, họ không thể duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở khu vực còn lại.
Nếu ở Đông Bắc Á, một trong những quốc gia thân cận nhất với Bắc Kinh là Triều Tiên "cơm không lành, canh không ngọt" với nước này, sự suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây là hiển nhiên khi 2 nền kinh tế lớn khác của châu Á - Nhật Bản và Hàn Quốc - đã là đồng minh của Mỹ.
Bên cạnh đó, Nga - một "ông lớn" mà Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo - lại đang có những làn sóng phản đối chính Bắc Kinh ở vùng Viễn Đông.
"Với tầm nhìn chiến lược như vậy, những gì Hàn Quốc có thể đem lại - một cách gián tiếp - cho Biển Đông từ chính bán đảo liên Triều là không thua kém những điều các đồng minh khác của Mỹ đang làm.
Và điều này thậm chí còn giá trị hơn là những tuyên bố và một sự hiện diện &'vừa vừa' của Seoul ở khu vực này."
Theo Trí Thức Trẻ
Dòng họ Lý và sợi dây kết nối với quê hương Năm 1226, sau khi nhà Lý mất ngôi, nhiều người trong dòng họ đã lên thuyền, vượt biển đến xứ Cao Ly (Bán đảo Triều Tiên). Trải qua nhiều năm sinh sống, đến nay dòng họ Lý Hoa Sơn tại Hàn Quốc đã xây dựng cơ nghiệp trên đất khách với những hậu duệ thành đạt. Một trong số đó là ông Lý...