Mỹ đang đi đúng “tiến độ” xoay trục về Châu Á?
Hiện có nhiều hoài nghi về khả năng thực hiện chính sách “xoay trục về châu Á” của Mỹ.
Dư luận nghi ngờ
Trưa 13/8 theo giờ địa phương (tức ngày 14/8 theo giờ VN), Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã phát biểu về tầm nhìn của Mỹ về việc gắn kết với châu Á – Thái Bình Dương. Đây được coi là bước triển khai chiến lược xoay trục châu Á của Tổng thống Barack Obama trong nửa cuối nhiệm kỳ làm ông chủ Nhà Trắng lần này. Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm là ông Obama sẽ hành động thế nào khi chỉ còn “tại vị” 2 năm rưỡi nữa? Bởi thực tế từ trước tới giờ, ông đề cập đến chính sách này thì nhiều mà hành động thì chẳng được bao nhiêu.
Đúng vào lúc mà sự hoài nghi về khả năng thực hiện “chính sách xoay trục về châu Á” của Mỹ xuống tới mức thấp nhất, bởi cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Iraq và Dải Gaza thì chính quyền Obama lại có động thái “hướng tới châu Á” khiến dư luận phải chú ý. Khởi đầu là tuyên bố khẳng định quan điểm của Mỹ về vấn đề biển Đông tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), ký Thỏa thuận hợp tác quân sự an ninh song phương với Australia ngày 12/8, và mới nhất là ngày 14/8,tại trung tâm Đông – Tây, Đại học Hawaii-Manoa, Ngoại trưởng John Kerry tiếp tục lên tiếng về tầm nhìn của Mỹ với việc gắn kết cùng châu Á – Thái Bình Dương.
Nhưng đáng chú ý hơn cả là 4 “ưu tiên” trong chiến lược “xoay trục sang châu Á” mà chính quyền Obama đã tuyên bố tập trung vào phát triển kinh tế, năng lượng, hợp tác khu vực và nhân quyền. Nhìn vào 4 yếu tố “ưu tiên” này, có vẻ như Mỹ đã có sự điều chỉnh so với những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Mỹ trong chuyến thăm các nước châu Á hồi tháng 4 năm nay. Bởi ở thời điểm đó, chính quyền Obama vẫn chỉ tập trung “xoay trục” theo hướng quân sự là chủ yếu.
Video đang HOT
Điểm khác thứ 2 trong bài phát biểu của Ngoại trưởng John Kerry lần này chính là “đối tượng” của chính sách xoay trục. Trong “thông điệp” tháng 4, Mỹ khẳng định thực hiện kế hoạch một cách “dàn đều” với mọi loại đối tượng từ các nước ở khu vực Đông Bắc Á (Trung – Nhật – Hàn) cho đến ASEAN, hay thậm chí là cả một quốc gia khá “xa lạ” với Mỹ như Mông Cổ. Nhưng 4 tháng sau đó, kế hoạch này được rút gọn về khu vực Đông Á.
Lý giải điều này, ông Kerry nhấn mạnh: Đông Á là khu vực rộng lớn, tăng trưởng nhanh và đang là một khu vực có nhiều biến động nhất trên thế giới hiện nay. Sự thay đổi của Đông Á đã trở thành các tiêu chuẩn và hình mẫu trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đi kèm với tuyên bố đề cao khu vực, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work sẽ có chuyến thăm 2 nước Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như đảo Guam và Hawaii trong chuyến công du kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 17/8 tới.
Không đủ tiềm lực?
Tổng thống Mỹ Barack Obama đang cố gắng tập trung chính sách đối ngoại vào châu Á, nhằm đối phó với sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, báo giới cho rằng sự “xoay trục” này trong nhiều tháng qua bị lu mờ bởi khá nhiều nguyên nhân, từ cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cho tới một loạt cuộc khủng hoảng quốc tế mới đây; từ khúc mắc khi triển khai Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP cho tới những thách thức về tài chính trong nội bộ nước Mỹ. Điều này cũng được chính giới chức Mỹ thừa nhận, kế hoạch triển khai “không – hải chiến” tại châu Á mà Mỹ đang hướng tới “hiện vẫn chỉ trên giấy”. Ví dụ việc cơ cấu lại lực lượng toàn cầu theo quan hệ “60/40″ giữa châu Á và châu Âu vẫn không được thể hiện. Số lính thủy đánh bộ Mỹ điều chuyển đến Australia hai lần mới chỉ là 450/2.500 theo kế hoạch. Hay việc triển khai vũ khí trang bị hiện đại như: máy bay trinh sát không người lái Global Hawk, hệ thống radar X-band mới, máy bay tuần tra biển P-8 cũng phải đến cuối năm 2014 mới bắt đầu.
Nước Mỹ bây giờ đã khác, cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn ám ảnh khiến Mỹ không đủ tiềm lực để “vung tay” như trước. Những yếu tố này đã khiến sự nghi ngại về tính khả thi của chiến lược “xoay trục” của Mỹ ngày càng tăng. Bởi thế với tầm nhìn của Mỹ về việc gắn kết với châu Á – Thái Bình Dương lần này, các nhà phân tích không quá để tâm tới những tuyên bố mạnh mẽ mà hướng con mắt vào những động thái tiếp theo sau tuyên bố này. Ông Obama sẽ triển khai ra sao khi thời gian “tại vị” của ông không còn nhiều; hiệu quả của bước điều chỉnh chính sách xoay trục này đến đâu và liệu người kế nhiệm ông có kế tục “sự nghiệp” này nữa hay không? Đó mới là những câu hỏi mà dư luận đang đặt ra cho nước Mỹ./.
Theo VOV
Khủng hoảng Ukraine: Vì sao Putin bình thản mà Obama lại luôn bất an?
Không khó để nhận ra hình ảnh Tổng thống Mỹ Obama luôn lớn tiếng, vẻ mặt lo lắng khi phát biểu lên án, phản đối Nga, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lại luôn giữ vẻ bình thản và đôi khi còn mỉm cười. Vậy rốt cuộc điều gì đang xảy ra?
Tờ Tiếng nói nước Nga cho rằng, công khai đối đầu với Nga vì Ukraine, khủng hoảng không phải do Nga gây ra, mà là do phương Tây, bởi vậy, Tổng thống Obama và các đồng minh phương Tây phải đối mặt với một số vấn đề nghiêm trọng.
Đơn cử như vụ tai nạn máy bay "Boeing" của Hàng không Malaysia.
Tờ này cho rằng, buộc tội một cách vô căn cứ Nga và phe ly khai" ở miền Đông Ukraine, được cho là Nga hỗ trợ, là một sự vi phạm chuẩn mực của Mỹ và Bỉ. Họ thổi phồng một vụ bê bối lớn, công bố rằng tiêu diệt "Boeing" là tội ác khủng khiếp, các thủ phạm cần bị trừng phạt nặng nề bằng hình thức trừng phạt và dọa đưa ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, cho đến bây giờ vẫn chưa có bằng chứng cho thấy "Boeing" bị dân phòng bắn hạ.
Xét theo tính chất dấu vết trên thân máy bay "Boeing", phương án máy bay Malaysia bị Su-25 của quân đội Ukraine bắn rơi là rất thuyết phục. Nếu kết quả giải mã "hộp đen" và các cuộc giám định chuyên môn khác chứng minh quân đội Ukraine là kẻ tội đồ, Washington và Brussels sẽ lâm vào tình huống không hề dễ chịu chút nào. Họ buộc phải xin lỗi Nga vì đã buộc tội vô cớ, và thể theo lời kêu gọi của chính nước Mỹ, phải đưa những kẻ có tội là các nhà lãnh đạo của Ukraine ra trước pháp luật.
Đối với Tổng thống Obama, vụ này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ông. Tiếng nói nước Nga nhận định đó chính là lí do khiến ông chủ Nhà Trắng luôn mang vẻ mặt lo âu.
Putin bình thản, trong khi Obama lại luôn bất an?
Tình hình các biện pháp trừng phạt cũng không khá hơn, tờ này tiếp tục.
Mới đây, Tổng thống Obama tuyên bố một câu khá bí hiểm: "Chúng tôi không biết lệnh trừng phạt đang được thực hiện như thế nào, nhưng chúng tôi tin tưởng rằng các lệnh đó đã gây áp lực lên nước Nga".
Tờ báo nước Nga nhận định liệu rằng có phải Tổng thống Obama thực sự không biết hay là không tin tưởng. Trong thực tế, ông Obama có thể đã biết rằng, các biện pháp trừng phạt không hề gây ra hoảng loạn ở Nga, không thể chia rẽ trong các tầng lớp lãnh đạo và dân chúng, không ai đòi ông Putin lùi bước trong quan điểm về Ukraine và Crimea. Ngược lại, tầng lớp lãnh đạo đoàn kết với nhau, còn nhân dân thì hứng khởi.
Có thể nói về tâm trạng hứng khởi đó như sau: các biện pháp trừng phạt phương Tây rốt cuộc đã buộc Nga phải bắt đầu giải quyết các vấn đề khó khăn như đấu tranh chống tham nhũng và quan liêu, chống phụ thuộc vào lĩnh vực xuất khẩu nhiên liệu năng lượng và phải khắc phục nền công nghiệp chế tạo máy móc yếu kém.
Hầu hết người dân Nga hài lòng với việc chính phủ áp đặt hạn chế nhập khẩu thực phẩm phương Tây. Cuối cùng, nền nông nghiệp trong nước sẽ có cơ hội tự cung tự cấp, có cơ hội để người Nga tiêu dùng hàng hóa thực phẩm do Nga sản xuất, lấy lại thị trường Nga mà cho đến gần đây gần như do các nhà sản xuất nông nghiệp phương Tây chiếm độc quyền!
Ông Obama cũng không thể hài lòng với các báo cáo quân sự từ chiến trường, nơi giao tranh giữa quân đội Ukraine, quân đội của các nhà lãnh đạo thân phương Tây Ukraine, lính phương Tây đánh thuê cho Kiev với các lực lượng dân phòng khu vực Đông Nam.
Theo Kiev, từ 5000 quân tinh nhuệ Ukraine tham gia chiến dịch, hơn 3.500 người đã mất tích, rất có thể những người đó được coi là đã chết. Những người may mắn thoát khỏi chiến trường, hoặc chạy trốn sang Nga thì đang ở trong tâm trạng rất chán nản và không muốn quay trở lại chiến tranh. Lực lượng dân phòng thu được hàng chục xe bọc thép hạng nặng, nhiều bệ phóng tên lửa và xe tải của quân đội Ukraine. Hy vọng có thể dễ dàng khống chế quân ly khai của chính quyền Kiev đang nhanh chóng tan thành mây khói.
Nhưng ngay cả khi chuyện này xảy ra, cứ cho là Kiev sẽ tiến hành tổng động viên toàn quốc và huy động tất cả thiết bị kỹ thuật quân sự, cái giá tổn thất to lớn để ngăn chặn sự kháng cự của khu vực Đông Nam sẽ rất lớn, mà thắng lợi đó cuối cùng cũng sẽ dẫn đến thất bại. Trong tay của Kiev khi đó sẽ là khu vực Đông Nam bị tàn phá, muốn phục hồi sẽ cần khoản chi phí nhiều tỷ đô la mà Ukraine không hề có. Nhân dân sẽ căm ghét chính quyền Kiev vì những tội ác chống người dân ở miền Đông Nam. Khi đó, Liên minh châu Âu và Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành động mà họ đã gây ra sau khi can thiệp vào Ukraine, và những điều đó khiến Tổng thống Barack Obama không thể không cảm thấy bất an, Tiếng nói nước Nga kết luận.
Theo_Thể Thao Việt Nam
Tổng thống Obama cho phép không kích Iraq Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố ông đã cho phép không kích vào các mục tiêu của phiến quân Hồi giáo ở miền bắc Iraq, nếu những mục tiêu này đe dọa đến lợi ích của Mỹ. Hàng ngàn người Iraq theo Cơ đốc giáo đã phải rời bỏ nhà cửa vì đe dọa của IS. Tuy nhiên, ông khẳng định sẽ không...