Mỹ: Đảng Dân chủ phản đối kế hoạch ngân sách của Đảng Cộng hòa
Đảng Dân chủ cho rằng kế hoạch của Đảng Cộng hòa đang đe dọa an ninh quốc gia và gây tổn hại tới thẩm quyền pháp lý của Tổng thống.
Người đứng đầu Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi ngày 25/11 cho biết: Đảng này sẽ phản đối kịch liệt các nỗ lực của Đảng Cộng hòa nhằm phân tách các nguồn ngân sách có liên quan đến vấn đề nhập cư ra khỏi luật ngân sách dành cho hoạt động của Chính phủ Mỹ trong vòng 1 năm.
Theo đó, Đảng Dân chủ sẽ không ủng hộ bất cứ dự luật nào mà Đảng Cộng hòa đưa ra nhằm cấp ngân sách dài hạn cho một số cơ quan, tổ chức song lại chỉ cấp ngân sách ngắn hạn cho một số cơ quan, tổ chức khác.
Theo bà Pelosi, kế hoạch của Đảng Cộng hòa đang đe dọa an ninh quốc gia Mỹ và gây tổn hại tới thẩm quyền pháp lý của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Người đứng đầu Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, Nancy Pelosi (Ảnh AP)
Trước đó, theo đề xuất mà nghị sĩ Đảng Cộng hòa Tom Price và là người sắp đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Ủy ban Ngân sách thuộc Hạ viện Mỹ, trong luật ngân sách mà Quốc hội Mỹ sẽ thông qua tới đây, Quốc hội Mỹ sẽ chỉ mở rộng ngân sách ngắn hạn dành cho các ủy ban về người nhập cư của Mỹ.
Hiện tại hoạt động của dành cho các cơ quan về nhập cư của Mỹ chủ yếu dựa vào ngân sách đóng góp tự nguyện.
Theo đánh giá của giới phân tích, kế hoạch của Đảng Cộng hòa là nhằm để cho Đảng này có thể bác bỏ những khoản ngân quỹ dành cho các ủy ban về nhập cư vào năm tới khi các nghị sĩ Cộng hòa chính thức kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ, đồng thời có thế giúp Đảng này cân bằng đối chọi với quyết định về nhập cư của Tổng thống Obama đưa ra trước đó, vốn bị Đảng Cộng Hòa kịch liệt phản đối.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp vào ngày 8/12 tới.
Trong một bước đi phản ánh rõ chiều hướng quan hệ căng thẳng hơn giữa Nhà Trắng và phe Cộng hòa vừa giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua, ngày 20/11, Tổng thống Mỹ Obama thông báo sắc lệnh hành chính tự cải tổ luật nhập cư, nhập tịch, mà không cần tới Quốc hội nước này./.
Theo_VOV
Vì sao Obama bất ngờ "thay tướng" Lầu Năm Góc?
Ông Hagel đã nhiều lần "lệch pha" với Tổng thống trong thời gian 2 năm làm ông chủ Lầu Năm Góc.
Ngày 24/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama bất ngờ tuyên bố rằng Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel sẽ từ chức ngay sau khi Thượng viện Mỹ thông qua người kế nhiệm ông này.
Một số nguồn tin riêng của CNN cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Hagel, người nhậm chức vào tháng 2/2013, đã bị Tổng thống Obama ép phải từ chức.
Bộ trưởng Quốc phòng Hagel (trái) và Tổng thống Obama
Tuy nhiên, trong tuyên bố của mình từ Nhà Trắng, ông Obama lại ca ngợi Bộ trưởng Hagel là một người đứng đầu Lầu Năm Góc "mẫu mực" và ca ngợi vai trò của ông trong việc đảm bảo an ninhquốc gia Mỹ, đồng thời khẳng định việc nộp đơn từ chức là quyết định của riêng Hagel.
Ông Obama nói: "Nếu có một điều tôi biết về Chuck thì đó là ông không hề đưa ra bất cứ quyết định nào một cách dễ dàng. Quyết định này không hề đơn giản đối với ông ấy".
Trong khi đó, Thượng nghị sĩ John McCain lại cho hay ông đã trò chuyện với Hagel hồi tuần trước và vị bộ trưởng này tỏ ra "rất tức giận" vì việc Mỹ không có một chiến lược rõ ràng chống lại IS, vì việc giúp đỡ người Ukraine và vì một thực tế mà ông McCain gọi là "sự thiếu ảnh hưởng chưa từng thấy của Mỹ trong lịch sử".
Còn phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby thì khẳng định rằng quyết định từ chức của ông Hagel "không liên quan gì tới chính sách hay chiến lược ở Iraq", đồng thời tuyên bố Bộ trưởng Hagel là người ủng hộ mạnh mẽ chính sách và chiến lược mà Mỹ đang thực thi ở đó.
Ông Kirby cũng nhấn mạnh việc từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Hagel sẽ không gây ra bất cứ "thay đổi lớn" nào trong chiến lược của Mỹ ở Iraq, trong đó có quyết tâm không đưa lực lượng bộ binh tới tham chiến ở nước này.
CNN cho hay nhiều nguồn tin trong Nhà Trắng khẳng định trong vài tuần qua giữa ông Hagel và Tổng thống Obama đã có nhiều cuộc tranh luận về "an ninh quốc gia trong 2 năm tới", và hai nhân vật này đều nhận ra rằng cần phải có một "thay đổi" lớn về chính sách và chiến lược Mỹ. Một nguồn tin cho rằng sẽ là sai lầm khi kết luận rằng ông Hagel từ chức để bày tỏ sự phản đối hay đó là kết quả của những bất đồng về chính sách.
Trong khi đó, tờ New York Times lại đưa tin rằng Tổng thống Obama đã yêu cầu ông Hagel từ chức từ thứ Sáu tuần trước nhằm xoa dịu những chỉ trích của dư luận về chính sách đối ngoại của Tổng thống.
Việc ông Hagel từ chức nhiều khả năng liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ
Theo New York Times, việc yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Hagel từ chức đồng nghĩa với sự thừa nhận rằng Mỹ đang đối mặt với những mối đe dọa mới về an ninh quốc gia, trong đó chủ yếu là sự trỗi dậy của IS ở Iraq và Syria, buộc Bộ Quốc phòng Mỹ phải "thay tướng".
Là quan chức thuộc đảng Cộng hòa cuối cùng trong chính quyền của ông Obama, ông Hagel đã bắt đầu nhiệm kỳ của mình không hề dễ dàng. Ngay trong phiên điều trần phê chuẩn việc bổ nhiệm ông vào chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng, nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối chính sách "chống chiến tranh" của Hagel và gây cản trở cho quy trình phê chuẩn.
Và trong thời gian 2 năm làm ông chủ Lầu Năm Góc, ông Hagel đã nhiều lần "lệch pha" với Tổng thống, đồng thời không thuyết phục được dư luận về chính sách an ninh quốc gia của Mỹ.
Ông Hagel đã từng có lần gọi IS là "mối đe dọa lớn đối với mọi lợi ích của Mỹ", trong khi Tổng thống Obama khẳng định vài tháng trước đó rằng nhóm phiến quân này chỉ đơn giản là một "nhóm nhỏ".
Trong vài tháng qua, chính quyền của ông Obama liên tục bị chỉ trích bởi một loạt những cuộc khủng hoảng về an ninh quốc gia, và phản ứng của Tổng thống bị nhiều người coi là thiếu quyết đoán và cứng rắn.
Hồi tuần trước, khi được hỏi về sự tín nhiệm của Tổng thống đối với ông, Bộ trưởng Hagel nói: "Tôi không cho rằng tôi được ngồi ở chiếc ghế này nếu không có sự tín nhiệm. Nhưng các bạn phải hỏi ngài Tổng thống về điều đó".
Hiện ông Obama vẫn chưa thông báo ai sẽ là người kế nhiệm Bộ trưởng Quốc phòng Hagel. Theo một trợ lý Nhà Trắng, trong số những người có khả năng ngồi lên chiếc ghế nóng này có Thứ trưởng Quốc phòng Michele Flournoy và cựu Thứ trưởng Quốc phòng Ash Carter.
Tuy nhiên, nhiều khả năng ông Hagel vẫn sẽ tiếp tục làm Bộ trưởng Quốc phòng cho đến đầu năm sau, khi Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa nhóm họp để bàn thảo về vấn đề này, bởi các nghị sĩ không thể hoàn tất được quy trình phê chuẩn miễn nhiệm ông Hagel và bổ nhiệm người mới chỉ trong vòng 2 tuần trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh.
Theo Khampha
Lĩnh Mỹ sẽ thực hiện huấn luyện lực lượng an ninh Afghanistan Reuters đưa tin ngày 24/11, Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết trong năm 2015, vai trò của các binh sỹ Mỹ tại Afghanistan sẽ chuyển sang huấn luyện lực lượng an ninh quốc gia Tây Nam Á này và các hoạt độngchống khủng bố. Các binh sỹ quân đội Mỹ Ông Earnest cho biết vai trò mới không đồng nghĩa...