Mỹ đang cố gắng chia rẽ trục quan hệ Nga – Ấn Độ – Trung Quốc
Với tiêu đề Washington đang cố gắng chia rẽ trục quan hệ chiến lược Nga – Trung – Ấn, tờ báo ‘Độc lập’ có bài bình luận về vấn đề này.
Tổng thống Mỹ Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin.
Mỹ sẽ cho phép Ấn Độ được sử dụng các dịch vụ của Trung tâm theo dõi các phần tử khủng bố hiện do Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) kiểm soát. Gia tăng các cuộc tiếp xúc với phía Ấn Độ trong lĩnh vực quân sự và công nghệ, Washington đang cố gắng làm suy yếu trục quan hệ Nga – Ấn Độ – Trung Quốc.
Ý tưởng thúc đẩy trục quan hệ Nga – Trung Quốc – Ấn Độ
Nếu như những nỗ lực của Mỹ đem lại kết quả, ý tưởng của cựu Thủ tướng Nga Evghenhi Primakov về việc Moscow, New Deli và Bắc Kinh cần liên kết với nhau nhằm hình thành “ thế giới đa cực” sẽ khó có thể trở thành hiện thực.
17 năm sau khi cựu Thủ tướng Nga đưa ra ý tưởng này, sự cạnh tranh Trung Quốc – Ấn Độ đã trở nên căng thẳng hơn nhiều. Tuy nhiên, dù sao ba cường quốc này vẫn thường xuyên tiến hành các cuộc tư vấn với nhau và cố gắng hành động trên trường quốc tế một cách có thỏa thuận với nhau.
Cựu Thủ tướng Nga Evghenhi Primakov là người nổi tiếng từ “cú quay đầu lịch sử trên Đại Tây Dương” và hủy bỏ chuyến thăm Mỹ dù máy bay đang trên đường qua Đại Tây Dương đến Mỹ nhằm phản đối việc NATO, đứng đầu là Mỹ, ném bom không kích Nam Tư.
Điều đáng nói là cựu Thủ tướng Primakov không đơn thuần chỉ là chính trị gia mà còn là một nhà khoa học chuyên về phương Đông, viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Nga.
Chính vì vậy, ý tưởng thiết lập trục quan hệ Nga – Trung – Ấn nhằm thiết lập thế giới đa cực của ông Primakov, theo các chuyên gia phân tích chính trị, vẫn còn nhiều ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Do đó, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tổ chức hội thảo để thảo luận những ý tưởng của ông Primakov. Hội thảo này thảo luận các vấn đề như dự đoán sự phát triển của các nước phương Đông, sự gia tăng bạo lực ở Trung Đông và sáng kiến của ông Primakov về việc thiết lập trục tam giác Nga – Trung – Ấn để thúc đẩy việc hình thành thế giới đa cực.
Video đang HOT
Vào năm 1998, ý tưởng này của ông Primakov nhận nhiều sự hoài nghi hơn là ủng hộ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, có nhiều lý do để thúc đẩy ý tưởng này.
Trong bản báo cáo tham luận của mình, cựu Đại sứ Nga tại Ấn Độ và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng đối ngoại Nga Viacheslav Trubnikov khẳng định rằng tam giác Nga – Trung – Ấn vẫn có sự cạnh tranh giữa các cực.
Viacheslav Trubnikov cho rằng ý tưởng của Primakov không đề cập đến việc thiết lập một liên minh chính trị – quân sự mà chỉ nhằm nỗ lực làm thay đổi cán cân sức mạnh trên trường quốc tế vì Mỹ, sau khi giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, muốn buộc Nga ngồi vào “vị trí vốn dành cho Nga”.
Khi đó, Primakov đã lên tiếng khẳng định rằng thế giới đơn cực với sự thống trị của Mỹ là điều không thể chấp nhận. Thế giới đơn cực phải được thay bằng thế giới đa cực. Dù không nhận được sự ủng hộ ngay nhưng sau đó, Ấn Độ đã ủng hộ ý tưởng này và tiếp đến là Trung Quốc.
Chính ý tưởng này là nền tảng đề hình thành nên tổ chức liên kết ba quốc gia này như BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) và SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải).
Hiện nay, lãnh đạo Bộ Ngoại giao và các học giả ba nước vẫn thường xuyên duy trì các cuộc tiếp xúc và tư vấn. Trong năm 2016, các cuộc tư vấn này sẽ được tổ chức ở Nga, tuy nhiên hình thức tiếp xúc chưa sâu rộng mà mới chỉ dừng lại ở dạng thảo luận các vấn đề cần thiết.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin.
Vẫn còn cản trở
Cản trở cho quá trình biến tam giác Nga – Trung – Ấn thành một lực lượng thực sự chống lại thế giới đơn cực của Mỹ chính là sự hợp tác trong lĩnh vực kinh tế-thương mại.
Kim ngạch thương mại giữa Nga và Ấn Độ hiện chỉ dừng lại ở mức 10 – 11 tỷ USD. Trong khi đó, kim ngạch giữa Mỹ và Ấn Độ thường xuyên đạt hơn 60 tỷ USD và hai bên còn đang dự định sẽ đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 100 tỷ USD.
Quan hệ thương mại Trung Quốc – Ấn Độ cũng đang trong tình trạng tương tự như quan hệ thương mại Nga – Ấn Độ.
Mặc dù trục quan hệ Nga – Trung – Ấn vẫn đang thúc đẩy ý tưởng cải cách Liên Hợp Quốc. Nỗ lực này có thể đưa Ấn Độ và Nam Phi trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhưng sẽ chưa thể làm cạnh tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc giảm đi.
Trung Quốc vẫn đang tuyên bố rằng không có tham vọng trở thành lực lượng thống trị châu Á nhưng Ấn Độ lại không nghĩ như vậy.
Xuất phát từ thực tế này, Mỹ hiện đang cố gắng lợi dụng quan ngại của Ấn Độ để lôi kéo Ấn Độ vào chiến lược kiềm chế Trung Quốc. Ở mức độ nào đó, nỗ lực của Mỹ đã đem lại hiệu quả, bằng chứng là việc Mỹ và Ấn Độ đang tổ chức cuộc tập trận chung có quy mô không nhỏ trên lãnh thổ Ấn Độ.
Trả lời phỏng vấn tờ báo “Độc lập” của Nga, ông Viacheslav Trubnikov cho rằng quan hệ Nga-Ấn Độ sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lịch sử và địa chính trị.
Còn Trung Quốc mới đây cũng cho xuất bản tấm bản đồ cho thấy một phần đất của Nga trước đây đã thuộc về Trung Quốc. Ngoài ra, Nga cũng đang âm thầm theo dõi các bước đi của Trung Quốc nhằm sử dụng SCO như là công cụ để thúc đẩy các lợi ích kinh tế của mình ở Trung Á.
Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Nỗ lực chia rẽ quan hệ Nga – Ấn Độ
Vấn đề đặt ra hiện nay là tại sao Washington lại có thể loại Nga khỏi thị trường vũ khí Ấn Độ? Các chuyên gia cho rằng cho dù vũ khí Nga và Liên Xô vẫn đang chiếm đến 70% vũ khí trong trang bị của quân đội Ấn Độ nhưng hiện Ấn Độ đang muốn mua các loại vũ khí hiện đại hơn.
Hơn nữa, quá trình hiện đại hóa của tàu sân bay Nga “Nguyên soái Gorshkov” diễn ra quá lâu khiến giá thành đội lên gấp 3 lần. Trong khi đó, người Mỹ thay động cơ trên máy bay Hercules chỉ mất một ngày. Quá trình sửa chữa một máy bay Nga tương tự lại mất đến 1,5 năm.
Theo trang Russia&India Report, Mỹ hiện đang sử dụng các đòn bẩy khác nhau để chia rẽ mối quan hệ Nga-Ấn Độ. Để thực hiện mục đích này, Mỹ đã soạn thảo chương trình gồm 4 điểm: Cùng sản xuất các thiết bị bay không người lái hạng nhẹ, trang thiết bị dành cho nhiệm vụ quan sát từ máy bay C-130, máy phát điện xách tay và quần áo dành cho đặc nhiệm bảo vệ chống vũ khí hóa học và vũ khí sinh học.
Chuyến thăm Mỹ mới đây của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và các cuộc tiếp xúc với Tổng thống Mỹ B.Obama cùng giới lãnh đạo Mỹ tiếp tục là những “cú hích” quan trọng để thúc đẩy Mỹ và Ấn Độ xích lại gần nhau hơn.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Độc lập, một trong những tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn nhất tại Nga.
Theo Infonet
Nhà Trắng chỉ trích gay gắt phát biểu về vấn đề hạt nhân của ông Trump
Người phát ngôn Nhà Trắng đã chỉ trích mạnh mẽ ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump khi ông này cho rằng, Nhật Bản và Hàn Quốc cần tự mình phát triển vũ khí hạt nhân để đối phó với Triều Tiên.
Ông Josh Earnest trả lời phóng viên vào hôm thứ tư vừa qua rằng, đề nghị của ông Trump hoàn toàn đi ngược lại chính sách mà Mỹ cũng như cộng đồng thế giới đã theo đuổi lâu nay.
Ông cho biết, mọi người cảm thấy thật khó khăn để lý giải vì sao yêu cầu của ông Trump lại là một ý tưởng hay. Đề xuất của ông Trump đã trao thêm sức mạnh cho lời biện minh của Triều Tiên và tạo ra động lực mới cho việc thúc đẩy chương trình hạt nhân của họ và khiến tình hình khu vực trở nên bất ổn hơn.
Ông Earnest cho rằng, nước Mỹ đang được lãnh đạo bởi một tổng tư lệnh, người hiểu hậu quả những lời nói và các quyết định chính sách của mình.
Ông cũng nói thêm rằng, Mỹ sẽ luôn kề vai sát cánh với Nhật Bản và Hàn Quốc để đương đầu với những mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Ông Trump không ít lần đưa ra các phát ngôn gây sốc ở trong và ngoài nước Mỹ về các vấn đề ngoại giao và an ninh quốc gia.
Ông Trump từng nêu quan điểm rằng, nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ rút quân đội Mỹ đang thường trú ở Nhật Bản và Hàn Quốc nếu hai nước này không tăng thêm ngân sách cho hoạt động của Mỹ ở nước họ.
Theo NHK
Châu Âu cần có trách nhiệm một cách công bằng về vấn đề người di cư Liên Hợp Quốc đã kêu gọi Liên minh châu Âu cần thực hiện cam kết về việc tái bố trí người di cư và tị nạn. Tại Hội nghị về người di cư ngày 31/3, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho rằng, thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người tị nạn và người di cư lớn...