Mỹ đang cố “bắt kịp” Nga về phát triển vũ khí siêu thanh
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper cho biết, Mỹ buộc phải đuổi kịp Nga trong việc phát triển vũ khí siêu thanh.
Theo RIA Novosti, tại diễn đàn an ninh ở California, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Esper đã được hỏi về tiến trình phát triển vũ khí siêu thanh của Nga trong tương lai.
“Chúng ta đã tạm dừng phát triển công nghệ vũ khí vài năm trước, dù khi đó rõ ràng Mỹ đang ở thế thượng phong, còn bây giờ Mỹ đang “chơi trò rượt đuổi” để cố bắt kịp Nga. Bộ Quốc phòng đang đầu tư từng USD mà chúng ta có thể, với mỗi đồng USD thực tế chúng ta dùng để đạt được lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh”, ông Esper nói.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper. Ảnh: RIA.
Video đang HOT
Bộ trưởng Esper lo ngại rằng, Nga đang phát triển nhiều loại trang thiết bị, vũ khí chiến lược nằm ngoài phạm vi của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược (START-3) hiện tại.
“Không có báo cáo và xác minh về những điều này. Tuy nhiên, trong những năm qua, chính quyền Hoa Kỳ trước đây và Chính quyền hiện tại đều thấy rằng Nga đang “lừa dối” với Hiệp ước kiểm soát tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF) và bây giờ họ có tiềm năng quân sự rất lớn mà chúng ta không thể có về tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Chính vì vậy, Mỹ phải theo dõi sát sao xem người Nga đang làm gì”, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START-3, được ký năm 2010, vẫn là hiệp ước giới hạn vũ khí hiện đại duy nhất giữa Nga và Mỹ. Thỏa thuận hết hạn vào tháng 2/2021 và cho đến nay, Washington vẫn chưa đưa ra ý kiến chính thức liệu họ có ý định gia hạn hay không. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói về mong muốn xây dựng thỏa thuận hạt nhân mới với ba bên giữa Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối ý tưởng này.
Căng thẳng về INF khiến nhiều nước trên thế giới quan ngại. Một loạt quốc gia và tổ chức quốc tế đã kêu gọi Nga – Mỹ đối thoại để “đảo ngược” quyết định trên và tránh một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Thanh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet.vn
NATO sẽ có vũ khí hạt nhân "nhỏ" để đối đầu với Nga và Trung Quốc
Mỹ đang chuẩn bị trang bị cho NATO đầu đạn hạt nhân công suất thấp để kiềm chế Nga và Trung Quốc.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ John Rood đã xác nhận sự cần thiết của NATO sở hữu vũ khí hạt nhân công suất thấp đến 10 kiloton (Kt) để đối đầu với sức mạnh hạt nhân đang lên của Nga và Trung Quốc - theo tạp chí Seapower ngày 4/12/2019. Bài trên tạp chí này còn nói, Rood nhấn mạnh Mỹ có xu hướng giảm kho vũ khí hạt nhân, trong khi Nga và Trung Quốc "đang đi theo hướng ngược lại, tăng số lượng và chủng loại vũ khí hạt nhân".
Đầu đạn nhiệt hạch; Nguồn: britannica.com
Vũ khí hạt nhân mới, theo ông Rood, là thứ Lầu Năm Góc cần để ngăn chặn Nga sử dụng các đòn tấn công bằng vũ khí hạt nhân công suất thấp. Cần lưu ý rằng cơ quan quân sự Mỹ đang tung thông tin tình báo nói, Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột.
Các lực lượng vũ trang Mỹ không có vũ khí tương tự. Lầu Năm Góc dự định loại bỏ khiếm khuyết này và trang bị cho quân đội NATO các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ W76-2. Nếu không, trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, các thành viên NATO sẽ buộc phải sử dụng bom nguyên tử cỡ lớn.
Đầu đạn W76-2 là phiên bản công suất nhỏ hơn của đầu đạn W76-1, được Mỹ phát triển vào những năm 70-80 của thế kỷ XX. Mỹ đang có kế hoạch gắn W76-2 công suất 5-10Kt lên một số lượng hạn chế tên lửa đạn đạo liên lục địa. Cần lưu ý rằng theo chiến lược hạt nhân của Mỹ được thông qua vào năm 2018, sự hiện diện của vũ khí hạt nhân công suất thấp "sẽ đảm bảo rằng các đối thủ tiềm năng không thể tận dụng ưu thế trong chiến tranh hạt nhân hạn chế, khiến việc sử dụng vũ khí hạt nhân ít xảy ra hơn".
Để giữ Ba Lan, Litva, Latvia và Estonia, trong trường hợp chiếm các vùng lãnh thổ này, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân công suất thấp ở biên giới Ba Lan, trang Popular Mechanics nhận định. Việc đó sẽ đóng vai trò như một lời cảnh báo rằng, Nga đã sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để răn đe các quốc gia bị chinh phục, buộc NATO phải lựa chọn giữa rút lui và sử dụng vũ khí hạt nhân của mình. Cũng giống Seapower, theo trang này, vũ khí tương tự của Lầu Năm Góc là đầu đạn đầy hứa hẹn W76-2, mà việc sản xuất đã bắt đầu từ tháng 1/2019.
Tháng 6/2018, Giám đốc dự án thông tin vũ khí hạt nhân của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ Hans Christensen cho biết, W76-2 được lên kế hoạch tạo ra trên cơ sở đầu đạn nhiệt hạch W76-1 bằng cách loại bỏ nhiên liệu nhiệt hạch (uranium, lithium và deuterium), do đó chỉ còn lại plutonium kích hoạt và năng lượng của phiên bản mới sẽ giảm từ 100 xuống còn 5-6Kt./.
CTV Lê Ngọc (tổng hợp)
Theo vov.vn
Thổ thông báo gọng kìm vĩ đại Moscow thông dòng đầu 2020 Tổng thống Erdogan thông bao vê kha năng thông dong đương ông "Dong chay Thô Nhi Ky" (Turk Stream) vao đâu năm tơi. Thông tân TASS đưa tin, Tông thông Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan mơi đây đa thông bao vê kha năng khánh thành đương ông dân khi đôt tư Nga chay tơi Thô Nhi Ky. Tông thông Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip...