Mỹ đang chững lại, NATO đông nhưng “không tin”
Mỹ đang chững lại trong cuộc đua vũ trang với Nga, Trung, còn NATO tuy đông nhưng không tin có mối đe dọa từ Nga.
Mỹ đang chững lại trong cuộc đua vũ trang với Nga, Trung Quốc
Trong một tuyên bố mới đây, nhà báo Mỹ David Andelman nhận định, cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga, Mỹ và các nước khác vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên hình thức của cuộc đua này còn lớn và tốn kém hơn trước đây. Vậy nên khả năng đe dọa của cuộc chạy đua cũng cao hơn.
Vào thời điểm này, Nga và Trung Quốc đang tăng đáng kể ngân sách vào quốc phòng, thì Hoa Kỳ chuẩn bị hạ mức chi tiêu tương tự xuống 0,4%. “Lần này dường như chúng ta đang thua” – nhà báo Mỹ David Andelman đã viết như vậy trên tờ USA Today.
Tác giả nhận định rằng vào ngày mùng 9 tháng 5, trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Chủ nghĩa phát xít, đặc biệt Nga đã ra mắt ba mẫu xe tăng, thiết giáp mới mới hoàn thiện và rất hiện đại. Trong khi đó, Mỹ dường như đã “an phận” với mẫu xe tăng chế tạo vài chục năm là Abrams.
David Andelman thừa nhận rằng, cuộc chạy đua vũ trang không chỉ thu hút Hoa Kỳ và Nga, mà hàng loạt nước châu Á khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…, cũng đang cố gắng bảo trì tàu sân bay đã có của họ và đóng mới nhiều chiếc khác.
Mỹ đang chững lại trong cuộc đua vũ trang với Nga, Trung?
Trung Quốc cũng đã sở hữu tàu sân bay đầu tiên của mình, tuy còn khá sơ khai, khi tu sửa con tàu sân bay chưa hoàn thiện Varyag của Liên Xô mua lại của Ukraine thành chiếc CV-16 Liêu Ninh hiện nay. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng đang tiến hành triển khai chế tạo 2 tàu sân bay khác hiện đại hơn.
Video đang HOT
Nhật Bản cũng đã cho đi vào hoạt động tàu đổ bộ trực thăng lớp 22DDH Izumo, nhưng thực chất đó là 1 tàu đổ bộ tấn công có khả năng mang các tiêm kích cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như F-35B.
Ấn Độ cũng đang nỗ lực sở hữu biên đội tàu sân bay hàng đầu châu Á gồm 4 chiếc, trong đó 2 chiếc là những sản phẩm cũ, mua lại của Nga và Anh, còn lại có 2 chiếc tàu sân bay hạng trung tự đóng mới theo chuẩn công nghệ Nga.
Để trả lời câu hỏi ai đã khiêu chiến chạy đua vũ trang, Nhà báo Mỹ trích dẫn lời ông David Omand, Cựu giám đốc cơ quan tình báo Anh, “Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên các nước như Nga, Iran hay “o ép” Trung Quốc, bởi vậy việc họ phản ứng lại là điều đương nhiên”.
Chuyên viên người Anh còn đưa ra một lí do khác khiến cuộc chạy đua vũ trang nóng lên là mối quan hệ không tốt đẹp giữa Mỹ với Nga và Trung Quốc, khiến cho các nước khác luôn cảm thấy bất an, vì vậy nảy sinh nhu cầu xây dựng quân đội hùng mạnh.
Đồng minh NATO của Mỹ không tin vào “mối đe dọa Nga”
Nga-Trung đang tăng tốc để có thể đuổi kịp Mỹ
Tại cuộc gặp của Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên NATO, người đứng đầu tổ chức – ông Jens Stoltenberg – một lần nữa tuyên bố rằng “các hoạt động quân sự của Nga đang tạo ra nguy cơ đe dọa hệ thống an ninh của châu Âu-Đại Tây Dương”.
Tuy nhiên, chuyên viên quân sự phương Tây McAdams đã nhận định về những tuyên bố trên trang web của tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây dương rằng, rất ít nước trong nội bộ khối liên minh quân sự NATO tiếp nhận những lời lẽ “sấm sét” này một cách nghiêm túc.
Vị học giả này cho rằng, bất kể là có những tuyên bố nóng nẩy và lời kêu gọi tăng ngân sách quân sự từ phía ông Stoltenberg, ban lãnh đạo NATO đang ngày càng khó thuyết phục các đồng minh trong khối quân sự xúc tiến ngăn chặn cái gọi là sự “hiếu chiến xâm lược” của Nga.
Các thành viên NATO, kể cả những quốc gia có vị trí địa lý dễ bị tổn thương nhất trước mối đe dọa quân sự giả định từ phía Moscow, đều không những không tăng chi phí quân sự, mà trong một số trường hợp thậm chí còn cắt giảm ngân sách quốc phòng”.
Chuyên viên McAdams lưu ý rằng Vương quốc Anh hầu như luôn luôn tán thành mọi hành động của Hoa Kỳ trong lĩnh vực quân sự, lại tỏ ra giận dữ vì Mỹ giảm chi tiêu quân sự và ngược lại Washington cũng bực dọc trước việc London cắt giảm ngân sách quốc phòng.
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao Ấn Độ trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới?
Thông tin được đăng tải trên Tờ DW (Đức), số ra mới đây cho hay, Ấn Độ hiện đang là nhà nhập khẩu vũ khí đứng đầu thế giới với mức nhập khẩu giai đoạn 2010 2014 tăng 140% so với 5 năm trước đó. Nhiều người lo ngại rằng, Ấn Độ sẽ thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Nhập khẩu vũ khí tăng 140%
Tờ DW trích dẫn số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế (SIPRI) cho biết, khối lượng vũ khí mà Ấn Độ nhập khẩu trong giai đoạn 2010 - 2014 đã cao hơn so với khoảng thời gian 5 năm trước đó là 140%. Điều này khiến Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới trong thời gian này.
Số lượng vũ khí mà Ấn Độ nhập khẩu chiếm gần 15% tổng số vũ khí nhập khẩu trên toàn cầu, nhiều hơn 3 lần so với Trung Quốc (số lượng vũ khí mà Trung Quốc nhập khẩu giai đoạn 2010 - 2014 giảm 42% so với giai đoạn 2005 - 2009). Hơn số vũ khí mà Ấn Độ nhập khẩu là máy bay, tiếp theo là tàu (16,5 %) và tên lửa (8,9 %). Dựa trên bản hợp đồng hiện tại và tình hình thực tế, các chuyên gia dự đoán rằng, Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu vũ khí đứng thứ hai thế giới (sau Saudi Arabia) trong năm 2015 - 2016.
Theo thống kê của SIPRI, Đức và Pháp không phải là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Ấn Độ. Trong 5 năm qua, vũ khí có nguồn gốc từ Nga chiếm gần 70% tổng số vũ khí mà Ấn Độ nhập khẩu, tiếp theo đó là Mỹ (12%), Israel (7,3%), Pháp (1,2%) và Đức (0,7%). Nga đã giao cho Ấn Độ một tàu sân bay Gorshkov vào năm 2013, một tàu ngầm hạt nhân Akula-2 vào năm 2012, 3 tàu khu trục Talwar trong năm 2012-2013, 33 máy bay chiến đấu MiG-29K, 105 máy bay chiến đấu Su-30MKI trong giai đoạn 2010-2014 và 114 máy bay trực thăng Mi-17V5 trong giai đoạn 2011-2014.
Khởi động một cuộc chạy đua vũ trang
Gauri Khandekar, chuyên gia nghiên cứu quân sự châu Á cho rằng, "Chính phủ Ấn Độ đang đẩy mạnh cải cách quân sự. Điểm mấu chốt trong kế hoạch này là phối hợp với đối tác nước ngoài để sản xuất vũ khí và xe quân sự. "Make in India" - hãy sản xuất ở Ấn Độ là kế hoạch biến Ấn Độ trở thành một nước sản xuất vũ khí", ông Gauri Khandekar nói.
Một luồng ý kiến khác xoay quanh việc Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới là Ấn Độ nằm trong "khu vực khó khăn". Theo đó, có thế Ấn Độ lo ngại những mối đe dọa an ninh từ các nước láng giềng. Ấn Độ có chung đường biên giới dài và tranh chấp với Trung Quốc - một quốc gia được coi là mạnh mẽ hơn cả về kinh tế, quân sự so với Ấn Độ... Trong hoàn cảnh đó, Ấn Độ thấy cần phải xây dựng và hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
Ấn Độ tự sản xuất được nhiều loại thiết bị quân sự, nhưng vẫn thường xuyên nhập khẩu vũ khí từ các nước khác nhau
"Khoảng cách ngày càng tăng với Trung Quốc và sự tồn tại của những mối đe dọa truyền thống, phi truyền thống là lý do của sự việc này", Amit Cowshish, một cựu cố vấn tài chính của Bộ Quốc phòng Ấn Độ thẳng thắn chia sẻ. Ông Cowshish cho biết thêm, "ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ, cả trong khu vực nhà nước và tư nhân không thể đáp ứng được đòi hỏi của tình hình. Nhu cầu nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ tăng cao và chúng tôi trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn trong những năm gần đây".
Nhà phân tích quân sự Khandekar nói với DW rằng, vũ khí hiện đại mà New Delhi mua để tạo thế cân bằng với các đối thủ. Có thể, Ấn Độ muốn khẳng định sức mạnh của mình trong khu vực và góp phần đảm bảo an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lo ngại rằng, hoạt động của Ấn Độ sẽ thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
Được biết, Trung Quốc đã gia tăng chi tiêu quốc phòng cho phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP, làm thay đổi căn bản cán cân quân sự trong khu vực. Trung Quốc hiện đã vượt Đức trở thành nhà sản xuất vũ khí lớn thứ ba trên thế giới, cung cấp vũ khí cho 35 quốc gia, phần lớn là Pakistan, Bangladesh và Myanmar. Tốc độ xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng 143% trong 5 năm qua.
Theo_An ninh thủ đô
Tổng thống Putin: Mỹ đẩy Nga đến một cuộc chạy đua vũ trang Mới đây, tại diễn đàn kinh tế thế giới St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, những quyết định như kiểu Mỹ đơn phương rút khỏi hiệp ước cấm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (ABM), đang đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. "Không phải các xung đột quân sự, mà những quyết định kiểu...