Mỹ đang chơi con bài 2 mặt với… Hàn Quốc
Đó là nhận định không chỉ được truyền thông quốc tế đưa ra, mà bản thân báo chí Hàn Quốc cũng thừa nhận điều này…
Hỗ trợ tích cực cho đồng minh “ruột”
Mới đây, do dự án mua máy bay thế hệ mới của Hàn Quốc phải khởi động lại từ đầu, nên các hãng sản xuất máy bay của Mỹ đã bắt đầu cuộc tranh đua giành thầu dự án quan trọng này.
Hãng Boeing, ứng cử viên duy nhất cho dự án trước đó với sản phẩm là F-15E đề xuất Hàn Quốc mua hai loại máy bay F-15SE của Boeing và F-35 của Lockeeed Martin.
Cụ thể là, phát biểu với báo chí hôm 5/11 tại Washington (Mỹ), Boeing cho biết để khắc phục điểm yếu về chức năng tàng hình kém hơn máy bay F-35 của Lockheed Martin, hãng này đề xuất Hàn Quốc mua 40 chiếc F-15SE của mình và 20 chiếc máy bay F-35 của hãng Lockheed Martin.
Trước đó, máy bay F-15SE là ứng cử viên duy nhất đảm bảo được điều kiện về mức giá là 8.300 tỷ won (tương đương 7,34 tỷ USD) để Hàn Quốc có thể mua được 60 chiếc cho dự án.
Hiện Mỹ vẫn là quốc gia có sự hợp tác quân sự sâu rộng nhất với Hàn Quốc.
Cùng tham gia buổi họp báo trên, cựu Tham mưu trưởng không quân Mỹ Ronald Fogleman cũng cho rằng, Washington sẽ nỗ lực đến cùng với đề án hiện đại hóa lực lượng không quân của Hàn Quốc. Đồng thời khẳng định Seoul cần mua cả hai loại máy bay để tạo được sự cạnh tranh cần thiết với Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khi đó, hãng Lockheed Martin cũng bày tỏ kỳ vọng nếu Hàn Quốc đưa vào sử dụng máy bay F-35 thì điều này sẽ giúp gia tăng khả năng vận hành chung giữa ba nước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Trước việc Mỹ đang đóng vai trò rất tích cực trong việc hỗ trợ quân đội Hàn Quốc từng bước cải tiến sức mạnh quân sự của nước này, nhiều quốc gia đồng minh khác của Mỹ trong khu vực như Nhật Bản đã tỏ rõ sự ghen tị của mình.
Tờ Japanmil của Nhật cho rằng, Washington đang có những sự ưu ái nhất định giành cho Seoul mà bỏ qua mối quan tâm tới những quốc gia đồng minh thân cận khác. Điều này là hoàn toàn trái với quan điểm “ngoại giao-quân sự” của Mỹ.
Mỹ ngấm ngầm theo dõi Hàn Quốc nhiều nhất
Đó không chỉ là những nghi vấn được giới truyền thông quốc tế đưa ra mà ngay cả báo chí Hàn Quốc cũng như báo chí Mỹ có cơ sở cho vấn đề này. Mới đây nhất tờ Thời báo New York đưa tin, Hàn Quốc thuộc diện các quốc gia chủ yếu cần theo dõi của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA), nơi bị cáo buộc đã nghe trộm lãnh đạo 35 quốc gia trên thế giới.
Video đang HOT
Tin này được công bố dựa trên phân tích các tài liệu mật mà Edward Snowden, cựu nhân viên Cơ quan tình báo quốc gia (CIA) của Mỹ, tiết lộ. Việc thông tin gây sốc này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ có những ưu ái nhất định cho Seoul khiến nhiều người liên tưởng đến con bài 2 mặt mà Mỹ đang sử dụng đối với đồng minh thân cận này.
Theo tài liệu mật được soạn vào tháng 1/2007, đại sứ quán và các căn cứ Mỹ đóng tại Hàn Quốc và Nhật Bản có nhiệm vụ theo dõi các cuộc điện thoại và thu thập dữ liệu, đóng góp cho chương trình theo dõi của Mỹ.
Đặc biệt, tài liệu mật này ghi rõ Washington đã đưa ra kịch bản với tên gọi Kế hoạch tác chiến 5027 giả định toàn bộ bán đảo chìm trong chiến tranh toàn diện để phân tích ban lãnh đạo Hàn Quốc sẽ đưa ra quyết định như thế nào về vấn đề trên.
Theo Thời báo New York, Hàn Quốc cùng Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cũng bị liệt vào danh sách các tiêu điểm cần phải chú ý trong phần chiến lược mới nổi.
Thậm chí NSA đã theo dõi Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon cùng những người thân cận của ông, khi người đứng đầu tổ chức quốc tế này, dự định gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng 4 vừa qua.
Trước những mối quan ngại của mình, không loại trừ khả năng Hàn Quốc sẽ “quan hệ” có giới hạn đối với Mỹ, đồng minh được cho là thân cận nhất của nước này.
Việc Mỹ có những sự theo dõi bí mật đối với Seoul là điều đáng lên án, việc làm như vậy chỉ khiến mối quan hệ giữa 2 nước có dấu hiệu bị tổn hại, tờ KBS của Hàn Quốc cho biết.
Dù Hàn Quốc khẳng định sẽ tiếp tục cải thiện sức mạnh quân sự với sự trợ giúp của người Mỹ, nhưng cũng không loại trừ khả năng Seoul sẽ xóa bỏ thỏa thuận này và thay vào đó là việc nước này tự sản xuất vũ khí cho quân đội, đối với những loại vũ khí hiện đại sẽ chủ trương nhập khẩu từ nhiều nguồn hàng trên thế giới chứ không nhất thiết phải là hàng Mỹ.
Động thái này của Seoul càng khiến nhiều người liên tưởng tới việc Mỹ đang “lừa” cả đồng mình thân tín nhất của mình, điều này càng khiến cho những quốc gia có mối quan hệ mật thiết với Mỹ có cơ sở để lo ngại, bởi biết đâu đó bài học của Hàn Quốc sẽ được lặp lại.
Theo Báo Đất Việt
Vũ khí lạc hậu, vì đâu Triều Tiên tuyên bố mạnh?
Hôm 1/11, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đi viếng mộ 30 binh lính Triều Tiên hi sinh. Nguyên nhân của việc hi sinh này có thể do tàu chiến Triều Tiên quá cũ.
Liên tiếp hai tàu chiến tự chìm
Yonhap ngày 3/11 đăng tải bức ảnh được phát hành bởi Thông tấn xã Triều Tiên KCNA hôm 1/11 cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới viếng mộ những người lính hải quân Triều Tiên hy sinh trong một nhiệm vụ quân sự trong tháng 10 vừa qua.
Nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc số ra ngày 4/11 dẫn một nguồn tin quân đội nước này cho biết tháng trước, hai tàu của quân đội Triều Tiên đã chìm trong một cuộc tập trận trên biển, làm hàng chục thủy thủ thiệt mạng.
Theo Chosun Ilbo, hai tàu trên chìm ở vùng biển gần cảng Wonsan, miền Đông Triều Tiên, chỉ cách nhau vài ngày hồi trung tuần tháng Mười.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un viếng mộ những người lính hải quân thiệt mạng hôm 13/10.
Tuy nhiên, chưa rõ nguyên nhân chìm tàu cũng như con số chính xác thủy thủ thiệt mạng. Báo trên cho biết quân đội Hàn Quốc đã phát hiện các nỗ lực trục vớt tàu của hải quân Triều Tiên qua các hoạt động trinh sát.
Cũng theo nguồn tin này, hai tàu trên là một tàu săn ngầm lớp Hải Nam trọng tải 375 tấn và một tàu tuần tra trọng tải 100-200 tấn. Nguồn tin cho biết: "Chiếc tàu săn ngầm chìm có lẽ vì quá cũ. Nó được đóng tại Trung Quốc vào những năm 1960 và miền Bắc mua tàu này vào giữa những năm 1970".
Sự cũ kỹ của vũ khí Triều Tiên
Về con số đơn thuần, quân đội Triều Tiên trông rất hùng mạnh, lớn hơn nhiều so với Hàn Quốc cả về nhân sự và thiết bị. Triều Tiên có 1,2 triệu quân (không tính 7,7 triệu quân dự bị), so với con số 640.000 của Hàn Quốc.
Triều Tiên có khoảng 12.000 khẩu pháo, trong đó nhiều khẩu được bố trí gần biên giới. Không quân Triều Tiên có hơn 820 máy bay chiến đấu phản lực, Năng lực tàu ngầm của Triều Tiên cũng đáng kể, với số lượng ước tính 92 chiếc. Ngoài ra, Triều Tiên có 4.200 xe tăng và xe thiết giáp.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt M1985 do Triều Tiên phát triển từ những năm 1980
Tuy nhiên, việc duy trì lực lượng quân đội đáng kể như vậy cho thấy Triều Tiên phải đối mặt với một nguồn ngân sách khổng lồ, quá mức với nền kinh tế còn lạc hậu của quốc gia này. Bằng chứng cho thấy, Triều Tiên thường xuyên rơi vào nạn đói, không ít lần phải vay mượn lương thực từ Mông Cổ, và thường xuyên nhận viện trợ từ Trung Quốc.
Chính sự kém phát triển của nền kinh tế khiến cho việc duy trì bảo dưỡng trang thiết bị, khí tài quân sự của Triều Tiên bị bê trễ. Trong số 92 chiếc chiến đấu cơ của không quân Triều Tiên, quá nửa là máy bay cũ kỹ từ thời thế chiến hai hoặc được viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc. Trong số 40 chiếc MIG-21 được Triều Tiên mua của Kazakhstan năm 1990, mỗi năm chỉ có khoảng 12 giờ bay, rất nhiều trong số đó trong tình trạng không đủ điều kiện chiến đấu, thậm chí cất cánh.
92 chiếc tàu ngầm của hải quân Triều Tiên là số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, tuy nhiên, còn bao nhiêu trong số đó có khả năng hoạt động, thì chỉ giới chức quân sự ở phía Bắc mới có thể biết. Lực lượng tàu chiến của Triều Tiên càng không được đầu tư bảo quản. Và sự việc chìm tàu vừa qua đã là tiếng chuông cảnh báo cho giới chức nước này về việc những vũ khí xuống cấp đang không đủ sức làm tròn vai trò của nó.
Sức mạnh quân sự cơ bản của Triều Tiên sẽ có sức nặng khi đặt những con số để tính toán. Nhưng nếu xảy ra chiến tranh một lần nữa, những khí tài này sẽ khiến quân đội phía Bắc gặp nhiều bất lợi.
Kim Jong-un thị sát lực lượng hải quân
Vì đâu Triều Tiên tuyên bố mạnh?
Sự bất lợi về mặt thua kém công nghệ vũ khí với miền Nam không phải những nhà lãnh đạo Triều Tiên không hiểu. Và từ đó, họ đã có những bước đi khôn ngoan hơn.
Không ít lần Triều Tiên có những hành động khiêu khích quân sự với Hàn Quốc. Đặc biệt hơn, Nhật Bản cũng bị rơi vào tầm ngắm hận thù của Triều Tiên vì là đồng minh thân cận của Mỹ.
Bắc Triều Tiên cũng thường xuyên gửi những thông điệp đe dọa đến nước Mỹ - cường quốc có nền kinh tế, quốc phòng số 1 thế giới. Trong trung tuần tháng 10/2013, chỉ trong vòng 1 tuần, Triều Tiên đã hai lần đe dọa "vùi dập nước Mỹ"nếu cường quốc này không thay đổi quan điểm về vấn đề bán đảo Triều Tiên và gỡ bỏ những lệnh trừng phạt, cấm vận với miền Bắc.
Những lời tuyên bố "rắn" này không phải là nói suông khi hôm 29/10, trang mạng 38 North của Viện Nghiên cứu Mỹ - Hàn thuộc Đại học Johns Hopkins, đăng tải những bức ảnh chụp từ vệ tinh hồi đầu tháng này liên quan tới quá trình xây dựng tầng thứ 2 của một bệ phóng di động tại bãi phóng tên lửa Sohae. Và những chuyên gia của Viện Nghiên cứu này cho rằng Triều Tiên đang phát triển một hệ thống tên lửa có khả năng vươn tới lãnh thổ của Mỹ.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh khu phóng tên lửa thế hệ mới đang xây dựng của Triều Tiên
Việc Triều Tiên tự tin thách thức trong khi sức mạnh quân sự cơ bản giảm sút có thể được hiểu do quốc gia này có một nước cờ khôn ngoan. Thay vì nuôi một lực lượng lạc hậu, đông đảo, Triều Tiên dốc công sức, tiền của và tận dụng triệt để sự hậu thuẫn của Trung Quốc nhằm phát triển hệ thống vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa của mình.
Theo nhiều báo cáo của Mỹ, Hàn, hiện Triều Tiên đã có máy ly tâm và tự sản xuất được vũ khí hạt nhân.
Hiện tại, CHDCND Triều Tiên có ít nhất 1.000 quả tên lửa các loại, trong đó có nhiều tên lửa tầm trung, một số có thể bay xa hơn 3.000 km, tới cả lãnh thổ Guam và vùng Alaska thuộc Mỹ. Tên lửa Musudan của Triều Tiên có tầm bắn 3.000-4.000km, còn tên lửa Taepodong-2 có tầm bắn 6.000km.
Với hệ thống tên lửa này, Triều Tiên hoàn toàn có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Hàn Quốc và Nhật Bản. Quả thực, Triều Tiên lạc hậu, cũ kỹ, nhưng Triều Tiên luôn đầy bí ẩn và tiềm tàng nguy hiểm trong con mắt của người Mỹ.
Theo Đất Việt
Tình báo Úc lo sợ nhân viên bắt chước Snowden Một báo cáo do Cơ quan Tình báo An ninh Quốc gia Úc (Asio) vừa công bố cho thấy cơ quan này đã siết chặt việc đánh giá nhân viên được cấp quyền truy xuất tài liệu mật, nhằm ngăn chặn tình huống tương tự như vụ cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden. Cơ quan tình báo Úc đã siết chặt...