Mỹ dẫn đầu 25 vạn binh sĩ NATO tập trận sát sườn Nga
25.000 binh sĩ NATO từ 20 nước đồng minh dưới sự dẫn dắt của Mỹ đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự quan trọng ở Đông Âu, ngay sát sườn Nga – động thái được cho là sẽ khiến Moscow nổi giận.
Mỹ đang dẫn đầu 25 vạn quân tập trận sát sườn Nga đến 20.7
Theo Express, các cuộc tập trận mang tên Saber Guardian 17 được thiết kế để giúp các nước thành viên NATO củng cố sức mạnh quân sự của mình và được xem là một biện pháp “răn đe” đối với các lực lượng thù địch, bao gồm cả Triều Tiên, nước vừa thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa, đe dọa an ninh nước Mỹ.
Dẫn đầu các cuộc tập trận đang diễn ra ở Bungari, Hungary và Romania, bao gồm tại Căn cứ Không quân Mihail Kogalniceanu gần Biển Đen là Mỹ. Cường quốc quân sự số 1 thế giới đã đẩy mạnh mở rộng sự hiện diện ở Đông Âu kể từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Trong khi đó, NATO đang ra sức chứng minh sự ủng hộ và bảo vệ của liên minh này đối với những nước thành viên ở Đông Âu trước các mối đe dọa từ Nga.
Binh sĩ NATO đã tới Bulgaria để tập trận
Các cuộc tập trận sẽ kéo dài cho tới ngày 20.7. Lễ khai mạc cuộc tập trân diễn ra hôm 11.7 tại trại quân sự Novo Selo ở miền Nam Bulgaria.
Video đang HOT
Nội dung trọng tâm của 18 cuộc tập trận trong khuôn khổ Saber Guardian 17 bao gồm bắn pháo binh, huấn luyện chiến trường và tập trận phòng không…
Saber Guardian 17 sẽ bao gồm các cuộc tập trận bắn đạn thật
Trong một tuyên bố, Mỹ và các nước châu Âu cũng sẽ tổ chức tập trận ở khu vực Biển Đen nhằm hỗ trợ “an ninh và sự ổn định của khu vực này”.
Saber Guardian 17, được tổ chức hàng năm từ năm 2013 tại khu vực Biển Đen, diễn ra trong bối cảnh NATO gần đây đang gay gắt lên án Điện Kremlin về hành vi của các phi công quân sự Nga trên biển Baltic, bao gồm “hành vi không an toàn của phi công Nga khi đánh chặn”. NATO đã cáo buộc Moscow gây ra “những khiêu khích không đáng có” trong khu vực. Tháng trước, một máy bay chiến đấu Su-27 của Nga đã suýt va chạm với một chiếc máy bay trinh sát RC-135 của Mỹ khiến Washington “nổi đóa”.
Tuần này, Nga cảnh báo nếu Ukraine gia nhập NATO, thì bất kỳ nỗ lực nào nhằm thiết lập hòa bình trong khu vực cũng có thể bị đe dọa.
Theo Danviet
Tham vọng dùng nam châm diệt tàu ngầm Liên Xô của NATO
NATO từng có tham vọng thả hàng loạt khối nam châm để phát hiện và vô hiệu hóa tàu ngầm Liên Xô.
Tàu ngầm Liên Xô là nỗi sợ hãi cho hải quân các nước NATO. Ảnh: National Interest.
Vào thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, Liên Xô sở hữu hàng trăm tàu ngầm đầy uy lực, buộc các nhà hoạch định phương Tây làm mọi cách để đối phó. Một trong những ý tưởng ngớ ngẩn nhất là "bom nam châm nhẹ", nhằm tăng khả năng phát hiện tàu ngầm Liên Xô và khiến chúng mất khả năng hoạt động, theo National Interest.
Sử gia Steve Weintz cho biết vào cuối những năm 1940, công nghệ thu được từ Đức giúp Liên Xô hoàn thiện hạm đội tàu ngầm mạnh và hiện đại, đủ sức đe dọa các tuyến hàng hải của NATO. Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, Liên Xô đã sở hữu lực lượng tàu ngầm lớn nhất thế giới với khoảng 300 tàu ngầm diesel-điện và hạt nhân.
Sức mạnh hạm đội dưới nước của Liên Xô vượt trội hoàn toàn so với NATO. Điều này buộc phương Tây tìm kiếm mọi giải pháp để đối phó với tàu ngầm Liên Xô. Một nhà khoa học Canada đề xuất giải pháp chế tạo thiết bị gây tiếng ồn dưới biển, với thành phần chính là cụm nam châm có khả năng bám dính lên vỏ kim loại của tàu ngầm Liên Xô để khiến chúng dễ bị phát hiện hơn.
Khối nam châm này sẽ không bám chặt vào thân tàu, mà chỉ dính một cách lỏng lẻo. Chuyển động trong nước sẽ làm nam châm đập vào thân tàu, gây tiếng ồn lớn và làm lộ vị trí. Thiết bị này đơn giản, nhưng đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực để tháo bỏ. Nó có thể làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của biên đội tàu ngầm Liên Xô.
Cuối năm 1962, hải quân Anh đưa tàu ngầm diesel HMS Auriga tới Canada để tham gia huấn luyện chống ngầm với hải quân nước này. Anh từng giúp Canada thành lập lực lượng tàu ngầm, nên hai nước thường tổ chức tập trận chung.
Chiếc Auriga cũ kỹ dành phần lớn thời gian để mô phỏng tàu ngầm diesel Liên Xô trong bài tập tác chiến chống ngầm với lực lượng Mỹ và Canada. Trong một lần tập trận kéo dài ba tuần, HMS Auriga trở thành mục tiêu cho các tàu chiến mặt nước, máy bay và tàu ngầm khác, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân mới của hải quân Mỹ.
Trong cuộc tập trận này, Auriga bị tấn công bằng bom nam châm. Một máy bay tuần tra Canada đã thả lượng lớn nam châm xuống vị trí HMS Auriga hoạt động. Biện pháp này có vẻ kỳ dị, nhưng lại có hiệu quả đáng ngạc nhiên. Những khối nam châm bám vào tàu Auriga, gây hàng loạt tiếng va đập loảng xoảng, tất cả đều được nhận dạng trên hệ thống định vị thủy âm (sonar) của lực lượng tập trận. Tuy nhiên, sau đó hàng loạt vấn đề xảy ra.
HMS Auriga là tàu ngầm đầu tiên trúng bom nam châm. Ảnh: National Interest.
Khi HMS Auriga nổi lên vào cuối đợt tập trận, các nam châm đã lọt vào những lỗ hổng và rãnh nước trên vỏ tàu. Chúng nằm ở khắp mọi nơi và không thể được loại bỏ trên biển. Sau nhiều tuần nằm trong xưởng cạn ở Halifax, những khối nam châm mới được tháo hết, khiến hải quân Anh tiêu tốn nhiều chi phí và nhân lực.
Bom nam châm cũng đem lại kết quả tương tự với tàu ngầm Liên Xô, buộc nhiều chiếc phải quay trở về cảng, thay vì hoàn thành nhiệm vụ tuần tra. Nhưng vì sở hữu hạm đội tàu ngầm khổng lồ, việc thiếu hụt một số tàu không phải là vấn đề quá lớn đối với Liên Xô.
Nhưng NATO thì không có lợi thế như đối thủ. Các kíp săn ngầm không thể luyện tập với mục tiêu trúng bom nam châm. Họ cũng không có đủ tàu để thực hiện những cuộc tập trận tốn kém như vậy. Ý tưởng bom nam châm hoạt động chính xác như dự định, nhưng nó không phù hợp để triển khai trên quy mô lớn. Kết quả là dự án bị hủy chỉ sau vài lần triển khai.
Việt Hòa
Theo VNE
Nga cảnh báo về việc cho Ukraine gia nhập NATO Điện Kremlin hôm qua cảnh báo việc cấp tư cách thành viên NATO cho Ukraine sẽ không giúp tăng cường ổn định và an ninh ở châu Âu. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: RT. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua tuyên bố Ukraine và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ bắt đầu thảo luận về...