Mỹ đã sợ tên lửa Triều Tiên?
Giới quân sự ở Washington kêu gọi tăng cường phòng thủ khi Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa và tuyên bố tấn công hạt nhân vào cả Hàn Quốc lẫn Mỹ.
Tấn công nước Mỹ
Tư lệnh Bộ Chỉ huy miền Bắc của Mỹ William Gortney ngày 10/3 cho rằng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên có thể bắn được tới phần lục địa của Mỹ.
Ông Gortney phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ: “Tôi đánh giá rằng họ (Triều Tiên) có đủ khả năng đưa ICBM lên vũ trụ và vươn tới phần lục địa của Mỹ và Canada”.
Ngoài ra, ông Gortney còn cho rằng tầm bắn của loại tên lửa này của Triều Tiên “chắc chắn” có thể vươn tới các khu vực Hawaii và Alaska của Mỹ.
Đô đốc William Gortney
Dù tự tin rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ có thể chống trả một vụ tấn công của Triều Tiên hay Iran, song ông Gortney kêu gọi tăng cường năng lực phòng thủ nếu hai quốc gia nói trên tiếp tục mở rộng các lực lượng tên lửa.
Theo Đô đốc Gortney, Mỹ đang xúc tiến tăng số lượng các hệ thống phòng thủ tên lửa từ 30 lên 44 hệ thống vào cuối năm 2017.
Hiện nước này đã bố trí 40 hệ thống đánh chặn tại Fort Greely (bang Alaska) và 4 hệ thống tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở bang bờ Tây California.
Video đang HOT
Những tuyên bố của giới chức quân đội Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Triều Tiên những ngày qua liên tục đe dọa tấn công hạt nhân phủ đầu cả Mỹ và Hàn Quốc.
Mới nhất vào sáng nay, 11/3, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin nhà lãnh đạo nước này Kim Jong-un đã ra lệnh tiếp tục tiến hành các vụ thử nghiệm hạt nhân có sử dụng đầu đạn mà các nhà khoa học Triều Tiên đã thu nhỏ thành công.
Phát biểu khi quan sát một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo diễn ra ngày 10/3, ông Kim Jong-un nhấn mạnh Triều Tiên cần tiếp tục tiến hành các vụ thử hạt nhân để xác định sức công phá của loại đầu đạn hạt nhân mới được thu nhỏ thành công và tăng cường khả năng tấn công hạt nhân.
Mỹ phóng thử tên lửa đánh chặn tại căn cứ Vandenberg
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho rằng nước này phải đẩy nhanh hơn nữa việc phát triển vũ khí hạt nhân và đa dạng hóa các phương tiện mang đầu đạn hạt nhân, tăng cường phối hợp giữa việc nghiên cứu hạt nhân với nghiên cứu tên lửa.
Đặc biệt, ông Kim Jong-un cũng ra lệnh sẵn sàng mọi phương án tấn công hạt nhân nhằm vào các trung tâm chỉ huy tác chiến của Hàn Quốc và các căn cứ quân sự của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó, ngày 9/3, ông Kim Jong-Un tuyên bố rằng các nhà khoa học Triều Tiên đã thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân được gắn vào tên lửa đạn đạo.
Phát biểu tại buổi tiếp các nhà khoa học, ông Kim nói: “Các đầu đạn hạt nhân đã được chuẩn hóa để gắn vừa vào tên lửa đạo đạo nhờ việc thu nhỏ chúng”.
Đây là lần đầu tiên ông Kim Jong-un công bố rõ ràng về bước đột phá mà giới chuyên gia gọi là bước ngoặt “thay đổi cuộc chơi” đối với các năng lực hạt nhân của Triều Tiên.
Trước đó một ngày, Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên cũng dọa sẽ tấn công phủ đầu nhằm vào Hàn Quốc và lãnh thổ nước Mỹ trong bối cảnh Seoul và Washington bắt đầu cuộc tập trận chung quy mô lớn.
Theo_Báo Đất Việt
Lộ bằng chứng Triều Tiên thu nhỏ đầu đạn hạt nhân
KCNA tung loạt ảnh chứng minh cho tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un về việc Triều Tiên thu nhỏ thành công các đầu đạn hạt nhân gắn lên tên lửa.
"Các đầu đạn hạt nhân đã được tiêu chuẩn hóa cho phù hợp với tên lửa đạn đạo bằng cách thu nhỏ chúng", hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA hôm qua dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói khi ông thị sát hoạt động của tại một công xưởng chế tạo vũ khí. "Đây có thể gọi là răn đe hạt nhân thực sự".
Cũng theo KNCA, trong chuyến thị sát, nhà lãnh đạo Kim Jong-un còn kiểm tra cácđầu đạn hạt nhân được thiết kế phục vụ phản ứng nhiệt hạch.
Trong bức ảnh được KCNA công bố mà mạng Sina (Trung Quốc) dẫn lại, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đứng bên cạnh một thiết bị hình cầu được lấy từ phần đầu đạn của loại tên lửa rất lớn nằm ngay cạnh. Thiết bị hình cầu này có thể chính là đầu đạn hạt nhân thu nhỏ của Triều Tiên.
Có ít nhất 5-6 tên lửa đạn đạo được cho là loại KN-08 xuất hiện tại công xưởng vũ khí.
Trong bức ảnh này, tuy hình ảnh tấm bảng đằng sau được làm mờ nhưng vẫn có thể thấy được thiết bị hình cầu màu trắng nằm bên trong đầu đạn tên lửa. Khả năng rất cao đó chính là đầu đạn hạt nhân thu nhỏ của Triều Tiên.
Việc Triều Tiên thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân gắn lên tên lửa đạn đạo tiếp tục tạo thành mối đe dọa mới đối với Nhật Bản, Hàn Quốc và đặc biệt là Mỹ. Giờ đây nước này đã có đầy đủ khả năng thực hiện tấn công hạt nhân.
Hiện nay Triều Tiên có hơn 10 loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn - tầm trung - liên lục địa đều có khả năng mang được đầu đạn hạt nhân.
Trong đó, đáng gờm nhất là tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08 xuất hiện lần đầu trong cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng tháng 4/2012. Theo các chuyên gia, ước tính KN-08 có chiều dài khoảng 16-18m, có thể mang đầu đạn hạt nhân cỡ 100kiloton, tầm bắn cực đại 10.000-12.000km đủ sức vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Theo_Kiến Thức
Tham vọng vũ khí hạt nhân của Kim Jong-un Triều Tiên đã tự tuyên bố là một cường quốc hạt nhân và quốc gia này vẫn đang liên tục nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. (Nhấp chuột vào ảnh để xem kích thước chuẩn) Triều Tiên đã tự tuyên bố là một cường quốc hạt nhân. Trong khi các...