Mỹ đã phạm sai lầm lớn khi từ chối Nga về điều này
Mỹ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi từ chối đối thoại song phương giữa Nga và Mỹ trong toàn bộ chương trình nghị sự chiến lược.
Hai ngoại trưởng Nga-Mỹ trong một cuộc gặp ở Sochi.
Mỹ đã phạm sai lầm lớn khi không đàm phán với Nga về giải trừ hạt nhân, ông Vladimir Yermakov, giám đốc Ban không phổ biến vũ khí và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga nói với Sputnik.
“Chúng tôi cho rằng Mỹ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi từ chối đối thoại song phương giữa Nga và Mỹ trong toàn bộ chương trình nghị sự chiến lược”, ông Yermakov nhận định. Theo ông, “điều này chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề tồn đọng và tăng thêm những yếu tố cản trở giải giáp hạt nhân”.
Nhà ngoại giao giải thích rằng: “chỉ chuyển giao một cách máy móc những vấn đề này sang định dạng đa phương thì sẽ khó thúc đẩy việc tìm ra giải pháp”.
Ông Yermakov nói thêm rằng: “đối thoại giữa chúng ta với Mỹ và hoạt động theo hình thức đa phương nên được tiến hành song song và bổ sung cho nhau”.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp mùa xuân đầu tiên về các chủ đề quân sự cũng nói rằng trong quá trình phát triển Lực lượng vũ trang Nga cần tính đến quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
“Cần tính đến những thay đổi trong tình hình chính trị quân sự trên thế giới đang gây ảnh hưởng xấu đến an ninh khu vực và toàn cầu, trước hết tôi muốn nói đến việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn, cũng như một số yếu tố khác. Tất cả điều này đòi hỏi chúng ta phải liên tục phát triển các hệ thống vũ khí đầy triển vọng dựa trên các công nghệ đột phá”, ông Putin phát biểu tại cuộc họp.
Video đang HOT
Theo Danviet
Vì sao sau thượng đỉnh Hà Nội, Triều Tiên liên tục có hành động "trêu ngươi" Mỹ?
Giới phân tích nhận định, vụ phóng vật thể được cho là tên lửa tầm ngắn hôm 4/5 cho thấy Triều Tiên đang mất dần kiên nhẫn trước các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ nhất là sau thượng đỉnh Hà Nội, cũng như sự trì trệ trong mối quan hệ hợp tác kinh tế liên Triều.
Yonhap đưa tin theo Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đã cho phóng một vài vật thể được cho là tên lửa tầm ngắn vào sáng ngày 4/5. Những tên lửa này được phóng đi từ thành phố Wonsan ở phía đông Triều Tiên. Sau đó, tên lửa Triều Tiên bay được một quãng đường có chiều dài từ 70 - 200 km.
Một số chuyên gia cho rằng, vụ phóng tên lửa của Triều Tiên liên quan tới hệ thống phóng đa nòng thay vì là các tên lửa đạn đạo.
Sau thượng đỉnh Hà Nội, Triều Tiên liên tục có hành động quân sự "trêu ngươi" Mỹ.
Ngoài ra, động thái của Triều Tiên còn nhằm gia tăng áp lực đối với Mỹ và buộc Washington linh động hơn trong các cuộc đàm phán hạt nhân cũng như buộc Hàn Quốc đưa ra quyết định rõ ràng trong tiến trình làm dịu căng thẳng giữa hai nước. Bên cạnh đó, vụ phóng tên lửa còn cho thấy Triều Tiên sẽ không nhân nhượng trong hoạt động quân sự và sẵn sàng đối phó trước mọi mối đe dọa an ninh.
Song điều đáng nói, vụ phóng tên lửa hôm 4/5 đã được chính quyền Bình Nhưỡng tính toán cẩn thận để tránh gây kích động Washington cũng như làm ảnh hưởng tới những nỗ lực ngoại giao của cả hai nước và hy vọng xóa bỏ lệnh trừng phạt nhằm hướng tới tham vọng phát triển kinh tế.
"Động thái mới nhất của Triều Tiên là nhằm gia tăng áp lực với Mỹ và bày tỏ sự giận dữ của Bình Nhưỡng trước sự trì trệ của các cuộc đối thoại", Yonhap dẫn lời Giáo sư Park Won-gon tại Đại học Toàn cầu Handong.
Cũng theo ông Park, "kể từ bây giờ, Triều Tiên có thể có thêm hành động làm gia tăng căng thẳng nhưng tôi cho rằng, Bình Nhưỡng cũng sẽ quay trở lại đàm phán một lần nữa sau những hành động quân sự như trên".
Kể từ sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai diễn ra ở Hà Nội hồi cuối tháng Hai kết thúc mà Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un không ký kết được bất cứ thỏa thuận nào, Bình Nhưỡng có xu hướng liên tiếp tiến hành những hành động quân sự cấp độ thấp.
Cụ thể, vào ngày 16/4, Chủ tịch Kim Jong-un đã có chuyến thị sát một cuộc tập trận không quân của Triều Tiên. Ngay ngày hôm sau, ông Kim tiếp tục giám sát một vụ thử nghiệm tên lửa dẫn hướng "chiến thuật" mới. Tiếp đến là vụ phóng thử tên lửa tầm ngắn hôm 4/5.
Hàng loạt hành động quân sự trên được Triều Tiên tiến hành cùng với lời đề nghị Mỹ thay thế Ngoại trưởng Mike Pompeo bằng một nhà đàm phán "cẩn trọng và chín chắn hơn".
Bên cạnh đó, những hoạt động quân sự liên quan tới vũ khí tầm ngắn và cấp độ chiến thuật của Triều Tiên cũng sẽ không tạo ra bất cứ mối thách thức an ninh nghiêm trọng nào với Mỹ. Nói cách khác, đây là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên vẫn muốn duy trì hoạt động đối thoại với Mỹ.
Theo Yonhap, tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Mỹ - Triều rơi vào cảnh trì trệ do bất đồng giữa hai nước liên quan tới quá trình giải trừ hạt nhân của chính quyền Bình Nhưỡng.
Về phần mình, Mỹ muốn có phương án toàn diện giải trừ hạt nhân Triều Tiên thông qua một thỏa thuận tổng quát và có thể tiến hành từng bước một. Nhưng Triều Tiên lại muốn giải trừ hạt nhân từ từ kèm theo các cuộc đàm phán và sự nhượng bộ từ phía Mỹ.
Để hóa giải bất đồng và khuyến khích Mỹ - Triều quay trở lại bàn đàm phán, Hàn Quốc hiện đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Cụ thể, Mỹ muốn Hàn Quốc tăng cường tình đoàn kết với tư cách là đồng minh. Trong khi đó, Triều Tiên lại gia tăng thêm sức ép buộc quốc gia láng giềng phương nam chọn bên ủng hộ với tư cách "tham gia trực tiếp" thúc đẩy lợi ích của nhân dân hai nước thay vì chỉ là trung gian hòa giải giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Ngoài ra, Triều Tiên cũng sẽ theo dõi sát sao kết quả chuyến thăm Seoul vào tuần tới của đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên, ông Stephen Biegun.
Ông Biegun và người đồng cấp Hàn Quốc Lee Do-hoon được cho sẽ tiến hành thảo luận về phương thức hóa giải tình trạng trì trệ của các cuộc đàm phán hạt nhân bao gồm khả năng tiến hành hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên, quốc gia đang phải hứng chịu tình trạng thiếu hụt lương thực nghiêm trọng do nạn hạn hán và lũ lụt.
Điều đáng nói, việc Mỹ - Triều không thể tạo ra bất cứ đột phá nào trong các cuộc đối thoại hạt nhân cũng đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới hàng loạt dự án hợp tác liên Triều.
Kể từ sau thượng đỉnh ở Hà Nội, Bình Nhưỡng không hề lên tiếng trước lời kêu gọi của Seoul về việc triển khai hàng loạt dự án hợp tác giữa hai bên vốn được ký kết trong thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng và xây dựng lòng tin hồi năm ngoái. Hành động bất hợp tác của Triều Tiên đẩy Hàn Quốc vào cảnh phải một mình triển khai những dự án này.
Bên cạnh đó, chương trình hợp tác kinh tế xuyên biên giới Hàn - Triều cũng bị ảnh hưởng lớn từ lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế đang áp đặt với Bình Nhưỡng.
Thêm vào đó, theo Yonhap, Triều Tiên tỏ ra vô cùng tức giận do không nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ những đồng minh thân thiết lâu năm là Trung Quốc và Nga.
Giữa lúc tăng cường đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc dường như quên mất lời cam kết ủng hộ Triều Tiên.
Ngay cả cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tuần trước cũng khiến Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thất vọng vì Mỹ liên tiếp gây áp lực với Nga duy trì chiến dịch gia tăng sức ép cả phương diện kinh tế và chính trị để Bình Nhưỡng từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
"Cánh tay phải" của Kim Jong Un mất chức, không xuất hiện ở Nga? Triều Tiên dường như đã thay thế người được coi là "cánh tay phải" của nhà lãnh đạo Kim Jong Un, vì đàm phán hạt nhân với Mỹ thất bại. Kim Yong-chol được coi là "cánh tay phải" của ông Kim trong đàm phán với Mỹ. Theo Reuters dẫn nguồn tin tình báo Hàn Quốc cho biết, Kim Yong-chol, trưởng Ban công tác...