Mỹ đã lãng quên sân sau chiến lược Mỹ Latinh?

Theo dõi VGT trên

Các quốc gia từng là đồng minh chiến lược tại khu vực Mỹ Latinh đang ở đâu trong chính sách của Washington?…

Mỹ đã lãng quên khu vực Mỹ Latinh?

Theo The Economist, sau khi nhậm chức, ngày 18/4/2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định tham dự Hội nghị Thượng đỉnh 34 nước châu Mỹ tại Trinidad, với kỳ vọng mở ra “một kỷ nguyên mới cho quan hệ đối tác” với Mỹ Latinh.

Thông điệp của nhà lãnh đạo Mỹ gửi tới sự kiện ngoại giao quốc tế quan trọng này là kết thúc các “cuộc tranh luận cũ và xung đột về ý thức hệ cũ” giữa Mỹ với các đồng minh chiến lược và đối tác tiềm tàng tại sân sau chiến lược của mình.

Mỹ đã lãng quên sân sau chiến lược Mỹ Latinh? - Hình 1

Tổng thống Obama đã không thể hiện thực hoá thông điệp mới với khu vực Mỹ Latinh

Giới phân tích từng cho rằng, việc giữ được lời hứa là không hề dễ dàng đối với ông Obama, song vẫn kỳ vọng Washington sẽ thổi được làn gió mới vào mối quan hệ với những đối tác rất quan trọng của mình. Song mọi việc đã tan thành mây khói.

Ngày 8/9/2017, The Global American, trang tin chuyên về chính sách đối ngoại của Mỹ đã cho rằng chính sách của Mỹ đối với sân sau chiến lược không bao giờ rõ ràng và dường như không còn nhiều ý nghĩa với nước Mỹ.

Washington đã đạt tầm quan trọng của Mỹ Latinh kém xa so với các quốc gia hoặc khu vực khác như Pakistan, Iran, Bắc Hàn hoặc không gian hậu Xô viết. Chính phủ Mỹ đã thực sự tạo ra sự đóng băng trong quan hệ với Mỹ Latinh.

Không những các chuyến viếng thăm cấp cao tới khu vực này quá ít và các tuyên bố cũng chỉ mang tính xã giao, mà cho đến lúc này, khu vực Mỹ Latinh còn là khu vực nhận được hỗ trợ, tài trợ ít nhất của Mỹ ở nước ngoài.

Khi chính quyền Tổng thống Donald Trump được trao quyền lực thì vấn đề bị xem là còn tệ hại hơn nữa. Không chỉ là sự thiếu quan tâm, mà Wasington còn áp dụng một chính sách ngoại giao cực đoan và có thể dẫn tới tuyệt giao tại khu vực này.

Theo trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, hiện có tới 17 đại sứ Mỹ ở khu vực này vẫn chưa được bổ nhiệm. Thậm chí những công việc quan trọng của các vị trí bị bỏ trống đang được những nhân viên người nước ngoài thực hiện.

Hiện nay các đại sứ quán Mỹ ở Argentina, Belize, Canada, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Dominican, Haiti, Honduras, Jamaica, Paraguay, Trinidad và Tobago đang không có Đại sứ. Đó là không tính Bolivia và Venezuela – những quốc gia mà Mỹ muốn tuyệt giao.

Theo The Global American, khi Nhà Trắng không có các nhà hoạch định chính sách cho Mỹ Latinh, mà Tổng thống không bổ nhiệm đại diện tại nhiều quốc gia trong khu vực thì làm sao Nhà Trắng có cái nhìn chuẩn xác về sân sau chiến lược của mình.

Mỹ đã lãng quên sân sau chiến lược Mỹ Latinh? - Hình 2

Video đang HOT

Tái kết nối bang giao với Cuba là thành quả lớn nhất của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh hàng thập kỷ qua

Không những vậy, Washington cũng không tích cực tham gia những sự kiện chính trị quan trọng liên quan tới khu vực Mỹ Latinh. Gần đây nhất là việc Ngoại trưởng Mỹ từ chối tham dự cuộc họp Đại hội đồng Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ (OAS) tại Cancun hồi tháng 6/2017.

“Trong một khu vực có nhiều lợi ích chồng chéo thì điều này là rất quan trọng, ngay cả chỉ có tính biểu tượng. Nhưng Ngoại trưởng Mỹ đã từ chối – cũng là Bộ trưởng Ngoại giao duy nhất vắng mặt tại sự kiện này”, The Global American bình luận.

Với thực tế như vậy, giới phân tích cho rằng, phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến công du Mỹ Latinh hồi tháng 8/2017 rằng Mỹ “sẽ không đứng vững nếu Venezuela sụp đổ” chỉ là nhằm chuẩn bị cho hành động quân sự.

Như vậy, vấn đề cốt lõi của Mỹ tại Mỹ Latinh là nhằm khai thác hiệu ứng bất lợi từ công hiệu của củ cà rốt và cây gậy Mỹ, mà nước đi cuối cùng là áp đặt lệnh trừng phạt với các thực thể đối nghịch, dù bị cho là lố bịch.

“Các quốc gia từng là đồng minh chiến lược của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh đang ở đâu trong chính sách của Washington đối với khu vực quan trọng này? Phải chăng Mỹ đã thực sự quên sân sau chiến lược của mình, theo The Global American.

Nhà Trắng bất lực hay thực sự không còn quan tâm tới khu vực chiến lược Mỹ Latinh?

Theo The Economist, chính quyền Mỹ chỉ thực hiện được một số sáng kiến khiêm tốn ở Mỹ Latinh, bởi mối quan hệ đối tác Mỹ – Mỹ Latinh là “nạn nhân” của cuộc đấu đá nội bộ liên quan tới lợi ích giữa các đảng phái chính trị ở Washington.

Dưới thới chính quyền Bush, khi phe Dân chủ tại Quốc hội Mỹ đã khiến hàng loạt những lợi ích của Mỹ tại Mỹ Latinh đã không thể được khai thác, mà cụ thể nhất là Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ – Colombia, Mỹ – Panama gặp nhiều cản trở từ cơ quan lập pháp Mỹ trong quá trình đàm phán.

Dước chính quyền Obama thì Quốc hội Mỹ do phe Cộng hoà chi phối, những lợi ích của Mỹ tại sân sau chiến lược vẫn bị bỏ ngỏ, trong đó có số phận của Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ – Colombia, Mỹ – Panama.

Mỹ đã lãng quên sân sau chiến lược Mỹ Latinh? - Hình 3

Ngoại trưởng Tillerson đã từ chối tham gia cuộc họp của Đại hội đồng các Quóc gia Châu Mỹ ngay phút chót, cho thấy Washington chưa thực sự quan tâm tới khư vực này

Ông Michael Shifter thuộc Tổ chức Đối thoại Liên Mỹ cho rằng: “Những người Cộng hòa cảm thấy chính quyền quá gắn bó với OAS. Song OAS không truyền cảm hứng cho Washington, nên chính phủ bị hoài nghi về lập trường với chủ nghĩa đa phương”.

Thành quả lớn nhất của 8 năm làm Tổng thống Mỹ của ông Obama chỉ là thoả thuận tái kết nối bang giao với Cuba, song lại đang gặp rất nhiều sóng gió dưới thời chính quyền Donald Trump.

Ngày 15/8/2017, khi Tổng thống Trump đang lo xử lý “Dư chấn bạo lực Virginia” thì Phó Tổng thống Pence đã thực hiện chuyến công du tới Mỹ Latinh, mà trọng tâm được cho là chỉ tìm cách đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela.

“Tôi ở đây, thay mặt cho Tổng thống, mà nói với các bạn rằng dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ sẽ luôn đặt an ninh và thịnh vượng của Mỹ Latinh lên trên hết. Không có Mỹ Latinh thì không có Mỹ. Sự hiện diện của tôi ở đây đã chứng minh điều đó”.

Tuy nhiên, thông điệp mà vị Phó Tổng thống Mỹ gửi tới các đồng minh tại khu vực sân sau chiến lược của Mỹ đã bị phóng viên Tamara Keith của NPR – tháp tùng ông Pence – lật tẩy và chỉ ra đó chỉ là đầu môi chót lưỡi.

“Thật thú vị, ông cũng đã từng nói như thế trong chuyến thăm đến Estonia một vài tuần trước. Chuyến đi nào ông cũng truyền tải các giá trị của tự do – dân chủ và chia sẻ sự thịnh vượng”.

Mỹ đã lãng quên sân sau chiến lược Mỹ Latinh? - Hình 4

Chính quyền Trump chỉ quan tâm tới việc trừng phạt thực thể đối nghịch tại Mỹ Latinh

Như vậy, dường như chính quyền Mỹ đã không còn xem trọng khu vực mà bao năm qua được xem là sân sau chiến lược của Mỹ, ngoài việc tìm cách trừng phạt những thực thể đối nghịch tại khu vực này phản ứng tiêu cực với cây gậy của Mỹ.

Giới phân tích từng cho rằng, tại khu vực Mỹ Latinh có tới ba quốc gia tham gia TPP là Mexico, Peru và Chile nên kỳ vọng Washington sẽ thay đổi chính sách với khu vực chiến lược này.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi TPP và tái đàm phán Hiệp định thương mại Tự do Bắc Mỹ với Mexico thì có thể thấy chính quyền Mỹ đã không còn quan tâm đúng mức tới các đối tác tại Mỹ Latinh nữa.

Khi Mỹ để trống sân sau chiến lược thì các thực thể khác chắc chắn sẽ nhảy vào và khiến cho nước Mỹ phải gánh chịu thiệt hại. Điều đó diễn ra như thế nào, xin phép được giới thiệu ở phần tiếp theo.

Theo Ngọc Việt

Báo Đất việt

Mối quan hệ đầy sóng gió giữa Ngoại trưởng Mỹ và Trump

Tillerson không thể duy trì quan hệ tốt với Tổng thống Trump, khiến nhiều người cho rằng ông sẽ sớm phải dứt áo ra đi.

Mối quan hệ đầy sóng gió giữa Ngoại trưởng Mỹ và Trump - Hình 1

Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Tillerson trong một cuộc họp. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm qua đăng đàn tuyên bố trung thành với Tổng thống Donald Trump và khẳng định sẽ tiếp tục phục vụ cho đến khi nào Trump còn muốn ông làm vậy. Người phát ngôn của Tillerson sau đó bác bỏ thông tin do NBC News đưa ra rằng Ngoại trưởng Mỹ đã gọi Tổng thống là "kẻ khờ".

Theo Washington Post, hành động "trấn an tổng thống" như vậy của một ngoại trưởng Mỹ đương chức là chưa từng có t.iền lệ. Tuy nhiên, theo 19 quan chức và cựu quan chức cấp cao Mỹ giấu tên, nỗ lực đó của Tillerson vẫn là quá ít và quá muộn để ông có thể đảm bảo tương lai dài hạn cho mình trong chính quyền của Trump.

Quan hệ giữa Tillerson và Trump, một người từng là ông trùm dầu khí, còn người kia tự nhận mình là "bậc thầy" trong kinh doanh bất động sản, từ lâu đã bị coi là "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt". Một số quan chức Nhà Trắng cho rằng mối quan hệ này đã r.ạn n.ứt đến mức không thể hàn gắn được và sẽ dẫn tới kết cục Tillerson phải ra đi, dù có thể chưa phải ngay lập tức.

Cây bút Rich Lowry của Politico cho rằng trước khi đưa ra bài phát biểu kiểu xin lỗi hôm qua, Tillerson đã là ngoại trưởng ít có ảnh hưởng nhất trong hàng chục năm gần đây của Mỹ. Ngoài quan hệ căng thẳng với Tổng thống, cựu tổng giám đốc ExxonMobil còn chưa đưa ra được triết lý hay sáng kiến ấn tượng nào trong công tác đối ngoại. Nhân sự trong Bộ Ngoại giao của ông chưa được hoàn thiện, trong khi sự ủng hộ của các nhà ngoại giao chuyên nghiệp dành cho ông chưa được như kỳ vọng.

Nhiều bạn bè của Tillerson cho rằng ông trùm dầu khí này đã được trao một công việc "bất khả thi" và chiếc ghế Ngoại trưởng không hề dễ dàng, dù ông đã nỗ lực hết sức. Ông làm việc cho một Tổng thống nổi tiếng với các phát ngôn "mạnh miệng" và luôn đòi hỏi lòng trung thành cao độ từ cấp dưới. Theo Lowry, ngay cả những nhà ngoại giao lão luyện như Henry Kissinger hay Cardinal Richelieu cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu ngồi vào vị trí như của Tillerson.

Từng là người dẫn dắt tập đoàn dầu khí ExxonMobil, Tillerson có rất nhiều chuyến công tác ở nước ngoài, nhưng đó đều là hoạt động làm ăn, không phải thực thi công vụ. Ông trở thành lãnh đạo Bộ Ngoại giao Mỹ với kinh nghiệm đối ngoại chỉ là những hoạt động thúc đẩy lợi ích của ExxonMobil.

Lowry cho rằng đó là lý do Tillerson khó có thể hòa nhập được với cách nghĩ thông thường ở Bộ Ngoại giao. Nỗi ám ảnh về sự phục tùng của cấp dưới trở thành lý do chính để ông tái cấu trúc cơ quan này, với kết quả là nhiều nhà ngoại giao chuyên nghiệp đã dứt áo ra đi, để lại những chỗ trống vẫn chưa được lấp đầy, kể cả ở những bộ phận quan trọng.

Trong khi những vị tướng như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có thể cố vấn cho Tổng thống Trump về lĩnh vực quân sự, "người nghiệp dư" như Tillerson khó có thể đưa ra lời khuyên về chính sách đối ngoại cho ông chủ Nhà Trắng, Lowry nhận định.

Các ngoại trưởng đảng Cộng hòa thường thực hiện công việc của mình theo hai mô hình khác nhau. Những người như Colin Powell thường dựa vào giới công chức ngoại giao chuyên nghiệp và phớt lờ quan hệ với tổng thống, trong khi những người như Condi Rice lại xây dựng mối quan hệ gắn bó với tổng thống mà không chú trọng tới giới công chức. Tillerson lại không gắn bó được với bất cứ bên nào.

Hậu quả là Ngoại trưởng Mỹ không có vị thế vững chắc trong giới hoạch định chính sách đối ngoại, không có ảnh hưởng lớn với quốc hội, giới công chức hay với truyền thông. Những người theo chủ nghĩa quốc tế tự do muốn kiềm chế Trump thì cho rằng nước Mỹ cần một ngoại trưởng giỏi hơn Tillerson. Những người ủng hộ Trump thì muốn có một ngoại trưởng mạnh mẽ hơn Tillerson trong việc ủng hộ mục tiêu cải tổ chính sách đối ngoại Mỹ của Tổng thống.

Ngoại trưởng Tillerson gần như đã bị gạt sang bên lề trong các sự kiện lớn của chính quyền Trump, chẳng hạn như quyết định rút khỏi hiệp định biến đổi khí hậu Paris hay thỏa thuận hạt nhân Iran.

Cựu ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson từng nói: "Điều quan trọng nhất trong quan hệ giữa tổng thống và ngoại trưởng là họ đều hiểu rõ ai là tổng thống". Có vẻ như Tillerson đã không làm được điều này, dẫn đến những xích mích giữa ông và Tổng thống Trump.

Tillerson đã công khai tách mình khỏi Trump sau vụ bạo lực ở Charlottesville, còn Trump lại đưa ra những tuyên bố trái ngược với Tillerson trong vấn đề Triều Tiên. Sau khi Tillerson tiết lộ rằng Mỹ vẫn duy trì nhiều kênh liên lạc trực tiếp với Triều Tiên nhằm bàn về chương trình hạt nhân và tên lửa, Trump viết trên mạng xã hội rằng đàm phán với Bình Nhưỡng chỉ "phí thời gian".

Vụ việc này khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Liệu Tillerson có thể được coi là tiếng nói chính thức của chính phủ Mỹ hay không. Điều đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, khiến nguy cơ phải "dứt áo ra đi" của ông càng trở nên cao hơn, Lowry nhận định.

Trí Dũng

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
SCO thúc đẩy quan hệ toàn cầu kiểu mới
16:41:44 03/07/2024
Armenia đảo chiều, khôi phục lại quan hệ với Nga?
16:44:26 03/07/2024
Mỹ: Trên 13.000 người ở Bắc California phải sơ tán vì cháy rừng
05:02:20 04/07/2024
Nhật Bản phát hành t.iền giấy sử dụng công nghệ chống t.iền giả đầu tiên trên thế giới
14:12:31 03/07/2024
Mưa bão khiến gần 250.000 người ở miền Đông Trung Quốc phải sơ tán
14:14:24 03/07/2024
Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc
05:59:21 04/07/2024
Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương
07:05:31 04/07/2024

Tin đang nóng

Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ gây ức chế nhất hiện tại: Chồng yêu bằng cả tính mạng nhưng vợ lại mập mờ với "tiểu tam"
06:11:04 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024
Nam Thư: "Tôi không có nhu cầu làm người thứ ba"
06:08:04 05/07/2024
Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok
08:41:46 05/07/2024

Tin mới nhất

Tổng thống Nga: Thế giới đa cực đã trở thành hiện thực

07:06:35 05/07/2024
Tổng thống Nga kết luận: Những biện pháp này nhằm đảm bảo các điều kiện bình đẳng để phát triển cho tất cả mọi người, bất kể hệ thống chính trị và kinh tế, tôn giáo và văn hóa của các quốc gia .

Israel sẽ được hưởng lợi từ việc cải thiện quan hệ với Ukraine?

07:04:00 05/07/2024
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ gây căng thẳng cho sự hợp tác của Iran với Nga, làm giảm khả năng thể hiện sức mạnh của Tehran ở Trung Đông.

Tại sao các hãng hàng không Mỹ đang phải 'trả giá' dù lượng khách du lịch phá kỷ lục?

07:00:05 05/07/2024
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), bất chấp môi trường đầy thách thức, năm 2024 vẫn sẽ chứng kiến số lượng hành khách đi du lịch phá kỷ lục.

Tổng thống Nga nêu vấn đề cốt lõi của SCO

06:57:10 05/07/2024
Tổng thống Putin cũng khẳng định Nga đặt ưu tiên cho hợp tác đối tác trong khuôn khổ SCO vì sự hợp tác đang phát triển dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và có tính đến lợi ích của nhau.

Ukraine rút quân một phần khỏi Chasiv Yar

06:52:47 05/07/2024
Thông báo rút quân được đưa ra một ngày sau khi Nga cho biết lực lượng của họ đã kiểm soát được một phần thị trấn chiến lược Chasiv Yar.

Bị bắt giữ vì nói đùa có bom tại sân bay

06:49:47 05/07/2024
Nói đùa có bom bị cấm ở Philippines. Lực lượng an ninh và thực thi pháp luật xem nói đùa liên quan đến bom, chất nổ hoặc bất kỳ công cụ bạo lực nào ở sân bay hoặc trên máy bay là hành động nghiêm trọng.

EU áp thuế tạm thời 38% đối với xe điện Trung Quốc

06:45:59 05/07/2024
Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đã áp thuế tạm thời đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, gồm 17,4% đối với BYD, 19,9% đối với Geely và 37,6% đối với SAIC.

Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt Nam

06:37:53 05/07/2024
Ít nhất 120 người đã t.hiệt m.ạng trong vụ giẫm đạp sau cuộc tụ họp tôn giáo của các tín đồ đạo Hindu ở bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ.

Tổng thống Hàn Quốc công bố bổ nhiệm nhiều nhân sự mới

06:31:58 05/07/2024
Xét việc các vấn đề môi trường gần đây tác động lớn tới lĩnh vực kinh tế, Tổng thống Yoon kỳ vọng ông Kim sẽ có thể triển khai chính sách môi trường một cách cân bằng với tầm nhìn rộng mở.

Hợp tác về AI trở thành ưu tiên hàng đầu của các nước

06:30:42 05/07/2024
Liên minh châu Âu (EU) cũng đã tuyên bố thành lập Văn phòng AI gồm các chuyên gia công nghệ, luật sư và nhà kinh tế để quản lý công nghệ AI theo một luật mới được tin là sẽ mang lại những tác động sâu rộng.

NATO sắp đưa ra 'các bước cụ thể' để Ukraine sớm gia nhập liên minh

06:28:29 05/07/2024
Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Washington (Mỹ) vào tuần tới sẽ đưa ra các bước cụ thể để Ukraine đẩy nhanh tiến trình gia nhập liên minh quân sự này.

SCO kêu gọi xây dựng thế giới đa cực, ủng hộ duy trì không gian không vũ khí

06:15:48 05/07/2024
Cũng theo Tuyên bố Astana, hội nghị tiếp theo của Hội đồng Nguyên thủ các quốc gia thành viên SCO sẽ được tổ chức vào năm 2025 tại Trung Quốc và Trung Quốc sẽ đảm nhận chức chủ tịch luân phiên tổ chức này trong giai đoạn tới.

Có thể bạn quan tâm

Thấy mẹ chồng đêm muộn lại lén lút ra khỏi nhà, tôi rình theo sau rồi c.hết điếng khi thấy bà bước vào khu vực này

Góc tâm tình

09:47:21 05/07/2024
Tôi ngỡ ngàng khi thấy mẹ chồng đi vào một căn phòng bỏ không phía sau vườn. Tôi tá hỏa khi thấy bà lấy nhang ra đốt.

Mẹo thiết kế ban công căn hộ chung cư đẹp như mơ

Trắc nghiệm

09:45:56 05/07/2024
Ban công chính là nơi đón ánh sáng và có ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của gia đình nên hãy thiết kế nó thành một không gian thú vị.

Nhiễm virus nguy hiểm sau khi ăn tiết canh dê

Sức khỏe

09:45:52 05/07/2024
Ăn tiết canh các loại động vật rất dễ gây ra hai nhóm bệnh cảnh là viêm màng não do liên cầu lợn và viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng.

Công thức làm cá lóc nướng mắm tép thơm ngon, lạ miệng đổi bữa cho cả nhà

Ẩm thực

09:42:00 05/07/2024
Với sự trợ giúp của nồi chiên hơi nước, chắc hẳn rằng món cá lóc nướng mắm tép của bạn sẽ được thực hiện đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều.

MC Đan Lê khoe mặt mộc t.uổi 40, chia sẻ 6 điều chăm sóc da cơ bản ai cũng cần đọc

Làm đẹp

09:15:26 05/07/2024
MC Đan Lê đã chia sẻ khoảnh khắc để mặt mộc trên trang cá nhân khiến khán giả cảm thán vì làn da cô quá trẻ so với t.uổi tứ tuần.

Á hậu Trịnh Thùy Linh khoe nhan sắc dịu dàng, nữ tính vạn người mê

Người đẹp

09:09:34 05/07/2024
Có hình thể cân đối với chiều cao 1,72 m, gương mặt khả ái, Á hậu Trịnh Thùy Linh luôn cuốn hút mỗi khi lên đồ. Sau đăng quang, Á hậu Trịnh Thùy Linh trở nên quyến rũ và trưởng thành hơn.

Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'

Pháp luật

08:55:32 05/07/2024
Ngày 4/7, nhiều người dân ở phố Hàng Mã (phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đau xót khi hay tin cô gái T.Q.H. (22 t.uổi) bị s.át h.ại bằng s.úng.

Băng Di đăng bức thư ẩn ý giữa tin chia tay bạn trai Việt kiều

Sao việt

08:46:19 05/07/2024
Băng Di chia sẻ bức thư viết tay trên mạng xã hội. Nữ diễn viên sinh năm 1989 được người này nhắn gửi lời chúc tốt đẹp trong thời gian tới

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 89: Lâm gợi ý mẹ Ngọc mở hàng ăn

Phim việt

08:35:33 05/07/2024
Trong lúc đi mua sơn, Lâm vô tình phát hiện quán cơm trước đây rất đông khách nay đã đóng cửa. Anh tò mò hỏi người bán hàng thì biết được sự tình.

Đoàn làm phim 'Những nẻo đường gần xa' đóng máy

Hậu trường phim

08:20:53 05/07/2024
Bộ phim Những nẻo đường gần xa đã đi hơn một nửa chặng đường, ngày 3/7, đoàn làm phim đã hoàn thành những cảnh quay cuối cùng và chính thức đóng máy.

Vikings Esports LOL: tiểu sử, thành tích, đội hình

Mọt game

08:10:05 05/07/2024
Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Vikings Esports, ngôi sao mới nổi trong bộ môn Liên Minh Huyền Thoại.