Mỹ đã không thể ngăn cản được tên lửa của Trung Quốc
Mỹ muốn ép Nga cùng sửa đổi “ Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn” căn bản không phải là nhằm vào Nga, mà là triển khai tên lửa ở châu Á đối phó Trung Quốc.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 Trung Quốc (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 11 tháng 7 dẫn mạng tin tức Sputnik Nga ngày 8 tháng 7 đưa tin, không lâu trước, cuộc phỏng vấn đối với ông Ulianov – Vụ trưởng Vụ các vấn đề an ninh và giải trừ quân bị của Bộ Ngoại giao Nga đã có chi tiết đáng ngạc nhiên về việc Mỹ chỉ trích Moscow vi phạm “Hiệp ước tên lửa tầm trung và ngắn”.
Theo bài báo, ban đầu, sự chỉ trích của Mỹ căn bản không phải liên quan đến vũ khí cụ thể, dễ được xác nhận nào của Nga. Trong ví dụ do người Mỹ đưa ra có vài loại vũ khí, bao gồm tên lửa hành trình R-500 của hệ thống vũ khí tên lửa Iskander va tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nhẹ mới RSS-26 Rubezh.
Sau đó, người Mỹ không còn tiếp tục đề cập tới 2 loại tên lửa này, lại cho rằng sự chỉ trích của họ có liên quan đến một loại tên lửa hành trình tầm trung khác được thử nghiệm vài năm trước. Họ không nói ra tên lửa cụ thể, chỉ nói Nga cần chỉ rõ ra đó là loại tên lửa nào. Họ đồng thời yêu cầu cung cấp chứng cứ chưa vi phạm cho họ.
Người Mỹ không chỉ rõ tên lửa cụ thể, họ yêu cầu Nga cung cấp chứng cứ – yêu cầu này rõ ràng không thể đáp ứng, cho thấy mục đích thực sự của Mỹ rất có thể liên quan đến một số chương trình tên lửa nào đó của Nga. Trước hết, một mục đích rõ ràng của Mỹ chính là tiếp tục duy trì sức ép chính trị đối với Nga.
Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc (Pháo binh 2) tiến hành huấn luyện có phòng hộ (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Mỹ quen dùng vấn đề chống phổ biến và kiểm soát quân bị để gây sức ép với nước khác. Trước đây, Trung Quốc đã từng đối mặt với sức ép như vậy, hiện nay Iran cũng đang gặp phải. Chính Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt (do người Mỹ thêu dệt) đã trở thành cái cớ để Mỹ xâm lược Iraq vào năm 2003.
Tuy nhiên, gây áp lực với Nga rất có khả năng không phải là mục đích chủ yếu của họ, mà mục đích chính của Mỹ là có ý đồ tiến hành sửa đổi hiệp ước có lợi cho Mỹ. Về một số chi tiết làm thế nào để sửa đổi hiệp ước thì có thể tìm được trong rất nhiều bài viết của chuyên gia Mỹ.
Mỹ muốn sửa đổi hiệp ước căn bản không phải là nhằm vào Nga, mà là chĩa “mũi giáo” vào Trung Quốc.
Video đang HOT
Mỹ cảm thấy bất an sâu sắc đối với việc Trung Quốc tăng số lượng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có độ chính xác cao. Trên thực tế, số lượng của chúng đã nhiều đến nỗi không có bất cứ hệ thống phòng không hoặc phòng thủ tên lửa nào có cơ hội ngăn chặn các cuộc tấn công của Trung Quốc đối với các cơ sở quân sự của Mỹ và đồng minh châu Á.
Pháo binh 2 tăng cường độ và độ khó huấn luyện trong đêm (theo tuyên truyền của mạng sina Trung Quốc)
Chỉ dựa vào tên lửa hành trình phiên bản hải quân và không quân đã khó mà ứng phó với mối đe dọa này. Cho nên, rất nhiều chuyên gia Mỹ chủ trương triển khai tên lửa đất đối đất và Lục quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Quan điểm này đã có từ lâu.
“Hiệp ước tên lửa tầm trung và tầm ngắn” cản trở người Mỹ làm như vậy, bởi vì hiệp ước này căn bản không cho phép Mỹ sản xuất hoặc nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo có tầm bắn 500 – 5.500 km, cũng không cho phép người Mỹ triển khai những tên lửa hành trình này ở mặt đất.
Cho nên, rất nhiều chuyên gia Mỹ cho rằng, cần lợi dụng cái cớ Nga “vi phạm” hiệp ước để tiến hành sửa đổi nó, chẳng hạn, chỉ giới hạn tính hiệu quả của nó ở châu Âu.
Vì vậy có thể suy đoán, chỉ trích Nga vi phạm hiệp ước rất có khả năng là để ép buộc họ ngồi xuống đàm phán trong điều kiện có lợi cho Mỹ; cho rằng Nga do là bên vi phạm hiệp ước, Nga để cố gắng tránh bị trừng phạt mới, sẽ đồng ý với phương án sửa đổi của Mỹ.
Như vậy, Mỹ có thể xây dựng lực lượng tên lửa nhằm vào Trung Quốc ở châu Á, đồng thời lợi ích của họ ở châu Âu lại không bị thiệt hại. Vấn đề là, Nga không thích người khác dùng mối đe dọa để ép họ đơn phương tiến hành nhượng bộ, bởi vì hậu quả có thể ngoài ý muốn, sẽ không có lợi cho các bên.
Binh sĩ Pháo binh 2 tiến hành huấn luyện (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
Theo giaoduc
Biển Đông: Việt Nam cần sẵn sàng đối phó với thách thức mới từ TQ
Việc Trung Quốc hoàn tất việc cải tạo đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ là sự khởi đầu và các quốc gia trong khu vực, bao gồm Việt Nam cần có phương án đối phó thích hợp.
The Diplomat ngày 2/7 đăng tải bài phân tích của tác giả Prashanth Parameswaran, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á, an ninh ngoại giao châu Á và chính sách của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương về vấn đề đối diện với thách thức quân sự mới từ Trung Quốc ở Biển Đông.
Đầu tuần này, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn tất việc cải tạo đảo phi pháp ở một số bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam - PV). Đây là sự thay đổi chiến lược của Bắc Kinh trong việc chuyển từ xây đảo trái phép sang xây dựng các cơ sở quân sự.
Tàu sân bay hạt nhân USS Geogre Washington hiện đang thực hiện sứ mệnh ở Biển Đông.
Hành động này cũng ngày càng đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực cũng như quyền lợi của Mỹ. Trong giai đoạn đầu tiên, Mỹ và các quốc gia ở Biển Đông đã làm rõ mục đích của Trung Quốc cũng như không thể "ngủ quên" trước âm mưu mới của Bắc Kinh.
Trong giai đoạn thứ hai, các quốc gia trong khu vực bao gồm Việt Nam sẽ phải đối diện với hành động leo thang quân sự của Trung Quốc. Không những ngăn Bắc Kinh tiếp tục hoạt động này mà các quốc gia láng giềng còn phải ngăn chặn những hành vi gây bất ổn của Bắc Kinh nhằm tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự.
Điều này cần tới một loạt các hành động, từ việc công khai các hoạt động của Bắc Kinh cho đến nhấn mạnh mối đe dọa quân sự ở Biển Đông để tạo ra sự gắn kết giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền.
Hải quân Việt Nam là một trong những lực lượng tuyến đầu trực tiếp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc
Các quan chức Mỹ đã bắt đầu thực hiện những biện pháp này nhưng không còn nhiều thời gian do hiện trạng Biển Đông đã thay đổi nhanh chóng chỉ trong vòng một năm.
Đồng thời, Mỹ và các quốc gia khác cần coi thách thức này là bước đi mới nhất của Trung Quốc trong căng thẳng Biển Đông. Việc Trung Quốc thay đổi chiến lược không có nghĩa là Bắc Kinh tập trung đến vấn đề đảo nhân tạo. Tương tự, các quốc gia ở Biển Đông cần tiếp tục lên kế hoạch đối phó với chiến lược tiếp theo của Trung Quốc, bao gồm khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).
Trung Quốc biến bãi đá ngầm, rạn san hô ở Biển Đông trở thành đảo nhân tạo.
Cuối cùng, Washington và những quốc gia có lợi ích ở Biển Đông cần cân nhắc, tính toán kỹ về cách đối phó với Trung Quốc một cách có trình tự và hợp lý. Đối với Mỹ, Hoa Kỳ cần duy trì quan hệ Mỹ-Trung một cách ổn định trong khi vẫn không ngần ngại đối diện với Bắc Kinh trong việc đảm bảo an ninh khu vực.
Trong khi các cơ sở quân sự giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động xuống phía nam ở Biển Đông, Malaysia cũng như Indonesia cần phải điều chỉnh mối quan hệ với Bắc Kinh đáp ứng thực tế mới này.
Trong khi hợp tác giữa các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông mới chỉ là sự bắt đầu, các biện pháp có sự tham gia của những nước không tuyên bố chủ quyền cũng là điều cần thiết. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DoC) là ví dụ điển hình cho việc thiết lập quy tắc và trật tự khu vực.
Nhìn chung, các quốc gia ASEAN cần tự đánh giá hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và từ đó đưa ra các phản ứng thích hợp. Trong khi Bắc Kinh rõ ràng đang thực hiện chiến lược hai mũi nhọn nhằm vào Đông Nam Á.
Tất cả mọi người dân Việt Nam đều quan tâm đến tình hình đất nước, mong muốn góp sức mình trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc
Một mặt Trung Quốc tìm kiếm đối tác kinh tế chiến lược, mặt khác Bắc Kinh đẩy nhanh quá trình quân sự hóa để bảo vệ lợi ích phi lý như ở Biển Đông. Trung Quốc kỳ vọng điều này sẽ góp phần củng cố lập trường theo thời gian cũng như làm giảm đáng kể hiệu ứng tiêu cực trong quan hệ với khu vực.
Cho đến nay, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc chưa nhận thấy thất bại trong chiến lược này. Do vậy, họ sẽ không cố gắng sửa chữa những thứ chưa bị đổ vỡ.
Tình hình Biển Đông mới nhất sẽ được báo điện tử Người đưa tin liên tục cập nhật.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Séc hối thúc dựng trại lánh nạn đối phó với khủng hoảng di cư Nếu mỗi nước giải quyết khủng hoảng di cư theo cách riêng, khu vực Schengen đứng trước nguy cơ tan rã. Phó Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis vừa thúc giục Liên minh châu Âu EU và Liên Hợp Quốc xây dựng các trại tị nạn ở châu Phi và Trung Đông để đối phó với làn sóng di cư bất hợp...