‘Mỹ đã hiểu lầm, chưa thấu rõ tham vọng thực sự của TQ ở Biển Đông’
Phản ứng của Mỹ cho đến nay không tỏ ra hiệu quả bởi Washington đã không nhìn nhận một cách chính xác tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
National Interest ngày 9/11 đã đăng tải bài phân tích của Giáo sư Nick Bisley tại Đại học La Trobe ở Melbourne (Australia) sau sự kiện tàu chiến Mỹ tuần tra tự do hàng hải trong vùng 12 hải lý mà Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông.
Biển Đông đã trở thành một trong những chủ đề nóng bỏng nhất năm 2015. Xuất phát từ chương trình xây đảo nhân tạo trái phép, vấn đề tranh chấp chủ quyền phức tạp luôn là nội dung chính trong các cuộc đối thoại chiến lược và ngoại giao trong khu vực.
Tàu khu trục tên lửa Trung Quốc tham gia tập trận hải quân quốc tế RIMPAC năm 2014.
Vấn đề Biển Đông được giới chuyên gia chú ý đặc biệt không phải bởi khả năng căng thẳng sẽ leo thang thành xung đột, mà để nhìn nhận những toan tính chiến lược ở châu Á trong quan hệ Mỹ-Trung.
Mỹ đã từng nhiều lần công khai và bí mật bày tỏ sự phản đối với những hành động của Trung Quốc. Tại các diễn đàn đa phương, Washington và các đồng minh đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc tăng cường xây đảo nhân tạo trái phép. Sau một giai đoạn dài tranh cãi nội bộ trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Obama, Hoa Kỳ cuối cùng đã lựa chọn giải pháp mang ý nghĩa quân sự nhằm đáp trả Bắc Kinh.
Video đang HOT
Giải pháp này bao gồm nhiều đợt tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, nhằm khẳng định Washington không công nhận chủ quyền ở vùng biển xung quanh đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc. Đợt tuần tra đầu tiên có sự hiện diện của tàu khu trục tên lửa USS Lassen cùng máy bay trinh sát P-8 Poseidon xung quanh bãi đá Subi.
Theo nhận định của Giáo sư Bisley, hành động của Mỹ không những quá chậm chạp mà còn không thực sự thuyết phục được dư luận. Một số quan chức cho rằng hoạt động này không được chấp nhận ở vùng biển có chủ quyền. Một số khác lại nói tàu USS Lassen “chỉ đi qua vô hại”, gián tiếp có tình chất “thừa nhận những yêu sách phi lý của Trung Quốc”.
Vấn đề của Mỹ không chỉ nằm ở cách triển khai hoạt động tuần tra mà còn cho thấy những nhận định sai lệch, hiểu chưa thấu về tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Thực tế này thể hiện cái nhìn hạn hẹp của Washington trong khi không phác họa được bức tranh toàn diện.
Mỹ và các đồng minh dường như chỉ tập trung vào hoạt động xây đảo trái phép của Trung Quốc, nhằm tạo cơ sở để đưa ra yêu sách chủ quyền. Hành động đáp trả của Washington chỉ nhằm phủ nhận những yêu sách này. Như vậy Mỹ đã không nhận ra mục đích chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông, theo Giáo sư Bisley.
Trung Quốc ngày nay theo đuổi tham vọng chủ quyền mơ hồ ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng không chính thức lý giải yêu sách chủ quyền, bao gồm đường 9 đoạn hay chủ động đưa vấn đề ra tòa án quốc tế.
Giáo sư Bisley cho rằng, hành động của Trung Quốc chỉ nhằm thể hiện chiến lược dài hạn trên biển. Trung Quốc muốn chấm dứt giai đoạn hàng hải yếu kém từ giữa thế kỷ 19. Các quốc gia siêu cường bên ngoài đã dựa vào hàng hải để tấn công Bắc Kinh trong quá khứ. Ngoài ra, yếu tố phát triển thịnh vượng cũng phụ thuộc vào dòng chảy năng lượng và trao đổi hàng hóa thông qua tuyến đường biển.
Trung Quốc cũng muốn tận dụng lợi thế tài nguyên trên biển, bao gồm dự trữ nhiên liệu hydrocarbon và thủy sản. Nhu cầu về protein và năng lượng đang ngày càng tạo nên sức ép với Bắc Kinh. Trung Quốc cũng muốn đưa Biển Đông trở về giai đoạn lịch sử trước khi bị chủ nghĩa thực dân chia cắt.
Cách tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông thường được mô tả giống như “lát cắt salami”, sử dụng những bước tiến nhỏ để đạt được tham vọng lớn hơn. Chiến lược này dường như đã trở thành nền tảng cho các phản ứng của Mỹ. Tuy vậy, Washington đã không thể đánh giá được chiến lược đa phương của Trung Quốc nhằm cụ thể hóa tham vọng nuốt trọn Biển Đông.
Bắc Kinh chưa ngay lập tức tập trung một lượng lớn nguồn lực nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông hay thậm chí là lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ). Trung Quốc hành động như thể nước này thực sự có chủ quyền trong khu vực, bao gồm việc đơn phương bắt giữ tàu cá của nước ngoài hay đưa giàn khoan đến thăm dò dầu khí và đây là những hành động vô cùng nguy hiểm.
Việc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép cũng là một bước đi nhằm củng cố chiến lược này. Nếu như Mỹ tiếp tục phản ứng bằng các biện pháp thiếu quyết liệt, Washington sẽ chỉ hành động mà không thể đạt được mục đích chính trị cuối cùng – ngăn chặn sự bành trướng trái phép của TQ.
Cho đến khi Washington và các đồng minh nhận ra tham vọng lớn của Trung Quốc để xây dựng chiến lược phù hợp, Trung Quốc sẽ tiếp tục hành xử một cách ngang ngược và liều lĩnh. Điều này về lâu dài chắc chắn không phải là một kịch bản dễ dàng đối phó.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Infographic: Dòng chiến đấu cơ thế kỷ bại trận ở Việt Nam (1)
5 trong 6 thiết kế chiến đấu cơ thế kỷ đầy tham vọng của Không quân Mỹ đã phải chôn xác ở Việt Nam.
Mời độc giả xem Infographic:
F-100 Super Sabre là thiết kế đầu tiên thuộc chuỗi Century Series bị bắn rụng ở Việt Nam. Theo số liệu từ Mỹ thì có khoảng 242 chiếc F-100 đã bị mất trong cuộc chiến tranh Việt Nam (gồm 186 chiếc bị hỏa lực phòng không tiêu diệt, 7 chiếc bị phá hủy trên mặt đất và 45 chiếc gặp các tai nạn khác).
Century Series là cái tên phổ biến để chỉ chuỗi các máy bay chiến đấu được định danh từ F-100 tới F-106 (không có F-103) phục vụ tích cực trong Không quân Mỹ và Không quân Vệ binh Quốc gia Mỹ từ những năm 1950 tới tận những năm 1980. Đáng lưu ý là hầu hết các máy bay thuộc Century Series đều đã tham gia chiến tranh Việt Nam và bị bắn rụng không ít.
Việt Hùng
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc tham vọng phục dựng sức mạnh đế chế Hán, Đường Trung Quốc muốn thông qua các sáng kiến kết nối khu vực như Con đường tơ lụa mới để tái xác lập vị thế cường quốc thế giới như đế chế Hán, Đường trong lịch sử. Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (trái) nói với vị khách tới thăm Pakistan hồi tháng 4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng Pakistan đã quyết...