Mỹ đả Gấu, đấu Rồng
Nước Mỹ đang phạm phải một sai lầm nghiêm trọng khi cùng lúc làm mất lòng cả hai cường quốc lớn là Nga và Trung Quốc. Xích mích trong quan hệ song phương giữa Mỹ với hai nước trên đã lên đến mức báo động trong nhiều năm qua, đe dọa ẩn họa khó lường.
Chính sách thiếu nhất quán của chính quyền Obama vô tình đẩy Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy quan hệ giữa Washington và Mátxcơva vốn đã lạnh nhạt nay càng trở nên băng giá hơn. Kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh năm 1991, đây là thời điểm quan hệ hai nước rơi xuống mức thấp nhất với những hành động trả đũa đặc trưng giữa hai cựu thù.
Trong khi đó, mối quan hệ của Washington với Bắc Kinh cũng đang ngày càng trở nên căng thẳng với một lô bất đồng nảy sinh trong nhiều vấn đề. Điều này được khắc họa rõ nét trong các hoạt động của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương thời gian qua, cũng như trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel và thông điệp bao trùm trước thềm chuyến công du châu Á tới đây của Tổng thống Barack Obama. Bắc Kinh đang tỏ ra giận dữ với lập trường của Mỹ trong nhiều vấn đề, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và Hoa Đông.
Sự xuống cấp đồng thời trong quan hệ với cả Nga và Trung Quốc đang tạo quan ngại lớn trong chính giới Mỹ. Nhiều người cho rằng chính quyền của Tổng thống Obama đang vi phạm lời khuyên địa chiến lược cơ bản mà cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger đã đưa ra ngay sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Ông nói: “Quan hệ của chúng ta với hai đối thủ tiềm tàng này (Trung Quốc và Nga) nên được duy trì ở trạng thái mà các lựa chọn của chúng ta đưa ra với hai nước luôn lớn hơn lựa chọn của họ với nhau”. Nói cách khác, Washington cần thực hiện các bước đi nhằm đảm bảo quan hệ với Bắc Kinh và Mátxcơva luôn gần gũi hơn so với mối quan hệ giữa hai nước.
Nhưng đáng tiếc, những tác động ngoại cảnh và chính sách ngoại giao vụng về của chính quyền Obama trong 5 năm qua đang tạo nguy cơ đẩy “gấu Nga” và “ rồng Trung Quốc” xích lại gần nhau, cho dù khi mới nhậm chức đầu năm 2009, vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ đã cam kết thực hiện khúc dạo đầu mới với các cường quốc đang nổi của thế giới, cũng như với thế giới Hồi giáo.
Video đang HOT
Cụ thể trong quan hệ với Nga, không lâu sau khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên, ông Obama đã kêu gọi “cài đặt lại” quan hệ với quốc gia cựu thù trong thời Chiến tranh Lạnh . Sự khởi động này đã được Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev ủng hộ tích cực, nhưng chưa kịp nồng ấm thì ông Vladimir Putin quay lại phủ Tổng thống. Lại thêm một lần cài đặt cho quan hệ Mỹ – Nga nhưng lần này mọi việc không đi theo những toan tính của Washington.
Là một cựu nhân viên tình báo KGB và là người ngay thẳng, quyết đoán, Tổng thống Putin không thể chấp nhận cách hành xử “vượt mặt” của chính quyền Obama trong các vấn đề quốc tế lớn, đặc biệt khi lại có liên quan trực tiếp đến các lợi ích cốt lõi của Nga. Cuộc tấn công Lybia, xung đột tại Syria và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng Ukraine khiến điện Kremlin không thể không “rắn mặt”. Nước Nga không thể đứng nhìn các đồng minh cuối cùng ở Trung Đông và số ít quốc gia còn lại trong vành đai ảnh hưởng của mình liên tục bị phương Tây tìm cách dẹp bỏ hay thâu tóm. Cũng vì lẽ đó, quan hệ Nga – Mỹ đã rơi xuống điểm đáy trong nấc thang quan hệ song phương kể từ khi Liên Xô tan rã.
Với Trung Quốc, hành trình quan hệ của Mỹ với nước này cũng đang ngày càng đi chệch trọng tâm. Trong hai năm đầu cầm quyền, ông Obama đã thực hiện chuyến công du nhiều kỳ vọng tới Trung Quốc nhằm khích lệ Bắc Kinh đóng vai trò đối tác toàn cầu trong các vấn đề lớn thế giới.
Tuy nhiên, trong lúc Trung Quốc còn chưa sẵn sàng và chưa có đủ năng lực gánh vác trọng trách, chính quyền Obama lại đột ngột khởi xướng chính sách xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương nhằm cùng cố liên minh quân sự với các nước trong khu vực và kiềm chế sự nổi lên gây tranh cãi của Trung Quốc. Đương nhiên, Bắc Kinh cũng hiểu ngay mưu toan này của Mỹ và vì thế, quan hệ song phương ngày càng lao dốc.
Vậy là với những chính sách đối ngoại của mình, chính quyền Obama đã vô tình đối đầu với cả Nga và Trung Quốc, tạo cớ cho hai nước này tạm thời gác lại những bất đồng trong quan hệ song phương (như tranh chấp biên giới, cạnh tranh chính trị và kinh tế ở Trung Á) để cùng nhau đối phó với những lo ngại cấp bách hơn từ Mỹ.
Trong bối cảnh đó, điều lý tưởng nhất đối với Mỹ hiện nay là phải tìm cách khắc phục sai lầm. Mỹ cần xác định đúng đối thủ thực sự của mình và không nên đối kháng với cả hai nước, không nên đảo ngược sự chia rẽ giữa Mátxcơva và Bắc Kinh bằng một mối quan hệ liên minh Gấu-Rồng vốn sẽ tạo nên cơn ác mộng địa chính trị với Mỹ trong thế kỷ 21.
Đức Vũ
Theo dantri
Đánh "Rồng" từ...dưới biển - Kỳ 2: Kịch bản tấn công phong tỏa Trung Quốc
Nếu xung đột đột giữa Mỹ và Trung Quốc xảy ra, chiến lược mới của Washington về mặt cơ học sẽ phải bảo đảm việc chặn tất cả các tuyến đường giao thông, kể cả dân sự và quân sự của Bắc Kinh, mà trước tiên là sử dụng các tàu ngầm cùng với hệ thống không người lái phóng ngư lôi phong tỏa bờ biển của Trung Quốc.
Điều này được kết hợp với việc mở rộng các công cụ pháp lý và tài chính để ngăn chặn sự lưu thông thương mại bằng đường không và đường biển. Mục đích của các hoạt động này là tạo ra sự biến động về kinh tế và thúc đẩy sự bất ổn về chính trị bên trong đại lục.
Trong khi một số nhà hoạch định chính sách quân sự của Mỹ đồng tình với chiến thuật "Kiểm soát ngoài khơi" của Đại tá Thủy quân Lục chiến về hưu T.X. Hammes thì một số khác lại ủng hộ Chiến lược Tác chiến Không -Biển (ví dụ như như Elbridge Colby, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ). Chiến lược mới được đề xuất ở đây chính là sự kết hợp của 2 khái niệm trên: Chiến lược tấn công phong tỏa hay còn gọi là chiến lược răn đe từ dưới biển, kết hợp với việc ngăn chặn và đóng cửa các tuyến đường thương mại của Trung Quốc. Chiến lược này một phần giống như chiến lược Kiểm soát ngoài khơi, nhưng phạm vi hoạt động của nó là ở trong và gần những cảng biển của Trung Quốc, nơi thuận lợi cho việc tấn công bằng ngư lôi. Nó được thực hiện chủ yếu bởi các loại vũ khí tấn công dưới mặt nước kết hợp với vũ khí "kinh tế" nhằm tránh sự đổ máu của cả hai bên, điều có thể làm bùng lên chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc.
Lợi thế của chiến lược này là làm tăng sự răn đe thông thường, xác suất thành công khá cao và rất đáng tin cậy, bởi vì với phương pháp gián tiếp này sẽ ít tốn kém hơn về chi phí quân sự trong khi bản chất của tác chiến tàu ngầm và ngư lôi là phong tỏa đối phương. Ngoài ra, hậu quả về mặt chính trị sẽ thấp hơn so với việc sử dụng chiến thuật ném bom vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Trung Quốc hay bắn hạ hàng trăm phi công của Bắc Kinh, sẽ khiến nhiều dân thường bị thiệt mạng, cơ sở hạ tầng bị phá hủy...
Một lợi thế khác của chiến lược tấn công phong tỏa dưới biển là nó ít bị ảnh hưởng bởi hệ thống tác chiến điện tử của Trung Quốc hơn là một cuộc tấn công từ trên bộ hoặc trên không. Biển sẽ như một "chiếc áo giáp" bảo vệ và hạn chế tối đa khả năng tấn công của các tên lửa đạn đạo chống hạm như DF-21D vốn được coi là "sát thủ tàu sân bay". Nói chung, trong điều kiện chiến tranh ở Tây Thái Bình Dương, nơi an toàn nhất sẽ là dưới lòng biển - không phải ở trên mặt nước hay ở trên không. Minh chứng cụ thể cho lợi thế này thể hiện rõ nhất trong cuộc xung đột ở Falklands năm 1982 giữa Vương quốc Anh và Argentina. Người Anh đã đúc kết ra rằng cuộc đối đầu giữa hai lực lượng hải quân hiện đại trên mặt nước thường tổn thất nhân mạng nhiều hơn so với dự kiến ban đầu. Và sau hơn 30 năm, các loại vũ khí đã được hiện đại hóa với khả năng sát thương cao hơn rất nhiều so với trước đây.
Theo chiến thuật mới này, ngay khi bắt đầu xảy ra cuộc chiến, Mỹ sẽ tuyên bố vùng đặc quyền hàng hải mở rộng ít nhất 200 dặm ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và xung quanh vùng lãnh thổ Đài Loan. Bất kỳ tàu thuyền nào đi vào khu vực này sẽ bị giam giữ, thậm chí bị đánh chìm, nếu có hành động chống đối hoặc đơn giản là vi phạm vùng đặc quyền. Điều này cũng tương tự như những gì người Anh đã làm trong chiến dịch Falklands và đã phát huy hiệu quả.
Thứ hai, Mỹ sẽ sử dụng các tàu ngầm, máy bay ném bom tàng hình tầm xa hoặc máy bay không người lái tấn công bằng cách phóng/thả mìn, ngư lôi để phong tỏa các vùng biển gần của Trung Quốc, đặc biệt là các cảng biển, các tuyến đường thương mại huyết mạch. Tất cả các tàu thương nhân sẽ được khuyến cáo không nên rời khỏi bất kỳ cảng nào của Trung Quốc cho đến khi một tuyến đường an toàn vừa đủ hẹp được thiết lập để các tàu này thoát ra ngoài.
Trung Quốc thậm chí sẽ không biết được mức độ của các hoạt động phong tỏa vì nó được thực hiện ngầm dưới biển. Một lợi thế của chiến tranh dưới biển là tạo ra mối đe dọa lớn nhưng rất khó khăn để các lực lượng phòng vệ phát hiện vì không thể quan sát được các hoạt động này. Đơn giản là, chỉ cần một chiếc thuyền nhỏ đi qua các khu vực có bãi mìn, ngư lôi, nó có thể bị đánh chìm ngay lập tức. Kết quả là các tàu chiến hay bất cứ lực lượng phòng vệ nào khác khi hoạt động trên biển cũng sẽ phải hết sức dè chừng, di chuyển chậm chạp. Giảm tốc độ cơ động của đối phương cũng là một nhân tố quan trọng trong chiến tranh.
Thứ ba, chính phủ Mỹ sẽ tuyên bố rằng tổ chức tài chính và các tòa án Mỹ có thể không thi hành hoặc chi trả bất kỳ yêu cầu bảo hiểm, tín dụng, hoặc công cụ tài chính tương tự cho các tàu thương mại đã được đánh giá theo quyết định riêng của Washington, như là hoạt động trong vùng đặc quyền hoặc với mục đích kinh doanh, trao đổi khác với Bắc Kinh. Giới phân tích quân sự hầu như luôn đánh giá thấp sức mạnh của các công cụ tài chính hoặc pháp lý của Mỹ trong việc thay đổi, hoặc thậm chí ngăn chặn các hoạt động thông thương hàng hải. Nó sẽ là một vũ khí rất có hiệu quả khi áp dụng với Trung Quốc. Mỹ cần phải sử dụng sứ mạnh "bá chủ" về tài chính trên toàn cầu của mình để tăng cường chiến lược răn đe quân sự.
Sự đánh giá một cách tương đối về điểm mạnh và điểm yếu của cả Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế và chính trị cho thấy: chiến lược răn đe thông thường nên tập trung vào việc khiến cho các lãnh đạo của Trung Quốc cảm giác rằng một cuộc chiến tranh là rất nguy hiểm. Gót chân Achilles chính trị của Bắc Kinh là nỗi sợ hãi về cuộc nổi loạn lan rộng với bạo lực leo thang trong khi nền kinh tế bị sụp đổ. Gót chân Achilles quân sự của Bắc Kinh chính là khả năng tác chiến mìn, ngư lôi và khả năng chống ngầm hạn chế. Điểm yếu về kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào ngoại thương, và quyền bá chủ về pháp lý cũng như tài chính Mỹ. Những điểm yếu nghiêm trọng này là điều có thể giúp Washington triển khai và phát huy chiến lược răn đe từ dưới biển.
Kỳ cuối: Thủ đoạn thực hiện chiến lược răn đe từ dưới biển
Theo Công Thuận
Baotintuc.vn/USNI
Thủ đoạn thực hiện chiến lược răn đe từ dưới biển Để triển khai chiến lược răn đe từ dưới biển, theo Victor L. Vescovo, sĩ quan tình báo hải quân Mỹ đã về hưu đồng thời là tác giả bài viết, Lầu Năm Góc cần phải thực hiện một số biện pháp sau: Thứ nhất, truyền đạt rõ ràng chiến lược này cho đối phương. Bản chất của sự răn đe là làm...