Mỹ đã có tên lửa hủy diệt máy tính, thiết bị điện tử
Không lực Mỹ đang chuyển đổi các tên lửa hành trình cũ thành loại tên lửa phát ra các sóng viba (như trong lò viba) cao tần hủy diệt tất cả máy tính và thiết bị điện tử của đối phương, theo trang tin Medium ngày 30.3.
Loại tên lửa hành trình CHAMP này sẽ phát ra các chùm sóng viba cao tần, nướng chín máy tính và các thiết bị điện tử của đối phương – Ảnh: Boeing
Mang tên là CHAMP (dự án hủy diệt thiết bị điện tử bằng sóng viba cao tần), tên lửa này do Boeing chế tạo, có thể hủy diệt tất cả các thiết bị điện tử như máy tính ở khu đô thị hay khu vực của đối phương bằng cách tạo ra năng lượng sóng viba cao tần nhắm vào mục tiêu.
Sóng viba cao tần từ tên lửa sẽ nhắm thẳng đến mục tiêu, nướng chín tất cả thiết bị điện tử của kẻ thù, khiến các thiết bị này trở nên vô dụng.
Hiệu ứng của tên lửa này có thể so sánh với xung điện từ phát ra từ một vụ nổ hạt nhân ở trên không, ngoại trừ cường độ nhỏ hơn và tập trung vào mục tiêu cụ thể hơn, theo Medium.
Tuy nhiên chương trình nghiên cứu trị giá 38 triệu USD này của Không lực Mỹ (bắt đầu từ năm 2009) chưa thể ứng dụng vào hoàn cảnh chiến trường hiện nay, bởi ngân sách quốc phòng chưa rót thêm tiền cho dự án này và việc thử nghiệm vẫn còn phải tiến hành thêm vài lần nữa.
Boeing và Phòng Nghiên cứu thí nghiệm của Không lực Mỹ (AFRL) đã thử nghiệm loại tên lửa này vào năm 2012. Một tên lửa được bắn đi ngang qua khu vực trên sa mạc ở bang Utah và phát ra sóng viba cao tần nhắm vào nhiều địa điểm khác nhau, và kết quả là làm tê liệt tất cả máy tính trong nhiều căn phòng.
Ngày 25.3.2015, văn phòng của AFRL tại căn cứ không quân Kirtland, bang New Mexico cho biết việc thử nghiệm tên lửa CHAMP đã mang lại các kết quả như mong đợi và chẳng có thách thức kỹ thuật nào cho việc triển khai các tên lửa loại này.
Video đang HOT
Máy bay chiến đấu có người lái hoặc UAV đều có thể mang theo tên lửa này, theo AFRL.
Năm 2014, các nghị sĩ Mỹ thông qua kế hoạch xây dựng các tên lửa tiêu diệt hệ thống điện tử vào năm 2016, và chi 10 triệu USD cho dự án bắt đầu từ năm 2015.
Các máy tính đang hoạt động và sau đó bị hư hỏng trong một cuộc thử nghiệm tên lửa CHAMP của Không lực Mỹ năm 2012 – Ảnh chụp từ clip
Không lực Mỹ đang dư thừa một số tên lửa hành trình theo hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân tầm trung với Nga, và số tên lửa này có thể cải biến thành tên lửa CHAMP mà không vi phạm hiệp ước.
Theo một chuyên gia, tên lửa CHAMP lợi hại là hủy diệt hoạt động của máy tính và thiết bị điện tử thay vì chỉ đơn giản làm nhiễu chúng như công nghệ hiện nay. Nghĩa là linh kiện máy tính, điện tử sẽ bị nướng chín bằng các chùm sóng viba cực mạnh của tên lửa. Và loại tên lửa này không gây sát thương cho con người.
Và phải đến sau năm 2016, có lẽ Không lực Mỹ mới có thể triển khai loại tê lửa diệt máy tính trên các máy bay của họ.
Tên lửa CHAMP trong lần thử nghiệm ở Utah, Mỹ – Ảnh: Không lực Mỹ
Loại tên lửa này sẽ phát ra sóng viba cao tần nhắm vào một số mục tiêu cố định, hủy diệt thiết bị điện tử của đối phương mà không gây chết người – Đồ họa: Boeing
Theo Thanh Niên
Quân đội Nga nhận hệ thống chiến tranh điện tử tối tân
Hệ thống chiến tranh điện tử Krasuha-2 của Nga có thể khiến hệ thống điện tử của đối phương trở nên vô dụng.
Công ty Concern Radioelectronic Technologies (KRET) đã hoàn thành kế hoạch đơn hàng quốc phòng nhà nước hệ thống ức chế điện tử Krasuha-2 cho Bộ Quốc phòng Nga.
Krasuha-2 là một hệ thống chiến tranh điện tử di động phức tạp, một thiết kế mới của Viện nghiên cứu Gradient ở Rostov-on-Don.
Ông Nikolay Kolesov, giám đốc điều hành KRET nói: "KRET hiện đang có khoảng 90% hợp đồng quốc phòng dài hạn với chính phủ. Trong số đó, phát triển và sản xuất các hệ thống chiến tranh điện tử (EW) hiệu suất cao là một phần thiết yếu trong hoạt động của chúng tôi".
"Chúng tôi đang kiểm soát khoảng 74% thị trường Nga trong các lĩnh vực trên không, trên mặt đất và các hệ thống chiến tranh điện tử. Trong hai năm qua, KRET đã cung cấp 9 loại radar giám sát và hệ thống chiến tranh điện tử mới cho nhu cầu của quân đội", ông này cho biết.
Hệ thống chiến tranh điện tử Krasuha-2 có thể khiến hệ thống điện tử của đối phương trở nên vô dụng.
Hệ thống chiến tranh điện tử Krasuha-2 có khả năng thiết lập một chiếc ô ức chế điện tử để bảo vệ các trung tâm chỉ huy, các thiết bị quân sự, hệ thống phòng không, cơ sở công nghiệp quan trọng, các tòa nhà chính phủ trước các hoạt động chiến tranh điện tử của đối phương.
Krasuha-2 phân tích các tín hiệu đến và phản hồi lại các radar đối phương với một tín hiệu gây nhiễu mạnh mẽ. Nó làm cho các hệ thống điện tử trên máy bay đối phương mất khả năng nhắm mục tiêu cho các hệ thống vũ khí của nó. Krasuha-2 buộc các máy bay đối phương phải ra khỏi không phận trong khu vực hoạt động của nó và từ bỏ nhiệm vụ.
Sự có mặt của hệ thống chiến tranh điện tử Krasuha-2 làm tăng khả năng sống sót của các đơn vị quân đội và căn cứ quan trọng trước các loại vũ khí dẫn đường công nghệ cao của đối phương.
KRET là một trong những công ty điện tử lớn nhất của Nga, công ty được thành lập vào năm 2009 như là một công ty con của tập đoàn Rostec.
Công ty này hoạt động trong lĩnh vực phát triển, thiết kế và sản xuất các thiết bị điện tử phức hợp trên bo mạch chủ, các hệ thống điện tử cho máy bay dân dụng và quân sự. Các hệ thống radar giám sát không phận, hệ thống nhận dạng bạn-thù IFF, hệ thống chiến tranh điện tử, hệ thống đo lường, ổ cắm điện, cáp kết nối..
Theo Kiến Thức