Mỹ đã có dịch vụ mai táng trên… mặt trăng
Elysium Space, một công ty dịch vụ hàng không vũ trụ của Mỹ, nhận cung cấp dịch vụ đưa con người đến nơi an nghỉ cuối cùng ở… mặt trăng, trang Fortune (Mỹ) ngày 24.8 đưa tin.
Bản vẽ mô phỏng quá trình đặt buồng tro cốt của Elysium Space trên mặt trăng – Ảnh: Elysium Space và Astrobotic
Được biết, công ty này đã thiết kế một buồng kim loại chứa tro cốt của người đã khuất và đưa lên bề mặt của mặt trăng. Hiện Elysium Space đang hợp tác với công ty công nghệ robot vũ trụ Astrobotic (Mỹ) và sử dụng tên lửa Falcon 9 của công ty vũ trụ SpaceX (Mỹ) để thực hiện dịch vụ này.
Bên cạnh dịch vụ mai táng trên mặt trăng, công ty này cũng cung cấp hai loại hình dịch vụ tưởng niệm khác. Trong đó, dịch vụ tưởng niệm kiểu “ Sao Băng” cho phép đưa buồng tro vào tầng quỹ đạo thấp của Trái đất và phóng ngược xuống Trái đất trông giống như sao băng. Dịch vụ còn lại mang tên tưởng niệm kiểu “Dải Ngân Hà”, phóng buồng tro vào vũ trụ xa xôi.
Video đang HOT
Với giá tiền gần 225 triệu đồng, Elysium Space sẽ cung cấp một gói mai táng cho người đã khuất tại mặt trăng – Ảnh: Reuters
Công ty này cho biết 50 người đặt dịch vụ đầu tiên sẽ được nhận giá dưới 225 triệu đồng. Theo đó, Steve Jenks, một anh lính bộ binh tham gia chiến trường Iraq sẽ là người đầu tiên mua dịch vụ này. Mục đích sử dụng dịch vụ này của anh là để tưởng niệm người mẹ quá cố của mình, người đã mất khi chống chọi với căn bệnh ung thư.
Khi anh ở nước ngoài, cuối mỗi lá thư của người mẹ này đều có dòng chữ: “Dù con có cảm thấy cô độc thế nào và xa xôi cách mấy, hãy nhìn thẳng về hướng mặt trăng và biết rằng mẹ luôn ở bên con”.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
NASA muốn biến phân người thành thức ăn cho phi hành gia
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã quyết định chi 1,6 triệu USD cho dự án sản xuất thức ăn cho phi hành gia, trong đó có tái chế phân người thành thức ăn, nhằm thực hiện những sứ mạng đưa người lên mặt trăng và sao hỏa trong thời gian dài.
Một máy xử lý chất thải trên ISS - Ảnh: Reuters
NASA đã chọn ra được 8 đề án của các trường đại học để trao cho 1,6 triệu USD nhằm thực hiện dự án trong vòng ba năm, theo đài Russia Today (Nga) ngày 18.8.
Trong số 8 đề án của các trường đại học, có ý tưởng tái chế phân người thành thức ăn phục vụ chuyến du hành vũ trụ dài ngày của Đại học Clemson ở bang South Carolina (Mỹ).
"Những nhà nghiên cứu này sẽ đóng góp năng lượng cho nền sự phát triển đổi mới công nghệ không ngừng của NASA", ông Steve Jurczyk, người đứng bộ phận công nghệ phục vụ sứ mạng du hành vũ trụ của NASA, cho biết vào ngày 18.8.
"Công nghệ đẩy mạnh sự khám phá và đầu tư vào phát triển công nghệ mới, và các nhà nghiên cứu là yếu tố then chốt giúp đảm bảo cho NASA và Mỹ có những năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu và thách thức mà chúng tôi sẽ phải đối mặt trong những chuyến du hành vũ trụ đến sao hỏa", ông Jurczyk nói.
"Chúng tôi sẽ cử các chuyên gia hỗ trợ các nhà nghiên cứu ở các trường đại học phát hiện công nghệ tân tiến", ông Jurczyk cho biết.
Kể từ khi NASA kết thúc chương trình tàu con thoi vào năm 2011, NASA phải phụ thuộc các công ty thương mại như SpaceX và Orbital Sciences và những chương trình không gian của các quốc gia khác để vận chuyển nhu yếu phẩm cho các phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế (ISS).
Việc trì hoãn những đợt phóng tàu con thoi vì sự cố gây khó khăn cho việc vận chuyển nhu yếu phẩm cho các phi hành gia, nên NASA quyết định tìm những biện pháp thay thế, phát triển công nghệ để có thể sản xuất thực phẩm bên ngoài Trái đất, hạn chế chi phí vận chuyển nhu yếu phẩm.
Vào tháng 5.2015, các phi hành gia ISS bắt đầu trồng rau diếp bằng cách tưới nước vào rễ rau diếp. Phân nửa số rau diếp thu hoạch được đã được chuyển về trái đất để thử nghiệm độ an toàn và việc ăn thử rau diếp bắt đầu hồi đầu tuần này.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Hình ảnh gây sốc ghi lại mặt tối của mặt trăng Theo trang Tech Insider, NASA vừa mới tung ra những bức ảnh đáng kinh ngạc về mặt tối của mặt trăng mà người bình thường không thể nhìn thấy được từ Trái Đất. Chiếc vệ tinh mang tên Đài quan sát Khí tượng Không gian Mỹ(DSCOVR) khởi hành trong tháng hai vừa qua đã bay xa cách Trái đất 1,6 triệu km. Từ...