Mỹ đã có chiến pháp “đòn sát thủ” đối phó với DF-21D của Trung Quốc
Mỹ có thể dùng vũ khí laser của tàu chiến, máy bay F-22 tấn công hệ thống phóng tên lửa DF-21D, dùng tên lửa chống bức xạ cắt đứt thông tin…
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D tiêu diệt tàu sân bay Mỹ (ý tưởng của dân mạng).
Các phương tiện truyền thông như tạp chí “Wired” Mỹ, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, quân Mỹ tuyên bố đã không còn sợ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc nữa, bởi vì phương pháp tác chiến (chiến pháp) đáp trả đã “cơ bản thành hình”.
Ngoài việc tiến hành gây nhiễu và đánh chặn, quân Mỹ thậm chí có kế hoạch chủ động tấn công các căn cứ “sát thủ tàu sân bay” của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, có tờ báo cho rằng, những phương pháp tác chiến này của quân Mỹ có độ khó rất lớn khi thực hiện.
Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Greenert gần đây tiết lộ, quân Mỹ “đã không còn cảm thấy lo ngại” đối với “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc – tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D nữa, bởi vì chiến pháp tiên tiến đủ để làm yếu uy lực của tên lửa này “đang được đẩy nhanh phát triển”.
Ông cho rằng, muốn tìm được và “khóa” lại tàu sân bay Mỹ ở đại dương mênh mông, DF-21D phải có được sự hỗ trợ tin tức tình báo, quân Mỹ có thể thông qua gây nhiễu điện tử phá hoại sự truyền tải những tin tức tình báo quan trọng này.
Quân Mỹ đầu tư vốn lớn đẩy mạnh phát triển hệ thống chiến tranh điện tử, trong đó nổi bật nhất chính là máy bay tấn công điện tử EA-18F Growler.
Loại máy bay chiến đấu kiểu mới này có thể làm tê liệt radar và hệ thống thông tin của đối phương, phá hoại việc truyền tải dữ liệu của nó. Hạm đội tàu sân bay Mỹ còn có thể giữ im lặng vô tuyến điện trong thời chiến, để phòng ngừa tên lửa Trung Quốc thông qua các tín hiệu vô tuyến theo dõi ngược lại để xác định vị trí của các tàu sân bay Mỹ.
Dòng máy bay EA-18 Growler Mỹ.
Có nhà phân tích cho rằng, quân Mỹ đã áp dụng sách lược “bảo hiểm kép” để đối phó với “sát thủ tàu sân bay”.
Ngoài tiến hành gây nhiễu điện tử, cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ còn triển khai nhiều tàu chiến Aegis, chúng có thể tiến hành đánh chặn tên lửa của đối phương, gồm cả DF-21D.
Video đang HOT
Hải quân Mỹ còn đang cố gắng nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa của tàu chiến, bao gồm việc đưa hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến trên bộ chuyển lên các tàu chiến.
Những hệ thống Aegis mới này sẽ rất nhanh chóng được triển khai ở khu vực Đông Á. Greenert cho biết, điều này sẽ làm cho quân Mỹ có khả năng tiến hành đánh chặn hiệu quả đối với DF-21D của Trung Quốc.
Tuy nhiên, mạng tin tức công nghiệp quốc phòng Nga bình luận, những chiến pháp chống “sát thủ tàu sân bay” trên của quân Mỹ về cơ bản là “đánh địch trên giấy”, khó có thể đạt hiệu quả. Bởi vì, quân Mỹ còn chưa hiểu rất nhiều đặc tính của tên lửa DF-21D Trung Quốc.
Trước hết, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng nhiều loại trang bị như vệ tinh, hệ thống hồng ngoại, radar có độ chính xác cao và máy bay không người lái để dẫn đường cho “sát thủ tàu sân bay”.
Vệ tinh dẫn đường của họ đang được đẩy nhanh xây dựng thành mạng lưới, radar vượt tầm nhìn kiểu mới cũng có thể được triển khai, nó có thể phát hiện ra tàu chiến cỡ lớn xa hàng triệu km.
Đối mặt với phương thức dẫn đường phức tạp như vậy, Mỹ có thể không có cách nào tiến hành gây nhiễu.
Tên lửa đánh chặn Standard-3 Mỹ.
Thứ hai, tên lửa đạn đạo chống hạm của Quân đội Trung Quốc có thể có đặc tính tàng hình nhất định và khả năng cơ động tương đối mạnh, quỹ đạo bay của nó rất khó bị đối phương đoán được, hơn nữa nó có thể chỉ cần 12 phút đã bay được 1.800-2.000 km, ở đoạn bay cuối nó có thể bổ nhào tới mục tiêu tấn công với tốc độ cực nhanh, gây phiền phức cho hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.
Tiếp theo, Quân đội Trung Quốc có thể cài đặt đầu dẫn radar kiểu mới ở thân tên lửa DF-21D, giúp cho tên lửa có thể tự động điều chỉnh phương hướng tấn công trong đoạn bay cuối.
Có nhà phân tích cho rằng, điều này có nghĩa là loại tên lửa đạn đạo này có thể đã có đặc tính tấn công linh hoạt của tên lửa hành trình chống hạm, càng làm cho hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương khó ngăn chặn.
Cuối cùng, báo Nga còn phỏng đoán, “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc có thể mang theo đầu đạn hạt nhân có uy lực mạnh, cho dù không thể tiến hành tấn công chính xác, nó cũng có thể tiêu diệt tàu chiến mặt nước cỡ lớn trong đó có tàu sân bay.
Có nhà phân tích vũ khí Nga cho rằng, “sát thủ tàu sân bay” Trung Quốc có khả năng “một đòn giết gọn” đối với tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân cỡ lớn của quân Mỹ, có thể biến mục tiêu thành ngọn lửa và phế liệu.
Trong tình hình gây nhiễu và đánh chặn không hiệu quả, quân Mỹ cũng đã chuẩn bị đòn sát thủ cuối cùng: tiến hành tấn công mạnh mẽ đối với hệ thống DF-21D.
Quân Mỹ có thể dùng vũ khí laser tiêu diệt hệ thống phóng DF-21D.
Greenert tiết lộ, Hải quân Mỹ có kế hoạch lắp vũ khí laser trên tàu chiến, mục tiêu chính của nó là “sát thủ tàu sân bay”. Nó không chỉ có thể dùng để bắn rơi tên lửa, mà còn có thể tiến hành tấn công đối đất, phá hủy hệ thống phóng của DF-21D.
Quân đội Mỹ còn dự tính sử dụng máy bay chiến đấu tiên tiến để phá vỡ phòng không của Trung Quốc, tiến hành tấn công đối với căn cứ tên lửa DF-21D ở khu vực duyên hải của Trung Quốc, F-22 được cho là phương tiện lý tưởng để tiến hành cuộc tấn công này.
Quân Mỹ cho rằng, nó có khả năng nhanh chóng xuyên thủng mạng lưới phòng không của Trung Quốc, tấn công hệ thống phóng của DF-21D.
Còn có quan điểm cho rằng, mặc dù không thể tìm được vị trí triển khai cụ thể của DF-21D, máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ cũng có thể sử dụng tên lửa chống bức xạ để tấn công radar trên bờ, trạm tin tức tình báo và trung tâm chỉ huy của Quân đội Trung Quốc, từ đó cắt đứt sự hỗ trợ thông tin đối với “sát thủ tàu sân bay”.
Đây cũng là chiến pháp hiệu quả đối phó với “sát thủ tàu sân bay” của Trung Quốc.
Các phương án nêu trên của quân Mỹ khi thực hiện đều có độ khó nhất định, chẳng hạn vũ khí laser rất khó được đưa vào tác chiến thực tế trước năm 2025. Nhưng, có nhà phân tích Mỹ cho rằng, “thời gian đứng về phía quân Mỹ”.
“Sát thủ tàu sân bay” muốn bắn trúng tàu sân bay đang di chuyển là rất khó, Quân đội Trung Quốc cần phải tiến hành rất nhiều thử nghiệm, toàn bộ kế hoạch tác chiến chống tàu sân bay của họ được xây dựng hoàn tất vẫn cần có thời gian, mà khi đó hệ thống sát thương nói trên của quân Mỹ có khả năng đã được triển khai thực tế.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ có thể xuyên thủng mạng lưới hệ thống phòng không của Trung Quốc.
Theo GDVN
Đài Loan bố trí hệ thống PAC-3 sẵn sàng bắn chặn tên lửa Triều Tiên
Bộ tư lệnh tên lửa Đài Loan đã triển khai các hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 và tên lửa Tian Kung-3 sẵn sàng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên.
Mạng Đông Nam của Đài Loan mới đây cho hay, giới chức Đài Loan đã xác nhận rằng, Triều Tiên sẽ tiến hành phóng tên lửa mang theo vệ tinh vào ngày 12/4 tới đây.
Bộ Quốc phòng Đài Loan đã chỉ đạo Bộ tư lệnh tên lửa nước này triển khai các hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3 và tên lửa Tian Kung-3 sẵn sàng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên nếu nó xâm phạm lãnh thổ đảo này.
Hệ thống tên lửa đánh chặn PAC-3 của Đài Loan
Được biết Bộ Quốc phòng Đài Loan đã cho bố trí hai hệ thống tên lửa đánh chặn này ở khu vực phía đông Đài Loan.Nếu như tình hình Triều Tiên vẫn tiếp tục căng thẳng, thì hai hệ thống đánh chặn này của Đài Loan sẽ có nhiệm vụ ngăn cản sự xâm phạm không phận.
Đây cũng là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Đài Loan chính thức công khai việc hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot-3 mà nước này nhập khẩu từ Mỹ đã có thể thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đài Loan David Lo cho biết, Đài Loan đang rất quan tâm đến vụ phóng vệ tinh sắp tới của Triều Tiên.
Đồng thời, đã hạ lệnh cho các lực lượng liên quan sẵn sàng cho mọi tình huống.
Trong tuần tới, Bộ Quốc phòng Đài Loan sẽ tiếp tục thông qua việc trao đổi các thông tin tình báo để xác định được vị trí chính xác của tên lửa Triều Tiên khi nó được đặt lên bệ phóng.
Đồng thời sẽ cảnh báo cho lực lượng tên lửa đánh chặn Patriot-3 và Tian Kung-3 ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
Theo một thông tin tiết lộ, nếu tên lửa của Triều Tiên đi vào mạng lưới tên lửa phòng thủ của Đài Loan thì hệ thống tên lửa Patriot sẽ tham gia đánh chặn trước, còn hệ thống Tian Kung sẽ ở chế độ chờ.
Ngoài ra các hệ thống phòng thủ tên lửa khác được bố trí tại Đài Bắc cũng ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao.
Theo Giáo Dục VN
Quân đội Nga tăng cường lực lượng bắn tỉa Từ mùa thu năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga đã tăng cường tổ chức đào tạo và trang bị nghiệp vụ cho lực lượng bắn tỉa. Theo kế hoạch, đến trước năm 2015, lực lượng bắn tỉa của quân đội Nga sẽ được hiệp đồng cùng lính bộ binh. Một lính bắn tỉa Nga đang thực hành bài tập Theo báo cáo mới...