Mỹ cứng rắn với big tech
Trong thông điệp liên bang mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định sẽ bắt các công ty truyền thông mạng xã hội chịu mọi trách nhiệm và yêu cầu các big tech ngừng lạm dụng dữ liệu cá nhân.
Trong bài phát biểu, ông Biden cho rằng người Mỹ, đặc biệt là giới trẻ, hiện đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần mà mạng xã hội là một nguyên nhân sâu xa.
Trước thực trạng đáng báo động này, ông cam kết sẽ “bắt các nền tảng phải chịu trách nhiệm về những thử nghiệm có lợi nhuận dựa trên trẻ em”.
Lần đầu tiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden công khai “ chống big tech” trong thông điệp liên bang
Mặc dù không nhắc đến bất kỳ một cái tên cụ thể nào, Tổng thống Mỹ dường như đang nhắm đến Meta, công ty sở hữu các nền tảng phổ biến như Facebook, Instagram hay WhatsApp, khi một vị khách mời dưới khán đài đã được ông nhắc đến: cô Frances Haugen – cựu nhân viên Facebook đã công khai vạch mặt công ty cũ trước truyền thông và Quốc hội Mỹ.
Video đang HOT
Mặc dù không chỉ đích danh, Tổng thống Biden “nhắc nhẹ” Meta khi gọi tên “khách mời” Frances Haugen trong bài phát biểu
Tháng 8.2021, Haugen đã chia sẻ loạt tài liệu nội bộ của Facebook đến báo giới, tố cáo Facebook đã phớt lờ sự an toàn của người dùng vì lợi nhuận. Kể từ đó, Facebook, sau đó là Meta, luôn nằm trong tầm ngắm của các cuộc nghiên cứu, điều tra những tác hại mà các nền tảng mạng xã hội của công ty này có thể gây ra.
Cứng rắn với các big tech, hành động ngay lập tức
Bên cạnh Meta, YouTube, TikTok và vô vàn ứng dụng, nền tảng khác đã liên tục bị lên án, chỉ trích bởi những cáo buộc như thu thập dữ liệu hay dung túng cho tin giả, tin độc hại. Không chỉ có các nhà lập pháp, hành pháp cấp tiểu bang cho đến liên bang, các đơn vị nghiên cứu độc lập cũng tham gia và số lượng công trình “vạch mặt” các ông lớn công nghệ đã gia tăng đột biến trong thời gian gần đây, dấy lên một tình trạng đáng báo động và đòi hỏi sự quyết tâm chấn chỉnh nhất quán từ cấp liên bang.
“Đã đến lúc tăng cường bảo vệ quyền riêng tư, cấm quảng cáo nhắm mục tiêu đến trẻ em và yêu cầu các công ty công nghệ ngừng thu thập dữ liệu cá nhân về con cái của chúng ta”, trích thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ Joe Biden, bày tỏ ý chí muốn thắt chặt quản lý hoạt động của các big tech.
Trước đó, Tổng thống Mỹ đã bổ nhiệm nhiều chính khách có quan điểm cứng rắn với các big tech vào những vị trí quan trọng, có thể kể đến Tim Wu – trợ lý về chính sách Công nghệ và cạnh tranh, hay Lina Khan – Chủ tịch Ủy ban thương mại Liên bang Mỹ (FTC).
Thông điệp liên bang phát đi hôm 1.3 như một màn răn đe chính thức của Tổng thống Mỹ Joe Biden và nội các của ông chống lại sự lạm quyền của các big tech, bắt họ phải chịu mọi trách nhiệm cho mọi hoạt động và hạn chế tác động của mạng xã hội lên con người, đặc biệt là đối tượng trẻ em và trẻ vị thành niên.
Ngay sau thông điệp liên bang của ông Biden phát ra chỉ một ngày (tức ngày 2.3), tám bang của Mỹ đã đồng loạt tiến hành điều tra TikTok, tập trung vào việc nền tảng mạng xã hội chia sẻ video phổ biến này có gây tổn hại đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần cho những người trẻ tuổi hay không và xem xét vai trò của TikTok trong việc gây ra những tác hại đó.
Big Tech rút khỏi Nga: Được nhiều hơn mất?
Những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon đang tự tạo ra cơ hội khi ngừng các dịch vụ của mình tại Nga.
Trước diễn biến phức tạp tại miền Đông Ukraine, Apple đã ngừng hoàn toàn quan hệ với thị trường Nga, trong khi các công ty như YouTube , Meta và Microsoft đang hạn chế các kênh truyền thông đa phương tiện của Nga như RT và Sputnik ở châu Âu.
Các "ông lớn" công nghệ cho rằng, các động thái này cùng với hành động hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến có thể cải thiện vị thế của họ trong lòng người tiêu dùng.
"Nếu một thương hiệu từng gây ấn tượng xấu với người dùng trong quá khứ, đây có thể trở thành cơ hội sửa chữa danh tiếng cho thương hiệu của họ", theo nhà phân tích cấp cao của Forrester, Alla Valente.
Biến bất lợi thành lợi thế
Khi xác định ngưng các dịch vụ tại Nga, các tập đoàn buộc phải chấp nhận sẽ mất đi một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên, đây cũng có thể trở thành "đòn tâm lý" giúp các thương hiệu này gây dựng được cảm tình từ các thị trường còn lại trên thế giới.
Trong số đó, Apple là tập đoàn có lập trường mạnh mẽ nhất đối với Nga. Công ty đã ngừng hoàn toàn việc bán sản phẩm, hạn chế các dịch vụ như Apple Pay, xóa ứng dụng RT và Sputnik khỏi App Store toàn cầu (trừ Nga) và vô hiệu hóa thông tin giao thông trực tiếp trong Apple Maps.
Trên thực tế, Apple không có bất kỳ cửa hàng chính hãng nào ở Nga, các sản phẩm của họ đều được bán thông qua các nhà bán lẻ bên thứ ba. Nhà phân tích Dan Ives của Wedbush cho hay, rút khỏi Nga sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của Apple.
Nhìn chung, các thương hiệu gắn bó với Ukraine sẽ được hưởng lợi từ sự chú ý tích cực mà họ nhận được và có thể thu hút khách hàng mới, những đối tác kinh doanh mới.
Ngoài ra, các công ty công nghệ cho rằng, việc này có thể thúc đẩy tinh thần của nhân viên và đóng vai trò như một công cụ tuyển dụng mạnh mẽ cho các nhân viên trong tương lai. Họ chắc chắn điều này sẽ nâng cao "chỉ số hạnh phúc" của nhân viên mình bằng cách hỗ trợ Ukraine.
Big Tech phương Tây và Trung Quốc phản ứng trái ngược giữa xung đột Nga - Ukraine Trái với động thái kiên quyết của các 'ông lớn' công nghệ phương Tây, Big Tech Trung Quốc vẫn duy trì dịch vụ trên lãnh thổ Nga. Giữa căng thẳng quân sự tại miền Đông Ukraine, một số tập đoàn công nghệ lớn tại Châu Âu đã tạm ngưng một số dịch vụ tại Nga. Trái lại, các doanh nghiệp công nghệ Trung...