Mỹ cứng rắn về Biển Đông trước Liên Hợp Quốc
Trong các bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 28.9 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ khi đề cập vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Mỹ kiên quyết
Tờ WashingtonTimes cho biết, Tổng thống Obama nêu rõ, sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông không phải là mối quan tâm đặc biệt của Mỹ, bởi Mỹ không có lợi ích trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở vùng biển này. Tuy nhiên, sự hung hăng đó làm cản trở đến tự do an toàn hàng hải ở Biển Đông lại thực sự trở thành vấn đề mà Mỹ muốn giải quyết.
Tổng thống Obama phát biểu tại Liên Hợp Quốc ngày 28.9. Ảnh: Washingtontimes
Tổng thống Obama nhấn mạnh, Mỹ quan tâm tới việc giữ vững các nguyên tắc cơ bản về tự do đi lại, tự do thương mại cũng như việc giải quyết các tranh chấp bằng luật pháp quốc tế, chứ không phải bằng vũ lực. Tổng thống Obama nhấn mạnh: “Chính vì vậy, chúng tôi sẽ bảo vệ các nguyên tắc này, đồng thời khuyến khích Trung Quốc cùng các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình”. Chính quyền Obama trước đó đã chỉ trích việc Trung Quốc tiến hành bồi đắp và cải tạo quy mô lớn ở khu vực quần đảo Trường Sa cũng như việc xây dựng các cơ sở, trong đó có ít nhất 3 đường băng, mà Washington cho rằng Bắc Kinh sử dụng cho mục đích quân sự.
Trong một động thái nhằm bảo vệ các hoạt động trên biển của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố trước LHQ: “Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia là bất khả xâm phạm và không được can thiệp vào các vấn đề nội bộ của quốc gia đó. Các quốc gia lớn mạnh và giàu có không nên bắt nạt các quốc gia nhỏ bé và yếu thế”.
Ba ngày trước đó tại Nhà Trắng, cuộc hội đàm cấp cao Mỹ- Trung dù đề cập đến vấn đề Biển Đông nhưng không giải quyết được tình hình bế tắc hiện nay. Dù Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng đảo trái phép trên Biển Đông, nhưng Bắc Kinh vẫn ngang ngược khẳng định “họ có quyền làm điều đó”. Tổng thống Obama đã đề nghị với phía Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ bằng luật pháp quốc tế. Ông cho rằng cần có một nghị quyết giữa các quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hay biển Hoa Đông và dù Mỹ không phải là bên có tranh chấp tại hai vùng biển này song Washington mong muốn các bên tôn trọng những quy định và luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
“Tôi lãnh đạo quân đội hùng mạnh nhất thế giới”
Việc nhà lãnh đạo của siêu cường số 1 thế giới chính thức phát biểu về vấn đề Biển Đông tại diễn đàn LHQ được giới phân tích cho rằng là động thái mạnh mẽ và công khai nhất của Washington gửi đến Bắc Kinh. Giới phân tích bình luận rằng, bài diễn văn của ông Obama được “nói vo”, bằng giọng điệu chậm rãi, nhưng chắc chắn đã gửi đi nhiều thông điệp ẩn ý không chỉ với Trung Quốc mà cả Nga.
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh trước LHQ rằng, trong những trường hợp cần thiết, Mỹ luôn sẵn sàng phương án quân sự, tuy nhiên Washington luôn kêu gọi sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết mọi vấn đề toàn cầu. Ông Obama nói: “Tôi lãnh đạo một quân đội hùng mạnh nhất thế giới và không ngần ngại sử dụng quân sự để bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh. Tuy nhiên, hôm nay tôi đứng đây, trước các bạn, tôi muốn làm rõ vấn đề cốt lõi là các quốc gia trên thế giới không thể quay lại lối cũ đơn phương sử dụng vũ lực và cưỡng chế. Chúng ta không thể nhìn ngược”.
Ông Obama cũng nói thêm rằng, sự hợp tác giữa các quốc gia là điều cần thiết trong thế kỷ 21. “Nếu chúng ta không thể làm việc với nhau hiệu quả hơn, chúng ta sẽ phải chịu hậu quả. Chúng tôi hiểu rằng Mỹ không thể một mình giải quyết các vấn đề của thế giới. Tại Iraq, Mỹ đã học được bài học đau đớn “rằng Mỹ không thể hành động một mình” – Tổng thống Obama nhấn mạnh.
Cùng ngày với bài phát biểu của hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung tại LHQ, tờ Want China Times trích dẫn tài liệu từ nhật báo Hàn Quốc Joong An Ilbo cho biết, để đối phó với chiến thuật của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawaii và bên ngoài hải đảo này. Tài liệu của nhật báo Hàn Quốc Joong An Ilbo cho biết, lực lượng viễn chinh của Mỹ, với 190.000 quân, sẽ được huy động và phối hợp với Hải quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.
Tờ Marines Corps Times của Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích, các hoạt động của Trung Quốc tranh giành lãnh thổ ở Biển Đông là nguyên nhân chính làm cho Mỹ phải tái bố trí lực lượng viễn chinh vào khu vực.
Theo Danviet
Sự mập mờ trong thỏa thuận tránh chạm trán quân sự Mỹ - Trung
Mỹ và Trung Quốc có thể có cách nhìn nhận khác nhau về phạm vi áp dụng thỏa thuận tại vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 25/9. Ảnh: Reuters
Mỹ và Trung Quốc hôm 25/9 đạt được thỏa thuận liên quan đến chạm trán trên không và trên biển, tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Mỹ thừa nhận thỏa thuận chủ yếu đặt ra các "biện pháp xây dựng niềm tin" và vẫn chưa rõ nó sẽ được áp dụng thế nào đối với khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí thiết lập quy tắc ứng xử đối với các vụ đối đầu trên biển và trên không, nhằm tránh hiểu lầm và tai nạn. Phần nội dung về đối đầu trên biển được hoàn tất từ năm trước, nhưng phần nội dung về đối đầu trên không đến hôm 25/9 mới được hoàn thành. Các quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng lý do trì hoãn phần này vì có ít tiền lệ quốc tế về thỏa thuận như vậy.
Theo thỏa thuận mới, máy bay quân sự của hai nước nếu chạm trán thì phải tuân thủ các quy tắc quốc tế và "bảo đảm an toàn hàng không thông qua kỹ năng lái máy bay chuyên nghiệp, trong đó có việc sử dụng thiết bị liên lạc hợp lý".
Nguyên tắc là nếu một máy bay quân sự của nước này phát tín hiệu liên lạc, thì máy bay quân sự nước kia phải trả lời, nếu sứ mệnh cho phép. Quy tắc cũng yêu cầu các phi công phải tự xưng danh, thông báo nơi họ đang bay đến và động tác bay họ sẽ thực hiện.
Chiến đấu cơ Trung Quốc và máy bay trinh sát Mỹ đã có nhiều lần đối đầu ở châu Á - Thái Bình Dương. Sự cố gần đây nhất xảy ra hôm 15/9, khi hai chiến đấu cơ JH-7 của Trung Quốc bay tạt qua trước mũi máy bay do thám RC-135 của không quân Mỹ, khi cách nhau 152 m, trên biển Hoàng Hải.
"Cần phải có thấu hiểu chung giữa hai nước về các vụ đối đầu trên không", một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ nói.
WSJ đánh giá rằng vẫn chưa rõ thỏa thuận mới sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với vùng tranh chấp ở biển Đông.
Các quan chức Mỹ nói rằng thỏa thuận mới áp dụng cho tất cả không phận quốc tế, theo định nghĩa của Mỹ, tức là bao gồm cả khu vực trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây dựng trái phép ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại cho rằng khu vực này thuộc lãnh hải và không phận của mình. Vì vậy, Trung Quốc coi việc máy bay và tàu nước ngoài xuất hiện trong phạm vi này là xâm phạm chủ quyền, đồng nghĩa với việc, về phía Bắc Kinh, thỏa thuận mới sẽ không áp dụng được trong trường hợp này.
Mỹ cũng chưa thực hiện các hoạt động thể hiện quyền tự do đi lại trong phạm vi này tại Biển Đông kể từ năm 2012.
Dù vậy, thỏa thuận vẫn được xem là một tiến triển tích cực. "Trước thời Tập Cận Bình, chúng ta chưa bao giờ đạt được những điều như vậy", Bonnie Glaser, cố vấn cấp cao ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Mỹ nhận xét. "Ông Tập dường như rất chú trọng đến việc tránh các vụ va chạm không mong muốn", bà nói.
Trong một thỏa thuận khác, Mỹ và Trung Quốc cũng thống nhất về quy trình đường dây nóng quân sự, nhằm đẩy nhanh liên lạc cấp cao trong trường hợp cần trao đổi về khủng hoảng quân sự. Thực chất, đường dây này đã tồn tại từ năm 2008 và hiện có cả kết nối video. Các quan chức quốc phòng Mỹ vào thời điểm đó nói rằng, đường dây là bước tiến tích cực giữa hai nước, đặc biệt sau vụ va chạm trên không giữa một máy bay do thám của hải quân Mỹ và chiến đấu cơ Trung Quốc, khiến máy bay Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp ở đảo Hải Nam tháng 4/2001.
Tuy nhiên, đường dây này có nhược điểm là khó có thể bảo đảm Trung Quốc sẽ trả lời các cuộc gọi của Bộ Quốc phòng Mỹ, hoặc cuộc đối thoại sẽ diễn ra ở cấp cao tương đương nhau giữa quan chức quân sự hai nước.
Thỏa thuận mới là nỗ lực để giải quyết vấn đề nói trên bằng cách thiết lập các giao thức để tuân theo, khi Lầu Năm Góc và quân đội Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm thoại.Một trong số các quy định là các cuộc gọi phải diễn ra trong vòng 48 giờ sau khi một yêu cầu bằng văn bản bên này được fax đến bên kia.
Hồng Vân
Theo VNE
Bất chấp dư luận, Trung Quốc tiếp tục quân sự hóa các đảo ở Biển Đông Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông bất chấp Tổng thống Mỹ Barack Obama nói gì đi nữa. Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hiện trạng của đường băng phi pháp trên Đá Chữ Thập - Ảnh: Reuters Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc và nhà quan sát Mỹ đã đưa ra...