Mỹ cũng đứng trước nguy cơ thiếu hụt máy trợ thở để đối phó Covid-19
Không chỉ Anh mà nước Mỹ cũng đứng trước nguy cơ thiếu máy trợ thở trong tình huống dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng ở quốc gia này.
Tha thiết kêu gọi cảnh giác để khỏi phải dùng tới máy trợ thở
Hiệp hội Bệnh viện Mỹ đang cầu xin người dân Mỹ hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa thận trọng để ngăn dịch Covid-19 lan nhanh. Tổ chức này cho rằng đây là cách duy nhất để tránh hết máy trợ thở, khiến hệ thống y tế bị quá tải.
Chăm sóc bệnh nhân dùng máy thở. Ảnh: The Engineer.
Nancy Foster, Phó Chủ tịch phụ trách chất lượng và chính sách an toàn bệnh nhân của Hiệp hội Bệnh viện Mỹ, cho hay: “Nguồn cung máy trợ thở và giường bệnh là hạn chế. Đó là lý do vì sao các bệnh viện và quan chức y tế công cộng trên toàn liên bang Mỹ đang hối thúc công chúng hãy tuân theo các hướng dẫn của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Bệnh tật của Mỹ và các nhà lãnh đạo y tế công khác về giãn cách xã hội và các biện pháp khác”.
Hiệp hội này đại diện cho gần 5.000 bệnh viện và các tổ chức y tế khác, theo một tuyên bố gửi cho NBC News.
“Cách tốt nhất để không tạo gánh nặng lớn cho hệ thống y tế là giữ cho thật nhiều người mạnh khỏe”.
Giãn cách xã hội, hay duy trì đủ khoảng trống giữa các cá nhân để họ không thể bị lây chéo virus từ người khác, đã được thực hành ở Mỹ trong bối cảnh các thành phố và các bang ở đây đã đóng cửa các trường học, thư viện, phòng tập gym và các khu vực công cộng có đông người tụ tập.
Các chuyên gia y tế cảnh báo tốt hơn hết là ở cách người khác từ 1-2m để tránh làm lan truyền dịch Covid-19 – bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây nên.
Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ cũng khuyến nghị nên ở nhà nếu bị ốm, rửa tay đúng cách, che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi. Theo cơ quan này, nên hủy các cuộc tụ hộp từ 50 người trở nên trong thời gian 8 tuần tới.
Thiếu giường bệnh không sợ bằng thiếu máy trợ thở
Video đang HOT
Một báo cáo vào tháng 2của tổ chức WHO cho thấy khoảng 80% những người nhiễm SARS-CoV-2 chỉ bị triệu chứng nhẹ có thể điều trị tại nhầ, 20% bị triệu chứng nặng cần phải nhập viện. Trong số đó, 13,8% là bị bệnh nặng, bao gồm các vấn đề về hô hấp, và 6,1% là bị nghiêm trọng, bao gồm cả suy hô hấp.
Ý tưởng giãn cách xã hội và các biện pháp phòng ngừa là để giảm tổng số bệnh nhân, đặc biệt là những người ốm tới mức phải nhập viện.
Tiến sĩ David Battinelli cho rằng hệ thống y tế lo ngại việc thiếu máy trợ thở hơn là thiếu giường bệnh dành cho hồi sức tích cực. Các máy móc đặt bên giường bệnh này cung cấp oxy cho những bệnh nhân yếu nhất.
Tiến sĩ David Battinelli nói, hệ thống y tế Northwell Health ở New York (Mỹ) trong trường hợp thiếu thiết bị thở sẽ tìm cách luân chuyển trong mạng lưới bệnh viện của Mỹ (từ bệnh viện ít cần đến bệnh viện cần nhiều hơn), sau đó sẽ hướng sang các bang khác còn thừa máy. Ngoài ra, ông nói, hệ thống này sẽ chủ động liên hệ cả các nhà cung cấp để có thêm máy trợ thở.
Ông này nhấn mạnh, việc thiếu giường bệnh cấp cứu không đáng ngại như thiếu máy trợ thở. Vì “bất cứ ai cũng có thể biến một buồng nào đó thành một phòng cấp cứu và chúng tôi sẽ có nhân viên nếu cần”.
Tổng thống Mỹ mới đây đã khuyến khích các bang của Mỹ không đợi chờ chính quyền liên bang để đặt thêm máy trợ thở. Theo đó, các thống đốc được quyền đặt mua máy từ các nhà cung cấp tư nhân.
Vai trò đặc biệt của máy trợ thở đối với ca bệnh nặng
Đối với các bệnh nhân Covid-19 nguy kịch, cơ chế thông khí nhân tạo thông qua máy trợ thở chính là sự khác biệt giữa việc phục hồi (khỏi bệnh) và tử vong.
Máy trợ thở có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế chức năng hô hấp của cơ thể, bơm oxy vào máu đến nuôi các cơ quan trọng yếu trong người.
Máy trợ thở là phương thức “điều trị hỗ trợ chủ yếu” dành cho các bệnh nhân Covid-19 giai đoạn nguy kịch – giai đoạn này nguy cơ tử vong lên tới 61,5%, theo một nghiên cứu y khoa dựa trên mẫu là 52 bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN lược dịch
Nguồn: NBC News, Fortune
Ảnh trước-sau dịch corona cho thấy điều chưa từng xảy ra ở châu Âu
Những bức ảnh trước và sau cho thấy nỗi sợ hãi virus corona đã khiến những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất châu Âu trở nên vắng tanh hoặc lác đác khách tham quan - điều vô cùng hiếm xảy ra.
Virus corona bắt nguồn ở Vũ Hán, Trung Quốc đã lan sang châu Âu và đang tàn phá ngành du lịch ở đây, trong đó Ý là ổ dịch tồi tệ nhất bên ngoài châu Á. Trong ảnh là quảng trường Piazza del Duomo ở Milan vốn là điểm thu hút lượng khách du lịch rất lớn trước khi dịch bệnh bùng phát.
Nhưng sau khi các trường hợp nhiễm virus corona ở Ý liên tục gia tăng, thì Piazza del Duomo trở nên "vắng lặng như tờ". "Nơi này hiện vô cùng vắng vẻ. Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này trước đây", Angela Trapani, một người Milan chia sẻ.
Bậc thang Tây Ban Nha (Spanish Steps) ở Rome - một di sản thế giới của UNESCO - vốn thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm.
Nhưng trong thời điểm dịch corona bùng phát, khách tham quan Bậc thang Tây Ban Nha giảm đáng kể. Ai cũng đeo khẩu trang khi đến đây để phòng tránh virus corona.
Đấu trường La Mã ở Rome vốn là điểm tham quan đông đúc bậc nhất thế giới.
Nhưng trong thời điểm dịch corona bùng phát thì vắng khách hẳn.
Tượng đài Il Vittoriano tấp nập du khách trước thời điểm virus corona xuất hiện.
Nhưng trong thời điểm này lại vắng tanh.
Bảo tàng Louvre ở Paris vốn cũng rất đông đúc khách tham quan.
Nhưng ngày 1/3, bảo tàng vắng lặng như tờ vì nó đã bị đóng cửa để ngăn sự lây lan của virus corona.
Theo danviet.vn
Giữa tâm dịch corona: Đại giáo chủ Iran ra mệnh lệnh thép Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei đã ra lệnh cho lực lượng vũ trang của nước này hỗ trợ các quan chức y tế chiến đấu với virus corona vốn đã khiến ít nhất 77 người ở Iran thiệt mạng và hàng nghìn người khác nhiễm bệnh. "Bất cứ điều gì giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và...