Mỹ cùng đồng minh tính điều thêm hàng nghìn quân tới “cửa ngõ” Nga
Mỹ và các đồng minh đang thảo luận kế hoạch triển khai thêm hàng nghìn binh sĩ tới Đông Âu nhằm đối phó với nguy cơ xung đột quân sự Nga – Ukraine.
Lính Mỹ tham gia tập trận của NATO năm 2015 (Ảnh: AFP).
3 quan chức Mỹ hôm 26/1 cho biết, các đồng minh, trong đó có Romania, Bulgaria và Hungary, đang cân nhắc triển khai thêm quân tới sườn phía đông của NATO. Theo đó, mỗi quốc gia có kế hoạch triển khai gần 1.000 quân tới khu vực gần biên giới Nga.
Theo một nhà ngoại giao châu Âu, Mỹ và Anh là 2 trong số những quốc gia cũng đang cân nhắc triển khai quân đội áp sát Nga trước nguy cơ xảy ra xung đột với Ukraine. Tuy nhiên, không phải toàn bộ 30 thành viên NATO đều sẵn sàng triển khai quân đội như vậy.
Các đồng minh NATO không hoàn toàn đồng nhất quan điểm về mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa liên quan đến Nga, chẳng hạn Đức đã từ chối bán vũ khí mới cho Ukraine. Do đó, Mỹ đang thảo luận với các nước để triển khai các lực lượng quân sự bổ sung trên cơ sở song phương hoặc một “liên minh sẵn sàng”.
Một quan chức quốc phòng Mỹ tuần trước cho biết, mục tiêu quân sự của Washington là đáp ứng yêu cầu về năng lực mà các đồng minh NATO trong khu vực đang cần đến. Lực lượng Mỹ có thể hoạt động đơn phương như họ đã làm ở châu Âu, nhưng cũng có thể hoạt động dưới các cơ cấu chỉ huy hiện có của NATO.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby ngày 24/1 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã chỉ đạo đặt 8.500 binh sĩ vào tình trạng báo động cao, sẵn sàng triển khai đến Đông Âu trong trường hợp NATO quyết định kích hoạt lực lượng phản ứng nhanh để đối phó với tình hình Ukraine hiện nay.
Ông Kirby nhấn mạnh, mục đích của việc tăng cường lực lượng quân sự tại Đông Âu nhằm tạo ra sự răn đe với Nga và trấn an đồng minh, tuy nhiên không có dấu hiệu nào cho thấy binh sĩ Mỹ sẽ được triển khai đến Ukraine hay tham gia vào bất cứ nhiệm vụ tác chiến nào. Mặc dù vậy, Mỹ vẫn cử một số cố vấn quân sự tới Ukraine.
Theo New York Times, các quan chức Lầu Năm Góc đã trình Tổng thống Biden các phương án triển khai từ 1.000-5.000 quân tại các nước Baltic và Đông Âu, thậm chí gấp 10 lần số này nếu tình hình xấu đi. Trong khi đó, NATO cho biết Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp và Hà Lan đều đang lên kế hoạch hoặc cân nhắc đưa binh sĩ, máy bay hoặc tàu chiến đến Đông Âu.
Ngày 25/1, một máy bay vận tải Mỹ chở các tên lửa chống tăng Javelin, bệ phóng và một số khí tài khác đã đáp xuống sân bay ở thủ đô Kiev, Ukraine. Đây là đợt vận chuyển vũ khí thứ 3 trong vòng vài ngày trở lại đây trong gói hỗ trợ an ninh trị giá 200 triệu USD mà Mỹ dành cho Ukraine.
Các lô vũ khí của Mỹ được vận chuyển tới Ukraine giữa lúc Washington và các đồng minh phương Tây lo ngại Nga có thể sắp “động binh” với Ukraine. Nga liên tục tăng cường hiện diện quân sự ở các khu vực sát biên giới với Ukraine vài tháng trở lại đây. Ước tính hiện tại Nga đang duy trì hơn 125.000 binh sĩ và khí tài ở những khu vực này. Tuy nhiên, Nga khẳng định không có kế hoạch tấn công Ukraine và rằng việc triển khai lực lượng trong phạm vi lãnh thổ là bình thường.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, Nga sẽ phải “lĩnh hậu quả to lớn” nếu hành động quân sự với Ukraine. Ông Biden tuyên bố nếu Nga “động binh”, điều đó có thể làm “thay đổi thế giới” và khi đó Washington không loại trừ khả năng áp lệnh trừng phạt Tổng thống Vladimir Putin.
Lãnh đạo Đài Loan gửi thông điệp năm mới đến Trung Quốc
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm nay 1.1 gửi thông điệp năm mới đến Trung Quốc rằng xung đột quân sự không phải là giải pháp, nhưng nhận được lời đáp trả cứng rắn từ Bắc Kinh.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn (phải) phát biểu nhân dịp đầu năm mới ngày 1.1.ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNA
"Chúng ta phải nhắc nhở giới chức Bắc Kinh không nên đánh giá sai lầm tình hình và cần ngăn chặn sự mở rộng của chủ nghĩa phiêu lưu quân sự", bà Thái nói trong bài phát biểu nhân dịp năm mới được phát trực tiếp trên Facebook hôm nay (1.1), theo Reuters. Bà Thái còn tuyên bố: "Quân sự chắc chắn không phải là lựa chọn cho việc giải quyết các bất đồng giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan. Các cuộc xung đột quân sự sẽ tác động tới sự ổn định kinh tế".
Bà Thái nhấn mạnh để giảm căng thẳng ở khu vực, cả Đài Bắc và Bắc Kinh phải "nỗ lực làm việc để chăm lo cuộc sống và xoa dịu trái tim của người dân" để tìm ra giải pháp hòa bình cho các vấn đề.
Trung Quốc cứng rắn "không thỏa hiệp" trong vấn đề Đài Loan
Sau khi bà Thái đưa ra phát biểu trên, phát ngôn viên Chu Phụng Liên của Văn phòng Sự vụ Đài Loan ở Bắc Kinh tuyên bố: "Chúng tôi sẵn sàng cố gắng vì triển vọng tái thống nhất hòa bình. Nhưng nếu lực lượng ly khai đòi độc lập cho Đài Loan tiếp tục khiêu khích, ép buộc hoặc thậm chí vượt qua bất kỳ lằn ranh đỏ nào, chúng tôi sẽ phải thực hiện các biện pháp mang tính quyết định". Bà Chu còn cảnh báo việc theo đuổi độc lập sẽ chỉ đẩy Đài Loan xuống "vực thẳm" và dẫn tới "thảm họa", theo Reuters.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh thường xuyên cho máy bay quân sự bay vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan. Trong khi đó, Đài Loan đã tuyên bố sẽ không khuất phục trước các mối đe dọa.
Đại dịch, chính biến, thiên tai phủ bóng thế giới năm 2021 Chùm ảnh của Reuters cho thấy thế giới tiếp tục trải qua một năm đầy biến động vì đại dịch Covid-19, xung đột quân sự cũng như các thảm họa tự nhiên. Thế giới năm 2021 tiếp tục đối mặt với đại dịch Covid-19 với sự xuất hiện của những biến chủng nguy hiểm như Delta, hay đáng lo ngại như Omicron. Hàng...