Mỹ củng cố hợp tác an ninh với Nhật, Hàn
Lầu Năm Góc ngày 20.10 cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận việc bán các tên lửa Standard Missile 6 (SM-6) Block I và thiết bị liên quan cho Nhật Bản với giá ước tính 450 triệu USD, theo Reuters.
Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng (DSCA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo cho quốc hội Mỹ về việc này và đang chờ phê chuẩn.
Phái đoàn quân sự Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc gặp nhau tại Lầu Năm Góc ngày 20.10. ẢNH YONHAP
Theo thông cáo từ DSCA, chính phủ Nhật Bản đã đề xuất mua 32 tên lửa SM-6 Block I từ Mỹ. “Đề xuất mua bán này sẽ giúp cải thiện năng lực phòng không và phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản trước các địch thủ tiềm tàng tại khu vực. Việc này cũng sẽ cung cấp cho liên minh an ninh Mỹ – Nhật những khả năng mới nhất và tiên tiến nhất, giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào lực lượng Mỹ trong việc bảo vệ đất nước và cải thiện hơn nữa khả năng tương tác quân sự Mỹ – Nhật”, thông cáo nêu.
Theo USNI News – trang tin của Viện Hải quân Mỹ, Nhật Bản dự kiến là nước đầu tiên ngoài Mỹ trang bị tên lửa SM-6. Năm 2017, Lầu Năm Góc đã bật đèn xanh cho Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc mua các tên lửa do Công ty Raytheon chế tạo. Đây là loại tên lửa đa nhiệm, có thể đánh chặn máy bay, tên lửa và tấn công tàu.
Động thái trên diễn ra giữa lúc căng thẳng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên sau hàng loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng cũng như các động thái quân sự của Washington và đồng minh. Trong một cuộc họp tại Lầu Năm Góc ngày 20.10, các sĩ quan quân đội hàng đầu của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác an ninh ba bên để chống lại các mối đe dọa.
Triều Tiên phóng tên lửa ra biển, điều chiến đấu cơ áp sát Hàn Quốc
Theo Yonhap, lãnh đạo quân sự 3 nước đã thảo luận về các thách thức an ninh khu vực, bao gồm chương trình hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên, cũng như nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tái khẳng định cam kết sắt đá của Washington trong việc bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong một diễn biến khác, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman dự kiến thăm Tokyo từ ngày 24 – 26.10, Reuters cho hay. Theo kế hoạch, bà sẽ có cuộc gặp ba bên với các đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như gặp song phương với từng nước. Chủ đề thảo luận bao gồm việc Triều Tiên liên tục thử tên lửa từ đầu tháng đến nay, theo một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Hàn Quốc khẳng định cần tôn trọng thỏa thuận liên Triều năm 2018
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 20/10 kêu gọi Triều Tiên tôn trọng thỏa thuận liên Triều năm 2018 về giảm căng thẳng quân sự liên quan đến diễn biến mới đây trên Bán đảo Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng ngày 19/9/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đề cập đến thỏa thuận liên triều năm 2018, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc khẳng định quan điểm của chính phủ nước này là các thỏa thuận liên Triều cần được tôn trọng và thực hiện.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh tình hình trên Bán đảo Triều Tiên đang diễn biến phức tạp.
Từ đầu tháng 10 đến nay, Hàn Quốc đã tiến hành một loạt cuộc tập trận bao gồm cuộc tập trận đa quốc gia, tập trận giữa Hàn Quốc và Mỹ, tập trận 3 bên Mỹ, Hàn và Nhật Bản. Theo kế hoạch, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ bắt đầu các cuộc tập trận không quân quy mô lớn, kéo dài 1 tháng, triển khai cả máy bay phản lực tàng hình F-35B (Mỹ), từ ngày 31/10 - 4/11 tới. Trong khi đó, Triều Tiên cũng liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa và bắn đạn pháo ra vùng biển phía Đông và Tây nước này.
Mỹ để ngỏ ngoại giao và đối thoại về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên Ngày 14/10, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel kêu gọi Triều Tiên tham gia đối thoại. Lời kêu gọi được đưa ra vài giờ sau khi Triều Tiên bắn hàng trăm quả đạn pháo ra vùng biển phía Đông và Tây của Bán đảo Triều Tiên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel. Ảnh: Wikimedia/TTXVN Trước đó,...