Mỹ công nhận có các cơ sở nghiên cứu sinh học ở Ukraine
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland thừa nhận ở Ukraine có các cơ sở nghiên cứu sinh học, đồng thời nhấn mạnh Kiev và Washington hiện đang phối hợp cùng nhau để ngăn chặn những tài liệu lưu giữ ở đó rơi vào tay quân Nga.
Trong một cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ, bà Nuland được hỏi liệu có vũ khí hóa học hoặc sinh học ở Ukraine hay không. Quan chức ngoại giao này trả lời: “Ukraine có các cơ sở nghiên cứu sinh học. Chúng tôi lo ngại rằng quân đội Nga có thể đang cố kiểm soát chúng, vì vậy, chúng tôi đang phối hợp với phía Ukraine để ngăn chặn bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào rơi vào tay quân đội Nga”.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland. Ảnh: AP
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Nga trước đó đã tổ chức một buổi hội thảo, trong đó thông báo Mỹ đã chi hơn 200 triệu USD để duy trì hoạt động của các phòng thí nghiệm sinh học ở Ukraine, quốc gia tham gia vào chương trình sinh học quân sự của Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, xét tới thực tế có hoạt động sinh học quân sự của Mỹ ở Ukraine, LB Nga không loại trừ việc khởi động cơ chế tham vấn theo Công ước Cấm vũ khí sinh học và độc tố (BTWC).
Bình luận về thông tin liên quan đến các phòng thí nghiệm sinh học do Mỹ tài trợ ở Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên kêu gọi Washington làm rõ hoạt động của nước này về quân sự hóa sinh học ở trong và ngoài nước.
Moskva không loại trừ khả năng tạm ngừng hoạt động cơ quan ngoại giao Nga, Mỹ
Theo đài Sputnik, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã tuyên bố Điện Kremlin không loại trừ khả năng tạm ngừng hoạt động của các cơ quan ngoại giao Mỹ và Nga.
Tuy nhiên, Nga muốn trách kịch bản này.
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh chuyến thăm Nga của bà Victoria Nuland, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề chính trị.
Bà Nuland cho biết nhiệm vụ chính của bà là tìm kiếm biện pháp xây dựng quan hệ ổn định với Nga khi quan hệ Nga và Mỹ đang lao dốc suốt 7 năm qua.
Ông Ryabkov lưu ý rằng Mỹ và Nga vẫn có khả năng lớn xảy ra khủng hoảng trong vài lĩnh vực, như vấn đề cấp thị thực, điều kiện hoạt động tại các đại sứ quán, luân phiên nhân sự ngoại giao. Ông nói thêm rằng ông đã thảo luận các vấn đề này với bà Nuland nhưng các cuộc tham vấn này không đạt tiến triển đáng kể.
Ông Ryabkov nói: "Mỹ không lắng nghe yêu cầu của chúng tôi... Nhưng dù sao thì cuộc đối thoại cũng hữu ích. Ít nhất chúng tôi đã nhất trí tăng cường các cuộc thảo luận này và tổ chức tham vấn chuyên sâu. Ngoài ra, chúng tôi đã nhất trí tổ chức thêm các cuộc tham vấn về một số lĩnh vực quan hệ song phương ngoài vấn đề thị thực và công việc của các phái đoàn ngoại giao nước ngoài".
Tuy nhiên, nhà ngoại giao Nga không tiết lộ Nga đồng ý thảo luận vấn đề song phương gì với Mỹ.
Quan hệ song phương Nga - Mỹ có xu hướng căng thẳng từ năm 2014 sau khi Nga cáo buộc phương Tây hỗ trợ cuộc đảo chính ở Ukraine. Trong khi đó, phía Mỹ cáo buộc Nga tìm cách gây ảnh hưởng lên chính sách nội bộ của Ukraine và chỉ trích việc sáp nhập bán đảo Crimea.
Quan hệ song phương xuống dốc khiến Mỹ áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt với Nga và Nga cũng đáp trả tương xứng. Các cơ quan ngoại giao ở hai nước cũng gánh chịu hậu quả. Mỹ đã trục xuất hàng loạt nhà ngoại giao Nga với nhiều cáo buộc không có căn cứ, đóng cửa lãnh sự quán Nga tại San Francisco. Đáp lại, Nga trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Mỹ và cấm cơ quan ngoại giao Mỹ ở Nga tuyển nhân viên địa phương.
Mỹ khẳng định mong muốn đối thoại với Nga Ngày 15/1, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland cho biết nước này muốn tiếp tục đối thoại với Nga, đồng thời khẳng định Washington đang chuẩn bị văn bản hồi đáp các đề xuất của Moskva nhằm đảm bảo an ninh cho Nga. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn của tờ Financial Times, bà Nuland...