Mỹ công khai danh tính cảnh sát bắn chết một người da màu
Ngày 25/4, nhà chức trách Mỹ đã công khai danh tính của sĩ quan cảnh sát đã bắn chết Patrick Lyoya – một người tị nạn đến từ CHDC Congo đầu tháng này, vốn châm ngòi hàng loạt cuộc biểu tình sau đó tại thành phố Grand Rapids, bang Michigan của Mỹ.
Vụ việc một cảnh sát da trắng bắn chết một thanh niên da màu hồi đầu tháng này đã châm ngòi hàng loạt cuộc biểu tình suốt 3 ngày qua tại thành phố Grand Rapids, bang Michigan của Mỹ. Ảnh: fox17online.com
Trong một tuyên bố, cảnh sát trưởng thành phố Grand Rapids, ông Eric Winstrom khẳng định sĩ quan cảnh sát có liên quan đến vụ bắn chết một người da màu hôm 4/4 là Christopher Schurr. Theo ông, việc công khai danh tính của sĩ quan cảnh sát này nhằm tạo sự minh bạch, giảm những đồn đoán và tránh nguy cơ xảy ra hỗn loạn thêm.
Thông tin trên được đưa ra gần hai tuần sau khi lực lượng thực thi pháp luật công khai đoạn băng video ghi hình vụ việc xảy ra giữa một cảnh sát da trắng và Patrick Lyoya, 26 tuổi. Các đoạn ghi hình cho thấy viên cảnh sát đã yêu cầu thanh niên 26 tuổi này dừng xe và giữa hai người đã xảy ra tranh cãi. Sau đó, viên cảnh sát rượt đuổi Lyoya đến một khu vườn phía trước một ngôi nhà trong thành phố và nổ súng khiến người này tử vong.
Video đang HOT
Hiện cảnh sát Schurr đã bị đình chỉ công tác, trong khi cảnh sát bang Michigan đang điều tra liệu anh này có phải đối mặt các cáo buộc hình sự hay không. Sở Cảnh sát Grand Rapids không cho biết thời gian Schurr phục vụ trong ngành cảnh sát, song truyền thông địa phương đưa tin anh này đã làm việc được 7 năm.
Gia đình của Lyoya đang kêu gọi nhà chức trách sa thải Schurr và nộp đơn tố cáo người này.
Sau khi các video về vụ việc trên được đăng tải, nhiều rào chắn đã được dựng lên trước đồn cảnh sát Grand Rapids trong khi hàng trăm người xuống đường tuần hành yêu cầu nhà chức trách công bố danh tính của viên cảnh sát.
Những năm gần đây, các vụ việc người da màu tử vong liên quan các hành vi bạo lực của cảnh sát đã thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận tại Mỹ, nhất là sau vụ việc George Floyd bị một sĩ quan cảnh sát Minneapolis ghì cổ đến chết năm 2020. Vụ việc này sau đó đã làm dấy lên phong trào “Black Lives Matter” phản đối nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ và trên thế giới.
Cắt tóc học sinh, trường bị kiện 1 triệu USD
Jimmy Hoffmeyer đệ đơn kiện trường Mount Pleasant tội phân biệt chủng tộc vì tự ý cắt tóc con gái 7 tuổi Jurnee dù chưa được gia đình cho phép.
Đơn kiện trường công lập Mount Pleasant được Jimmy Hoffmeyer đệ trình lên tòa liên bang hôm 14/9 ở thành phố Grand Rapids, bang Michigan, Mỹ.
Trong đơn kiện, Jimmy cáo buộc trường Mount Pleasant xâm phạm quyền hiến định, phân biệt chủng tộc, đe dọa sắc tộc và cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần với con gái 7 tuổi Jurnee mang trong mình hai dòng máu nửa da màu, nửa da trắng của anh. Jimmy yêu cầu nhà trường bồi thường 1 triệu USD vì các tổn hại này.
Sự việc của bé Jurnee xảy ra hồi tháng 3, khi bé trở về nhà với một bên tóc nham nhở, kể với cha mẹ rằng một bạn cùng lớp đã cắt tóc của cô bé. Vợ chồng Jimmy bất bình phản ánh với trường và đưa con tới tiệm làm tóc sửa lại.
Bé Jurnee Hoffmeyer với mái tóc nham nhở do bị cắt ở trường hồi tháng 3. Ảnh: AP. \
Hai ngày sau khi gia đình kiến nghị với trường về chuyện của Jurnee, cô bé lại trở về nhà và bật khóc, kể rằng bị một thủ thư da trắng ở trường cắt tóc.
"Tôi hỏi chuyện gì đã xảy ra và trấn an con Bố mẹ nghĩ sẽ không còn bạn học nào dám cắt tóc con nữa. Nhưng con bé bật khóc, kể rằng cô giáo đã cắt tóc Jurnee để hai bên mái cân bằng", Jimmy kể lại.
Gia đình cô bé Jurnee cáo buộc trường học "đã không đào tạo, giám sát và kỷ luật nhân viên của mình một cách thích hợp".
Hồi tháng 7, nội bộ trường mở điều tra và kết luật hành động cắt tóc bé gái của thủ thư "không phân biệt chủng tộc", song cảnh cáo người này sẽ bị sa thải nếu còn tái phạm. Hai nhân viên khác trong trường biết về sự việc của bé Jurnee song không báo cáo lại cũng bị khiển trách bằng văn bản.
Nhà máy thủy điện siêu nhỏ 'tự tạo' tại Congo Xơ Alphonsine Ciza dành hầu hết thời gian trong đôi ủng bằng cao su, mũ bảo hộ, để điều khiển nhà máy thủy điện siêu nhỏ bà đã xây dựng để khắc phục tình trạng mất điện tại thị trấn Miti ở Congo. Xơ Alphonsine Ciza bên bảng điều khiển nhà máy thủy điện siêu nhỏ ở Miti. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn...