Mỹ công bố video thử tên lửa “lửa địa ngục” từ tàu chiến
Mỹ đã công bố đoạn video thử tên lửa “ lửa địa ngục” Longbow Hellfire từ tàu USS Milwaukee, đánh dấu lần đầu tiên tổ hợp tên lửa đất đối đất mô-đun phóng được phóng thẳng đứng từ một tàu chiến.
Tên lửa Hellfire (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Ngày 16/5, Quân đội Mỹ đã công bố đoạn video ghi lại vụ thử tên lửa Longbow Hellfire phiên bản hải quân. Tuần trước, Mỹ đã tiến hành bắn thử 4 tên lửa Hellfire từ tàu chiến USS Milwaukee, hoàn thành giai đoạn 1 chương trình thử nghiệm tổ hợp tên lửa đất đối đất mô-đun phóng thẳng đứng (SSMM) cho tàu chiến.
Báo cáo của Mỹ cho biết đây là lần thứ 2 hải quân nước này bắn thử tên lửa Longbow Hellfire trên biển, nhưng đây là lần đầu tiên một tổ hợp SSMM được phóng từ một tàu chiến.
Video cho thấy quân đội Mỹ đã giả lập một trận chiến phức tạp trên biển. Họ sử dụng hệ thống radar nhằm theo dõi các mục tiêu kích thước nhỏ sau đó khai hỏa vào những mục tiêu này.
Video đang HOT
Ông Ted Zobel, giám đốc chương trình, cho biết cuộc thử nghiệm đã rất thành công và dự kiến tổ hợp SSMM sử dụng tên lửa Hellfire sẽ hoàn thành vào năm 2019.
Tên lửa đất đối đất mô-đun phóng thẳng đứng Longbow Hellfire là biến thể nâng cấp của tên lửa chống tăng nổi tiếng “Lửa địa ngục” AGM-114L. Điểm đặc biệt của tên lửa Hellfire phiên bản trên hạm là nó sử dụng phương thức phóng thẳng đứng thay vì nằm ngang như khi lắp trên máy bay.
AGM-114L đươc xêp vao dong tên lưa chông tăng dân đương băng radar ban chu đông vơi kha năng “băn-quên” (sau khi tên lưa đươc phong đi, hê thông đâu do chu đông se dân đương cho tên lưa ma không phu thuôc vao nguôn chi thi khac). Tên lưa Hellfire đươc coi la vu khi tiêu chuân cua trưc thăng tân công AH-64D Apache Longbow va hiên la môt trong nhưng dong tên lưa chông tăng uy lưc nhât thê giơi.
Tên lửa Longbow Hellfire dài 1,76 m, nặng 49 kg, tầm bắn tối đa khi sử dụng mô đun phóng thẳng đứng đạt 9 km. Đâu đan nô lom của SSMM năng 9kg đươc thiêt kê đê xuyên giap, kê ca khi chung đươc bao vê bơi giap phan ưng nô.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Mỹ thai nghén tên lửa kinh khủng hơn cả "Lửa địa ngục"
Theo Business Insider, Mỹ đang thử 1 loại tên lửa mới có khả năng thay thế nhiều loại tên lửa không-đối-đất khác trong biên chế quân đội của nước này, trong đó có cả tên lửa "Hellfire" (lửa địa ngục) trứ danh.
Trực thăng Apache bắn thử tên lửa mới JAGM
Vũ khí mới có tên Tên lửa Không-đối-đất đa nhiệm (JAGM) được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu diệt các mục tiêu cố định/di động, bọc giáp hoặc không bọc giáp, một cách chính xác kể cả trong các điều kiện thời tiết xấu.
Tên lửa kết hợp cả 2 hệ thống laser dẫn đường bán chủ động của Hellfire II và hê thống radar sóng millimet của Longbow Hellfire, sử dụng đầu đạn Hellfire Romeo được cho là chuyên dành cho việc tấn công các phương tiện và sinh lực địch trên các địa hình mở. Đặc biệt, JAGM còn được lập trình tính năng "trễ" giúp loại tên lửa này có thể xuyên phá các công trình và các phương tiện cơ giới trước khi phát nổ.
Ngoài việc giúp cho các đội bay tấn công có thể khai hỏa ngoài tầm phản công của các hệ thống phòng thủ, JAGM còn cung cấp khả năng hướng dẫn "đầu-cuối", cho phép máy bay và trực thăng có thể chuyển việc dẫn đường cho tên lửa bằng laser bán chủ động sang tần số radio một cách nhanh chóng. Theo Business Insider, việc này giúp các phi công có thể rời đi ngay sau khai hỏa, tăng khả năng sống sót trên chiến trường trước các hệ thống phòng không của đối phương.
Được biết, nhiều phi công tham gia thử nghiệm JAGM đều cảm thấy hài lòng với tính linh hoạt và đơn giản của loại tên lửa mới này.
"Khi sử dụng 1 tên lửa laser dẫn đường bán chủ động, phi công luôn phải giữ cho laser nhắm vào mục tiêu trong 6 giây cuối cùng trước khi tên lửa chạm đích. Nếu bị tấn công và laser dẫn đường bị lệch hướng, tên lửa sẽ trượt mục tiêu. Bắn tên lửa JAGM ban đầu có thể dùng laser và sau đó chuyển qua tần số raido mà vẫn đảm bảo trúng kể cả khi phải cơ động tránh né phòng không", một phi công tham gia thử nghiệm cho biết.
Tên lửa Hellfire được trang bị trên 1 chiếc trực thăng AH-1W Super Cobra.
Theo một báo cáo hồi tháng 1.2018 của Lầu Năm Góc, Lục quân Mỹ đã phóng thử thành công 2 lần từ bệ phóng mặt đấy và 20 lần từ trực thăng tấn công Apache. Hiện tại, dù vốn dành cho Lục quân, chương trình JAGM của Lockheed Martin làm chủ thầu cũng có thể áp dụng cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến. Trong tương lai, các trực thawgn tấn công của Lục quân và Thủy quân Lục chiến sẽ được ưu tiên trang bị trước và sau đó có thể là bất kỳ phương tiện bay nào có khả năng sử dụng tên lửa Hellfire, trong đó có cả các máy bay không người lái như MQ-9 Reaper.
Theo Danviet
Bức ảnh lý giải tổ hợp phòng không Syria "bất động" trước tên lửa Israel Một bức ảnh chụp tổ hợp Pantsir-S1 của Syria sau khi bị tên lửa Israel đánh trúng trong cuộc không kích ngày 10/5 đã lý giải cho sự bất động của hệ thống phòng không này trong tình huống "nước sôi lửa bỏng". Khoảnh khắc tên lửa Israel nhắm mục tiêu tới hệ thống Pantsir-S1 của Syria (Ảnh: Yahoo News) Sau cuộc không...