Mỹ công bố số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mới nhất
Hiện Mỹ chỉ còn giữ lại 1.737 đầu đạn hạt nhân chiến lược được lắp đặt trên 812 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trang bị trên các máy bay ném bom và tàu ngầm.
Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây công bố, tính đến ngày 1/3/2012, Mỹ chỉ còn giữ lại 1.737 đầu đạn hạt nhân chiến lược được lắp đặt trên 812 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, máy bay ném bom và tàu ngầm.
Tên lửa đạn đạo Titan mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ
Video đang HOT
Hiệp ước START mới nhất giữa Mỹ và Nga chính thức có hiệu lực vào tháng 2/2011. Theo hiệp ước này, đến năm 2018 cả hai nước đều có kế hoạch cắt giảm chỉ còn khoảng 700 bệ phóng và phương tiện chuyên chở, cùng 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược.
Theo số liệu mới đây nhất, hiện Nga đang bố trí 1.492 đầu đạn hạt nhân chiến lược trên 494 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), tàu ngầm và các máy bay ném boom.
Tuy nhiên. hiện Mỹ vẫn đang có khoảng 1040 phương tiện chuyên chở, còn Nga là 881 phương tiện. Trong khí Hiệp ước START mới chỉ cho phép mỗi bên sở hữu không quá 800 phương tiện.
Theo GDVN
Ấn Độ: Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 đã sẵn sàng khai hoả
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ đã hoàn thành công tác lắp đặt dưới để phục vụ cho lần bắn thử sắp tới.
Các phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ đã hoàn thành công tác lắp đặt dưới để phục vụ cho lần bắn thử sắp tới.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 của Ấn Độ
Theo tờ Hindu Times của Ấn Độ, phạm vi bắn của Agni-5 lên tới 5.000km, đây sẽ là loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có phạm vị bắn xa nhất của Ấn Độ từ trước đến nay.Nếu thành công trong lần bắn thử sắp tới, tên lửa Agni-5 sẽ đưa Ấn Độ trở thành một trong số ít quốc gia sở hữu kỹ thuật tên lửa đạn dạo xuyên lục địa hiện nay trên thế giới.
Tên lửa Agni-5 có độ dài 17m, nặng 50 tấn và có đường kính lên tới 2m. Tên lửa sử dụng chất nổ ở thể rắn, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân và đầu đạn giả nặng 1,1 tấn, thời gian phóng sẽ kéo dài trong khoảng 1000 giây.
Ông Avinash Chander, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu và phát triển Quốc phòng của Ấn Độ cho biết, tên lửa Agni-5 có thể sẽ thay đổi được cục diện chiến lược.
Hiện nay, ngoài Mỹ, Nga, Pháp và Trung Quốc, không có quốc gia nào đủ khả năng sản xuất loại tên lửa đạn đạo với phạm vi bắn xa như Agni-5 của Ấn Độ.
Ông Chander cho biết thêm, mặc dù quá trình sản xuất tên lửa Agni-5 liên quan đến một số kỹ thuật mang tính chủ chốt, nhưng quan trọng nhất là nó phải đảm bảo được độ chính xác cao trong khi bắn vì mũi hình nón của tên lửa này có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 5000 độ C trong bầu khí quyển.
Tên lửa Agni-3 được phát triển dự trên cơ sở của tên lửa Agni-3, bởi vậy kích thước, hình dáng và chiều cao của hai loại tên lửa đều giống nhau.
Theo Giáo Dục VN
Nga thử thành công tên lửa liên lục địa Quân đội Nga hôm nay thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo Bulava có thể mang đầu đạn hạt nhân, với tầm bắn lên tới 8.000 km. Tên lửa Bulava trong một lần được bắn lên từ tàu ngầm Yury Dolgoruky. Ảnh: RIA Novosti AFP dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho hay tên lửa liên lục địa nặng 37 tấn này...