Mỹ công bố sáng kiến mới đối đầu Nga, Trung
Lầu Năm Góc công bố sáng kiến Định hướng Phát triển Liên minh và Đối tác (GDAP) nhằm tăng quan hệ với “các nước cùng chí hướng” đối đầu Nga, Trung Quốc.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm 20/10 cho biết theo sáng kiến GDAP, Lầu Năm Góc sẽ theo dõi và quản lý một cách có hệ thống mối quan hệ của mình với các nước đối tác nhằm tìm cách thức điều phối các lực lượng quân sự cũng như thúc đẩy hoạt động bán vũ khí của Mỹ.
“Mạng lưới đồng minh và đối tác của Mỹ mang lại cho chúng tôi lợi thế phi đối xứng mà đối thủ không thể sánh được”, Esper nói, gọi mạng lưới này là “xương sống của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”.
Ông trích dẫn các quan hệ đối tác lâu đời, từ NATO đến Malta bé nhỏ, đã giúp Mỹ đấu tranh để giành độc lập từ Anh vào thế kỷ 18.
“Những ví dụ như thế này cho thấy tầm quan trọng của việc liên kết với các quốc gia cùng chí hướng, dù lớn dù nhỏ, để duy trì trật tự tự do và cởi mở đã phục vụ lợi ích của chúng ta trong nhiều thập kỷ”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho hay. “Trung Quốc và Nga gộp lại có thể có chưa đến 10 đồng minh”.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tại cuộc họp báo hồi tháng 7. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Esper cáo buộc Trung Quốc sử dụng biện pháp cưỡng ép và “bẫy tài chính” để xây dựng liên minh với các nước nhỏ hơn. “Quốc gia càng nhỏ và nhu cầu càng lớn, áp lực từ Bắc Kinh càng mạnh”, người đứng đầu Lầu Năm Góc nói.
Ông cũng gợi lại các chuyến thăm mà ông đã thực hiện để xây dựng quan hệ quốc phòng vớ i Malta, Mông Cổ và Palau, cũng như các kế hoạch của Mỹ về sự hiện diện quốc phòng lớn hơn ở Đông Âu, gồm việc đặt căn cứ quân sự Mỹ ở Ba Lan.
Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với “các nền dân chủ cùng chí hướng như Ấn Độ và Indonesia”, lưu ý rằng ông đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto hôm 19/10 và sẽ thăm Ấn Độ vào tuần tới. “Tất cả đều nhận ra những gì Trung Quốc đang làm”, ông nói.
Theo Esper, một phần quan trọng của nỗ lực này là mở rộng hoạt động bán vũ khí của Mỹ, để vừa giúp các đồng minh nâng cao năng lực quốc phòng, vừa hỗ trợ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ trước sự cạnh tranh từ Moskva và Bắc Kinh.
“Chúng ta phải cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, những nước có ngành công nghiệp quốc doanh có thể đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu quân sự theo những cách mà chúng ta không thể và không bao giờ muốn, trong nhiều trường hợp”, Esper nói.
Esper cho biết ông đã thực hiện các bước để giảm hạn chế xuất khẩu các hệ thống vũ khí “quan trọng” và tăng tốc độ phê duyệt thương vụ, đồng thời sẽ sử dụng GDAP để xác định các cơ hội mua bán vũ khí và bảo vệ thị trường Mỹ. Ông nêu ví dụ về việc nới lỏng các hạn chế gần đây của Mỹ đối với việc xuất khẩu máy bay không người lái vũ trang mà Mỹ có thể bán cho đảo Đài Loan và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Sáng kiến GDAP được đưa ra chỉ hai tuần trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Nếu Tổng thống Donal Trump thất cử, Bộ trưởng Esper có thể bị thay thế vào tháng 1. Sáng kiến cũng được công bố sau gần 4 năm Trump nỗ lực tái cơ cấu và thậm chí phá bỏ các liên minh, gồm cả việc dọa rút khỏi NATO.
Trung Quốc có thể đang mở rộng nhà máy đóng tàu ngầm
Ảnh vệ tinh cho thấy nhà máy đóng tàu Bột Hải, nơi chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, có thể đang xây xưởng đóng tàu mới.
Ảnh vệ tinh do hãng H I Sutton chụp hồi tháng 9, được công bố ngày 12/10, cho thấy công trình có thể là xưởng đóng tàu ngầm mới đang được xây dựng ở nhà máy đóng tàu Bột Hải, thành phố Hồ Lô Đảo, Trung Quốc. Bề ngoài của tòa nhà về cơ bản giống công trình được xây dựng gần đó hồi năm 2015, được cho là nơi chế tạo tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Trung Quốc.
Kích thước của xưởng được cho đủ để đóng hai tàu ngầm cùng lúc. Sau khi hoàn tất khu nhà xưởng mới, nhà máy đóng tàu Bột Hải có thể chế tạo cùng lúc 4 tàu ngầm. Nhà máy đóng tàu Bột Hải còn một xưởng đóng tàu cũ hơn và nếu còn hoạt động, cơ sở này có thể đóng đồng thời 4-5 tàu ngầm.
Nhà máy đóng tàu Bột Hải là nơi chế tạo tất cả tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, bao gồm tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) và tàu ngầm tấn công (SSN). Năng lực của các chiến hạm này đóng vai trò chính trong sức mạnh tổng thể của hải quân Trung Quốc.
Nhà máy đóng tàu Bột Hải chuyên chế tạo tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc, ngày 19/9. Ảnh: H I Sutton.
Trước việc hải quân Trung Quốc gia tăng sức mạnh, hải quân Mỹ được cho sẽ tìm cách điều chỉnh cơ cấu lực lượng. Trong đề xuất về Lực lượng Tác chiến 2045, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nói Mỹ phải bắt đầu đóng ba tàu ngầm lớp Virginia mỗi năm sớm nhất có thể nhằm xây dựng "lực lượng tàu ngầm lớn hơn và có năng lực hơn".
Lực lượng tàu ngầm được Bộ trưởng Esper đề xuất sẽ bao gồm 70-80 tàu ngầm tấn công, được mô tả là "nền tảng tấn công mang tính sống còn nhất trong một cuộc xung đột giữa các cường quốc trong tương lai".
Nhà máy đóng tàu Bột Hải có thể chế tạo ba lớp tàu ngầm mới, trong đó bao gồm Type 093B, biến thể nâng cấp của tàu ngầm lớp Type 093A. Ống phóng đứng trên tàu Type 093B được cải tiến để mang nhiều tên lửa hành trình hơn và cải thiện khả năng tấn công chiến lược.
Lớp tàu ngầm Type 093B có thể sử dụng tên lửa hành trình YJ-18, tương tự dòng Kalibr của Nga đang được Trung Quốc trang bị cho một số tàu ngầm khác. Cao cấp hơn là tàu ngầm lớp Type 95, được cho là mang nhiều đặc tính giống Type 93B và có khả năng ẩn mình tốt hơn.
Nhà máy đóng tàu Bột Hải có thể sẽ chế tạo tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Type 96, hiện đại hơn biến thể mới nhất của lớp Type 94. Trung Quốc được cho có thể đóng thêm 6 tàu ngầm Type 94 mới và tăng số SSBN trong hạm đội. Báo có Sức mạnh Quân sự Trung Quốc 2020 của Bộ Quốc phòng Mỹ dự báo hải quân Trung Quốc sẽ vận hành 8 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo vào năm 2030.
USNI cho biết chưa có tàu ngầm nào rời khu nhà xưởng mới và các công trình này có thể phục vụ mục đích khác. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang tăng cường khả năng đóng tàu ngầm của mình và dự án tại Hồ Lô Đảo sẽ xóa bỏ rào cản hữu hình từng kìm hãm lực lượng hạt nhân của hải quân nước này.
Hàn Quốc nỗ lực đạt thỏa thuận chia sẻ chi phí quốc phòng với Mỹ Một quan chức ngoại giao Hàn Quốc cho biết bất chấp các kế hoạch chính trị trong nước, hai chính quyền sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng đạt được một hiệp định về chia sẻ chi phí quốc phòng. Binh sỹ Mỹ tham gia một cuộc diễn tập quân sự tại căn cứ không quân Osan ở Pyeongtaek, Hàn Quốc ngày...